Im lặng là một sự xa xỉ
2025-03-05 20:20
Tác giả:
Seagulls Dying
blogradio.vn - Những ước mơ cũ kĩ của họ giờ chỉ còn là câu nói quen thuộc mà cả hai hiếm khi đều đồng tình: "Giá như chúng ta có tiền." Tôi không ghét họ, nhưng tôi sợ mình sẽ giống họ – sống cả đời chỉ để đợi một điều gì đó không bao giờ xảy đến.
***
Khi im lặng, chúng ta đều trông thật dễ mến và đáng tin.
Trong cái thành phố ngột ngạt này, nơi mọi thứ tôi chạm vào đều phủ một lớp bụi, đường phố thì chật ních những chiếc xe vào giờ cao điểm, sự thoải mái là điều xa xỉ mà tôi không bao giờ dám nghĩ tới. Với mật độ dân số chỉ nghe qua cũng đã thấy nghẹt thở, người ta sống chen chúc như những con cá mòi, trong những căn nhà ẩm mốc, những con hẻm tối tăm và những cơn giận dữ, chửi bới diễn ra như cơm bữa. Mẹ tôi, cũng như bao người phụ nữ khác, hay bực bội và cáu bẩn với bố tôi – về sự cộc cằn, về những giấc mơ của bà luôn bị ông xem như những thứ kì lạ. Mẹ thường lấp lửng mơ hồ rằng bà muốn rời đi, rời khỏi cái nhà này, nhưng chưa bao giờ bà rời đi thực sự. Bố tôi là người ít nói, nhưng một khi ông đã nói ra, đó chỉ toàn là những lời khó nghe. Có hôm ông ngồi thừ ra bên bàn cơm, chỉ lặp đi lặp lại: "Nếu chúng ta giàu thì mọi thứ đã khác". Thật như một trò đùa của số phận, tôi nghĩ đó là lời thật lòng nhất mà ông có thể nói ra.
Lời nói, trong những ngôi nhà như nhà tôi, chỉ có hai kiểu: hoặc cãi nhau, hoặc im lặng. Mà im lặng là sự xa xỉ, nên nhà tôi chẳng mấy khi có nó. Đôi khi tôi tự hỏi, liệu có phải mình lớn lên trong tiếng cãi vã không, hay tiếng ồn ấy chỉ là cái nền cho một sự bế tắc lớn hơn về sau? Có lần, trong một bữa tiệc cuối năm, tôi ngồi cạnh một người bác. Ông kể rằng ông vừa bán đất ở quê để chữa bệnh cho mẹ, nhưng không kịp. "Giờ tôi có tiền, nhưng chẳng có ai cùng tôi chia sẻ niềm vui giống như xưa" - anh nói, giọng khản đặc. Tôi chẳng biết nói gì ngoài việc gật đầu, rồi quay sang ăn miếng cơm còn lại đã nguội ngắt. Thức ăn chẳng ngon, nhưng ăn ít ra còn dễ hơn nói.
Những ngày sau đó, tôi thường nghĩ về câu chuyện ấy. Về sự bất lực của lời nói, khi mà mọi thứ đều đã được định đoạt sẵn. Bố mẹ tôi cũng vậy. Có những ngày họ không cãi nhau, nhưng sự yên lặng ấy còn nặng nề hơn, nó giống như đá đè lên ngực. Những ước mơ cũ kĩ của họ giờ chỉ còn là câu nói quen thuộc mà cả hai hiếm khi đều đồng tình: "Giá như chúng ta có tiền." Tôi không ghét họ, nhưng tôi sợ mình sẽ giống họ – sống cả đời chỉ để đợi một điều gì đó không bao giờ xảy đến.
Thành phố này, giống như nhà tôi, là một nơi mà mọi người phải hét lên để nghe thấy nhau. Nhưng càng hét, người ta lại càng quên mất mình muốn nói gì. Có lẽ vì thế mà tôi thích sự im lặng, bởi trong im lặng, ít nhất tôi còn có thể nghe được chính bản thân mình. Nhưng im lặng mãi thì cũng khó. Tôi ăn để lấp chỗ trống, để làm một hành động gì đó giữa những khoảng lặng, để tôi không phải nói. Và trong những lúc ấy, tôi lại tự hỏi: Liệu tôi có đang sống, hay chỉ đang cố sống sót?
© Seagulls Dying - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Người Nào Yêu Trước, Người Đó Thua Cuộc Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Những mảnh ký ức (Phần 6)
Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)
Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc
Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước
Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)
Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình
Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

Tết xa quê
Nhớ cha nhớ mẹ mấy lần Mái tranh cũ rích lắm phần xác xơ Giao thừa pháo nổ hững hờ Bếp hồng nơi đó bơ vơ một mình

Những ngày giáp tết
Người quê tôi, vốn hiền hòa, chấc phác trong cuộc sống đời thường, khi xuân về lại càng trở nên dịu dàng và thân thương đến lạ. Từ trẻ tới già lúc này với vẻ mặt thật hân hoan, nụ cười trên môi thì luôn tươi như hoa nở. Tay bắt, mặt mừng đón chào thăm hỏi khi thấy người đi xa mới về.

Lặng lẽ chiều xuân
Chiều nay lặng lẽ bên thềm Ngàn hoa hé nở êm đềm tỏa hương Bếp chiều quyện khói hay sương Chút gì như vấn như vương lòng người.

Những mảnh ký ức (Phần 3)
Mà trời ơi sao cái cơm ý nó ngon không cưỡng lại được, tôi ăn nhiều đến nỗi mà bố tôi còn phải hãm lại không cho ăn nữa. Xong thêm cái món thịt lợn rang cháy cạnh bỏ hành lá, lấy miếng cháy chấm với cái nước mỡ đấy thì đúng miếng ngon nhớ nhất trên đời này.