Mảnh ghép ngày thơ ấu
2023-06-23 14:05
Tác giả: Hà Macy
blogradio.vn- Xem lại bức ảnh, tôi vẫn nhớ về chiếc váy ấy - chiếc váy tôi đã từng rất yêu thích. Chính vì quá yêu thích nên tôi đã mặc nó rất nhiều lầm khi còn bé. Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác thích thú khi nhìn bức tranh đàn cừu trên chiếc váy ấy.
***
Một đàn cừu trắng được in trên chiếc váy cotton màu xanh lá dài đến đầu gối nối với hai dây đeo bản to màu vàng. Mỗi một chú cừu bông tròn như một đám mây trắng lớn đang bồng bềnh trôi trên nền trời. Trong bức ảnh, tay tôi đang ôm lấy thân cây na mà tôi đã gắn bó như một người bạn thân thiết. Hôm qua, chiếc điện thoại của tôi nhắc lại kỷ niệm về một bức hình mà tôi đã chụp lại từ một tấm ảnh cũ cách đây gần 20 năm. Tấm ảnh một cô bé mặc chiếc váy xanh đang ôm lấy cây na với một nụ cười tươi rói. Tôi đã bắt gặp tấm ảnh này vài năm trước trong lúc đang dọn ngăn tủ chật kín những tài liệu cũ, thì bất chợt nó được rơi ra từ tập album ảnh của ông bà.
Còn nhớ ngày xưa, tôi hay bị ông bà la mắng vì suốt ngày chạy đến chỗ cây na trèo leo, nghịch ngợm. Ông bà lo lắng tôi té ngã và cộng thêm sự e dè rằng tôi là một đứa con gái mà lại hiếu động đến vậy. Thế nhưng, tôi vẫn thích được quấn quýt bên cây na ấy, và tôi chỉ đóng vai một đứa cháu ngoan ngoãn khi ông bà tôi ở nhà. Khi mà cả nhà tôi đi vắng lúc tôi thực hiện âm mưu leo trèo của mình mà không sợ bị ai phát hiện. Ngày ấy tôi mới còn học mẫu giáo, nên mỗi buổi sáng bà tôi đều chở tôi đi học trên chiếc xe đạp Thống Nhất cũ kỹ được bà tôi gìn giữ từ hồi ông bà vẫn còn là những công nhân nhà máy. Nó nhìn đã rất cũ với một màu xám trắng nhưng đã là người bạn đồng hành của ông bà từ rất lâu rồi. Tôi được biết đến nó từ những câu chuyện kể về thời xa xưa. Cái thời mà tôi còn chưa ra đời mà chiếc xe đã là phương tiện di chuyển chính của gia đình tôi rồi.
Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm thì chiếc xe lúc này trở thành phương tiện để bà đưa tôi đi học. Ông tôi đã cải tiến nó bằng cách buộc một chiếc ghế tựa trẻ em vào phần sau gác-ba-ga. Nó có màu xanh lá cây với phần tựa bằng lưới và có đệm ngồi hình hoa trên nền màu lam đậm. Ngày nào đến trường, tôi cũng được bà đưa đi trên chiếc xe đạp cũ kỹ nhưng phần ghế ngồi của tôi thì mới cứng. Bà đưa tôi đến ngôi trường cách nhà tôi gần 1km trên con đường bê tông sạch sẽ. Ngồi sau xe bà, lướt qua tôi là các bạn nhỏ khác cũng đang được gia đình đưa đến lớp giống như tôi. Tiếng cười nói xen lẫn tiếng xe đạp lạch cạch đang chuyển bánh. Tôi ngồi im trên ghế, tay tôi đặt vào phần tay cầm màu hồng. Tôi hiếu động là vậy, nhưng khi ngồi trên xe tôi lại rất ngoan. Do bà tôi luôn dặn nếu không ngồi im sẽ rất dễ bị kẹp chân vào bánh xe đạp. Tôi nghe bà nói thì sợ lắm, nên tôi không dám hiếu động mỗi khi ngồi trên xe. Nghe có vẻ tôi biết sợ là vậy đấy, nhưng cuối cùng thì giai đoạn hồi bé của tôi vẫn không thoát khỏi bị kẹp chân vào bánh xe đạp, và nó đã khiến tôi đi cà nhắc mấy hôm liền.
Kít…!!!Tiếng phanh xe của bà tôi vang lên là lúc tôi biết sắp phải xuống xe. Bà bế tôi ra khỏi chiếc ghế ngồi thân thuộc và dắt tay tôi tới chỗ cô giáo. Các cô trong bộ đồng phục màu xanh nhạt tươi cười ra đón tôi. Tôi vẫn tay chào bà tôi, bà tôi cũng vẫy lại tôi và quay về phía chiếc xe đạp khi thấy tôi được đưa vào lớp. Tiếng xúc xắc vang lên, bọn trẻ chúng tôi chạy ùa về phía chiếc xúc xắc báo hiệu giờ vào lớp. Các cô dẫn chúng tôi đến chỗ những chiếc ghế đang được xếp quay mặt vào nhau và yêu cầu bọn tôi ngồi im giữ trật tự. Khi các vị trí dần được lấp đầy, các bài hát bắt đầu được bắt nhịp, và chúng tôi cùng nhau hát theo cô. Hát xong cô dạy chúng to đọc thơ, tiếng đồng thanh của chúng tôi âm vang khắp gian phòng. Học được một lúc thì tiếng xúc xắc báo hiệu giờ ra chơi vang lên. Bọn tôi chạy ùa ra sân đến chỗ những chiếc cầu trượt, bập bênh yêu thích. Lúc sau, cô còn dẫn cả lớp ra thăm quan mảnh vườn nhỏ cạnh phòng học. Gọi là vườn vậy thôi nhưng thực ra chỉ là một luống đất nhỏ mọc nhiều các loại cây. Có lẽ, sau mỗi lần đi thăm vườn ấy bọn tôi nhớ tên các loại cây thì ít, mà giẫm chết cây lại là phần nhiều.
Kế đến sau mỗi giờ sinh hoạt buổi sáng là đến giờ ăn trưa và ngủ trưa. Bữa trưa của chúng tôi mất khá nhiều thời gian vì nhiều bạn ăn khá chậm nên mãi mới hết cơm. Khi tất cả đã ăn xong là đến lúc phải đi ngủ, chúng tôi nhanh chóng được di chuyển đến vị trí riêng kế bên nhau và chìm vào giấc ngủ trong loạt thời gian ngó nghiêng mãi vì chưa đứa nào chịu ngủ luôn. Mãi mới chịu ngủ là vậy, xong đến giờ dậy thì các cô gọi mãi mà nhiều đứa không chịu dậy, và tôi cũng là một trong những đứa trẻ uể oải không buồn dậy kia.
Buồi chiều đến, bọn tôi đã tỉnh táo và quây quần thành một vòng tròn hướng mặt về phía nhau. Cô phát cho chúng tôi mỗi người một chút đất nặn để tạo hình theo sở thích. Tôi không nhớ mình đã được chơi đất sét đủ màu sắc hồi học mẫu giáo bao giờ chưa, nhưng tôi nhớ bọn tôi đã được chơi 1 cục đất sét màu xám khổng lồ. Miếng đất có màu như thế không phải vì nó bẩn, mà vì nó là sự hòa trộn của rất nhìều màu với nhau để tạo thành một màu sắc độc quyền như vậy. Chắc hẳn trước khi có màu như vậy thì nó đã từng là rất nhiều màu sắc sặc sỡ tươi sáng. Vì khi tôi chơi nó, trên mình nó vẫn còn dư âm một chút vệt màu xanh, màu đỏ đang yếu ớt phô mình lên nền màu xám kia. Nhưng chỉ cần vài lần vê tròn nữa thôi, thì những vạch màu le lói kia rồi cũng sẽ hòa mình thêm vào để trở thành màu xám xịt. Lúc bắt đầu nhận đất để tạo hình, phần đất cứng nhắc làm tay tôi mỏi nhừ mới có thể khiến nó tròn lại. Càng vo viên, hơi ấm từ bàn tay tôi tỏa ra, khiến nó mềm dẻo và ngoan ngoãn hơn dưới những ngón tay tôi. Cái ám ảnh về hòn đất cứng quèo ấy càng làm tôi thêm sợ hãi vào những ngày trời se lạnh. Phải nói là hết cả hơi tôi mới có thể biến nó thành hình tròn!
Đồng hồ điểm ba giờ, đã đến giờ ăn chiều, các bác trong nhà bếp chuẩn bị cho chúng tôi một nồi mì lớn. Tôi không nhớ những món xế khác là gì, mà ăn sâu vào tiềm thức tôi là cái món mì sốt cà chua với thịt băm. Có những ngày nồi mì ấy là những sợi phở dẹt, có ngày là những sợi bún tròn nhỏ. Nhưng điểm chung của chúng đều là những sợi dài màu trắng. Tôi có ấn tượng sâu sắc với món ăn ấy vì tôi đã ăn thường xuyên đến về nỗi về sau này chỉ ngửi thôi tôi cũng thấy sợ. Dư âm ấy đã làm tôi ám ảnh đến quãng thời gian dài sau đó, khi mà chỉ ăn những món có cách chế biến tương tự thôi nhưng cũng đã khiến tôi chạy dài.
Bữa xế kết thúc là chúng tối đến hoạt động cuối cùng buổi chiều: Đó là ngồi xếp hình từ những hạt na. Đợt ấy, các cô sưu tầm được nhiều hạt na cho chúng tôi chơi lắm. Hạt nào hạt đấy đen láy, căng bóng. Thời gian đầu của buổi sinh hoạt chiều là chúng tôi được xếp hình như ý muốn, khi đến gần giờ về, cô giáo sẽ yêu cầu chúng tôi xếp thành hình chữ cái bất kì. Ai xếp đẹp mới được về khi bố mẹ đến đón, còn nếu không thì phải ngồi xếp lại cho đến khi cô ưng ý thì mới được cho về mặc cho phụ huynh đã chờ trước cổng. Tôi khá lo lắng vì sợ một mình khi các bạn đã được về hết, tôi cứ ngồi nắn lại hình cho đẹp mà lòng như lửa đốt vì sợ ở lại muộn.
Ngẩm đầu lên cửa sổ, tôi đã thấy bà đứng ngoài ấy rồi, nhưng tôi vẫn chưa xong để chạy ra khỏi lớp. Sau mấy lần bị cô chê xấu thì tôi cũng tạo ra được một chữ a tròn xoe như mặt trăng ngày rằm. Và tôi được đồng ý cho về, tôi chạy ngay về phía bà đang đợi ngoài cửa. Thế nhưng có phải lần nào được về là tôi cũng chịu theo bà về luôn đâu? Vì lúc tan học, tôi cứ bám riết lấy mấy trò chơi ngoài sân mà không chịu đi. Bà tôi vì đã phải đợi tôi quá lâu mà bắt tôi về thì tôi mới thân lừa ưa nặng nghe theo. Thế là tôi lại lên xe trở ngược lại con đường ban sáng. Về đến nhà, tôi luôn được bà để phần những món đồ ăn vặt nơi góc bếp. Nên lần nào về nhà, tôi cũng chạy ngay vào bếp lục tìm món quà bất ngờ mà bà dành cho tôi và ăn nó ngon lành.
Một ngày đi học của tôi kết thúc như vậy đó!
© Nguyễn Thu Hà - blogradio.vn
Xem thêm:
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
“Sau cơn mưa trời lại sáng”
Và anh để tôi yên thật. Anh không thèm liên lạc nữa, tôi thì cứ vùi mình như thế trong mớ hỗn độn mà có lẽ do chính tôi gây ra cho chính mình.
Bông hồng đỏ
Chị giống mẹ, thà chịu đựng chứ chưa bao giờ một lần than với người khác. Nhưng làm như thế làm gì? Rồi đến một ngày khi không kiềm chế được sẽ còn như thế nào, hay người chưa từng dám tin bất cứ ai để có thể nói với họ? Một số người phụ nữ, thà cam chịu lại thay vì than vãn, tại sao lại không dứt khoát?
Cậu có biết định nghĩa của hạnh phúc là gì không?
Có người chỉ cần một mái ấm gia đình trọn vẹn, có người chỉ cần cơm ăn ba bữa, đủ quần áo mặc, có người chỉ cần tiền, rất nhiều tiền, sống vì công việc, sự nghiệp, niềm đam mê của họ,… Với họ đó là hạnh phúc nhưng có những người chỉ cần được sống.
Tháng tám và em
Và làm sao anh biết được, rằng chỉ cần nhìn thấy anh thì cũng có thể khiến em vui vẻ cả ngày. Em đã mắc kẹt trong vùng mộng ảo em tự vẽ ra cho mình, em đã tự tạo cho mình một chuyện tình không có thực.
Khi con đã lớn khôn
Con từng hi vọng khi lớn lên sẽ nghỉ học để kiếm tiền phụ giúp ba mẹ. Nhưng ba mẹ ngăn cản không muốn con bỏ lỡ việc học. Ba mẹ chỉ cần anh em con được ăn học đàng hoàng là ba mẹ cũng vui lắm rồi.
Chúng ta đều từng dự một phiên tòa như thế...
Tôi không nhớ rõ nữa, bởi trái tim tôi biết đều sẽ là án chung thân, hoặc là được giữ cậu bên mình trọn đời, hoặc là mối tình của tôi sẽ tan vỡ không còn níu kéo được. Đôi mắt của kẻ si tình chỉ đẹp khi không cần hồi đáp. Nhưng tôi cần một câu trả lời.
Mạnh mẽ bước qua quá khứ
Những kỷ niệm về anh, từng nụ cười, từng ánh mắt, luôn hiện lên rõ nét như thể mới chỉ hôm qua. Nhưng tình yêu ấy, dù cháy bỏng và mãnh liệt, lại không thể vượt qua được rào cản của số phận.
Đừng kết thúc, em nhé!
Kết thúc và chấp nhận sự thật có lẽ là điều duy nhất tôi có thể ngay lúc này phải không? Nếu thật vậy, chào Yên, tôi đi, đi đâu thì tôi chưa biết, nhưng cuộc sống này khiến tôi muốn buông xuôi thật rồi. Dù thế tôi vẫn còn chút niềm tin nào đó, tôi mong, mình vẫn sẽ có thể quay lại, để kể cho Yên về thành công của chính mình.
Yêu lại từ khởi đầu mới
Cậu chẳng hề nói lời tạm biệt bất cứ ai trong lớp. Tớ cảm thấy buồn và lạc lõng, rồi tớ hay nhìn về chỗ cậu từng ngồi trước đây và nhớ lại kỉ niệm giữa cậu và tớ. Tớ nhận ra tớ đã thích cậu.
Có một mùa nhớ thương
Một mùa thu vừa chớm Có màu nắng chơi vơi Có màu vàng hoa cúc Có lá rơi ngập ngừng.