Lại đây và ôm lấy tớ đi! (Phần 1)
2023-07-27 02:10
Tác giả:
Mio
blogradio.vn - Nhà mình không thể cho con Dếch vì có mỗi hai thân già ở nhà mà không có nó thì cũng thật đáng ngại, nên tôi nghĩ chúng ta phải cho lũ mèo này đi thôi bà nó ạ”. Sau khi nghe ông tôi nói thì bà tôi thôi không ăn nữa, đặt bát xuống mâm, quay lại nhìn chúng tôi.
***
Meo… meo…
Tôi là một chú mèo nhỏ, tôi và các anh chị tôi sinh ra trong một căn nhà lá đơn sơ tại một vùng quê nghèo. Ông bà chủ của chúng tôi năm nay đều đã ngoài bảy mươi, tóc đã chuyển gần hết sang màu trắng bạc. Sáng nào ông cũng dậy sớm, chăm lo cho vườn rau nhỏ xanh mướt trước cửa nhà. Vườn rau của ông đủ loại rau kỳ lạ, có loại rau lá dài thườn lượt, có loại thì lá xoăn xoăn gợi sóng như những đám mây, rồi có loại lại có củ màu cam đang lấp ló trực nhô lên mặt đất. Nhờ sự tận tâm chăm bón của ông bà mà chẳng mấy chốc cả vườn rau đã lớn nhanh như có người kéo.
Ngược lại với sự chăm sóc tận tâm ấy, chúng tôi lại là những thế lực chính phá hoại vườn rau - một mối nguy hiểm hơn cả mấy con sâu xanh đang ăn lá. Khi mà cứ chiều chiều, anh em chúng tôi lại rủ nhau chơi trốn tìm dưới những chiếc lá rau xanh ngát của ông bà, chiếc lá to đến nỗi có thể che chắn cả cơ thể chúng tôi. Ẩn mình sau những chiếc lá, chúng tôi tha hồ ú òa nhau mà không sợ bị phát hiện. Cũng "nhờ" sự vui chơi hết mình ấy mà chiến tích sau mỗi lần đùa nghịch là: Từ hình ảnh những chiếc lá đang vươn lên thẳng tưng, kiêu hãnh đón những giọt sương sớm bây giờ bị thay thế bằng mấy cái lá dập nát đổ ngả nghiêng. Ông tôi rất bực mình khi thấy chúng tôi phá hoại vườn rau mà ông chăm bẵm bấy lâu nay. Để rồi cứ hôm nào chúng tôi đùa nghịch làm hỏng rau ông bà, là y rằng hôm ấy chúng tôi sẽ không được hưởng thức những con cá béo mần nữa.
Ở cùng với ông bà chủ không chỉ có mỗi mèo mẹ và anh em chúng tôi, mà còn có rất nhiều người bạn xung quanh nhà. Hướng ánh nhìn về phía bờ ao kia là các bạn vịt vàng lạch bạch phía sau cô vịt trắng, cô vịt vừa đi vừa ngó lại xem có thiếu đứa nào không mỗi khi vượt qua một đoạn đường gập ghềnh. Còn phía góc vườn là các bạn gà chiêm chiếp chạy lon ton sau lưng gà mái mẹ, cô gà vừa đi vừa bới đất lục tìm thức ăn. Mỗi khi đào được chiến lợi phẩm, cô đều cắp về cho đàn con thơ tha hồ giành nhau thưởng thức.
Xung quanh chúng tôi ai cũng thật đáng yêu và thân thiện. Ngoại trừ một kẻ thù nguy hiểm của tất cả cư dân hiền lành chúng tôi: Đó chính là lão chó tên Dếch ngồi ngay trước cửa nhà. Chính vì lão quá dữ dằn nên ông phải phải xích cổ lão lại để không làm ai bị thương khi nhà có khách đến chơi. Lão ta hung hăng là vậy nhưng anh em chúng tôi lại không chịu nghe lời ông bà mà biết đường tránh xa lão ta ra. Để rồi phải xảy ra một tai nạn đáng tiếc vào nửa tháng trước, khi anh hai tôi đang đùa nghịch trước cổng, rồi vô tình tiến gần lão lúc nào không hay. Lão ta ngồi ngay đấy nhưng vẫn im lặng chờ anh tôi đến. Lão ta đợi chờ một phút, hai phút,… và khi thấy anh tôi đã nằm trong tầm tay của mình thì lão bất chợt xồ ra vồ lấy anh thôi khiến cho anh trong lúc chạy thoát thân đã mắc vào hàng rào dây thép gai trước cổng và bị thương tạo ra một vết rách nhỏ trên lưng. Vết thương rơm rớm máu thấm cả ra lớp băng bó mà ông đã quấn cho anh tôi. Vết thương ấy chỉ mới lành lại sau vài ngày được bà bôi thuốc. Mãi một tuần sau đó, anh tôi mới có thể chạy nhảy bình thường.
Cũng chính vì thế, cứ hễ thấy chúng tôi đang có ý đồ tiếp cận lại lão chó thì ông tôi ngay lập tức nhấc chúng tôi ra xa. Nhưng chúng tôi là những đứa trẻ hiếu động không biết sợ, nên cứ vừa được nhấc ra xong chúng tôi lại mon men chạy ra trêu ngươi lão chó. Chuyện cứ như vậy cho đến mấy ngày sau ông tôi bảo: “Lũ mèo này nghịch quá rồi không thể để chúng cứ tự mình chạy ra chỗ nguy hiểm thế này được. Nhà mình không thể cho con Dếch vì có mỗi hai thân già ở nhà mà không có nó thì cũng thật đáng ngại, nên tôi nghĩ chúng ta phải cho lũ mèo này đi thôi bà nó ạ”. Sau khi nghe ông tôi nói thì bà tôi thôi không ăn nữa, đặt bát xuống mâm, quay lại nhìn chúng tôi. Lúc ông bà đang nhìn phía này là lúc bọn tôi đang đùa nghịch cạnh bếp lửa. Hơi ấm của ngọn lửa tỏa ra xua đi cái lạnh của ngày đầu đông.
Trong khi chúng tôi đang sung sướng cuộn mình bên bếp lửa chẳng muốn rời xa, thì bắt gặp gương mặt hìền lành của bà đang nhìn chúng tôi buồn buồn. Ông tiến lại gần và véo nhẹ tai anh tôi, nói rằng: “Tại chúng mày không chịu nghe lời nên bây giờ mới phải đi cho như thế này đây”. Chúng tôi nào có hiểu ý ông bà mà chỉ biết kêu meo meo rồi dụi dầu vào chân bà. Ngược lại với sự hiếu động của chúng tôi, thì mẹ tôi đang ngồi đấy lim dim nhìn bếp lửa, bộ lông vàng óng của mẹ tôi cộng thêm ánh sáng vàng từ ngọn lửa khiến cho màu lông của mẹ tôi như phát sáng. Phải nói là, trong ba anh em chúng tôi, tôi là đứa có màu lông giống mẹ nhất, màu vàng cam gần như bao chọn cơ thể tôi. Còn anh chị tôi thì khác, cả hai anh chị đều có một phần màu trắng lớn ở trên lưng. Chị tôi còn có màu trắng cả trên hai tai và đuôi khiến chị tôi càng điệu đà hơn nữa. Chỉ có mình tôi giống mẹ y đúc, chút màu trắng còn xót lại trên người tôi huống chi chỉ là cái bụng tròn xoe mỗi khi được ăn no.
Ông tôi rất thích câu cá, lúc rảnh dỗi ông hay ngồi trầm tư bên chiếc ao cạnh nhà chờ đợi một cái dựt mồi từ mặt nước. Lần nào sau mỗi chuyến đi câu là ông lại để phần những con cá nhỏ cho bọn tôi. Về nhà, bà thường đem chỗ cá nhỏ xiên vào một cái que rồi để cạnh bếp để nướng cho chúng tôi ăn. Mỗi khi bà nướng cá, mùi cá thơm phức bay khắp căn bếp khiến chúng tôi meo meo liên tục đòi ăn. Chúng tôi đã nghịch ngợm thì chớ, đang lúc đói bụng ngửi thấy mùi cá nướng của bà là chúng tôi không thể kìm lòng. Ba anh em tôi vừa chạy quanh bà, vừa đồng thanh kêu to áp cả tiếng ông bà nói chuyện. Bà bảo chúng tôi: “Cái bọn nặc nô này, cá đã đã chín đâu mà đòi. Đợi một tí nữa, khi nào chín thì tao gỡ cho mà ăn”. Nhưng chúng tôi nào có chịu nghe bà đuổi, chúng tôi cứ sấn lăn đến con cá khiến cho bà vừa nướng cá vừa phải xua chúng tôi ra vì sợ chúng tôi lao vào bếp mà cháy râu. Được một lúc thì con cái chín, bà sợ chúng tôi hóc nên dùng tay gỡ ra và trộn cơm cho chúng tôi ăn. Bữa ăn chỉ kết thúc khi bát cơm còn một vài hạt còn sót lại dính trên miệng bát.
Ăn xong là đến việc nằm im lim dim lên bếp lửa ấm áp với chiếc bụng căng tròn. Gian bếp của gia đình tôi luôn được ấm cúng kèm theo tiếng nước sôi ùng ục do công việc chính của ông bà là nghề nấu rượu. Buổi sáng, ngoài việc chăn nuôi thì ông bà còn nấu một nồi rượu lớn. Chính vì tay nghề nấu rượu rất ngon nên khách lúc nào cũng ra vào nhà tôi không ngớt. Có những vị khách từ xa đến mua rất nhiều rượu để dành. Dù là khách lạ hay quen, bà tôi luôn chào đón với vị cười niềm nở. Nên đã có rất nhiều vị khách quay lại không phải chỉ vì rượu ngon mà còn vì sự thân thiện của ông bà.
Cái ngày chúng tôi phải rời xa căn nhà nhỏ này cũng đã đến, hôm đấy sau khi chúng tôi nô đùa ngoài sân về thì thấy có một cô gái, hình như là cháu gái của ông bà từ xa đến chơi. Thấy chúng tôi cô liền chạy ùa ra và ôm lấy người anh tôi rồi bảo: “Con ôm chú mèo này về nuôi nha bà”. Bà tôi gật đầu đồng ý và dặn cô gái ấy: “Nó lần trước bị con Dếch cắn, vết thương mới lành nên về chăm nó cẩn thận con nhé.” cô gái gật đầu đầu ý với bà và nhìn anh tôi cười tít mắt. Hình như cô bé cũng là một người rất thích động vật nên cứ ôm anh tôi mãi. Trước khi đi, bà lại dặn: “Nó thích ăn cá nướng lắm nên về nướng cá cho nó con nhé”. Cô bé chào bà và quay ra xe, trên tay cô vẫn ôm chặt lấy anh tôi không rời. Thế là anh tôi đã có một gia đình mới như vậy đấy.
Sang vài hôm sau, có một bà lão tóc bạc phơ sang nhà chúng tôi than phiền về chuyện thụ mùa bị lũ chuột quấy phá: "Bà có biết không, nhà tôi trồng lúa. Vụ thu hoạch đến là không một bao thóc nào là không có vết tích của lũ chuột. Tôi tức bọn nó lắm nhưng không làm gì được. Tôi từng định đánh bẫy nhưng lại sợ bẫy nhầm các vật nuôi trong nhà." Bà tôi nghe xong câu chuyện và chỉ tay về phía chúng tôi, nói điều gì đó khe khẽ với và khách. Bà lão ấy liền đến và ôm luôn lấy chị tôi và luôn miệng khen: “Con mèo trắng này nhìn xinh quá. Lần này tôi quyết định sẽ nuôi mèo để cho nó về xử lý lũ chuột trong nhà tôi mới được”. Nói xong bà lại quay lại vuốt ve chị tôi và tiếp: “Bà cho tôi nhận nuôi con mèo này để sau tôi có một đàn mèo đi truy lùng chuột, bảo vệ thóc gạo cho gia đình tôi nghe”. Bà tôi thấy bà lão kia cũng thương chị tôi thì liền gật đầu đồng ý. Hai người nói chuyện một hồi rồi bà lão trở ra chiếc xe đạp cũ kỹ, đặt chị tôi vào giỏ và đạp xe về nhà. Vậy là chị tôi cũng đã tìm được một cuộc sống mới rồi!
Một thời gian sau thì không thấy ai đến hỏi nhận nuôi mèo nữa. Bà thôi cứ thấy cảnh lão Dếch rình gặp tôi thì bà càng thêm lo lắng. Cứ một lúc mà không thấy tôi đâu là lại gọi tôi trở lại bếp và quát tôi rằng: “Mới không để ý có tí thôi mà chạy mất tăm, không được đến gần con Dếch nghe chưa, không nó cắn cho phát thì hết đường mà chạy”. Rồi bà lại vuốt ve tôi, tôi lại nằm im bên chân bà. Từ khi hai anh chị tôi được nhận nuôi thì tôi chỉ có một mình để chơi, tôi loanh quanh bên cạnh vườn rau của bà để chơi những trò như khi chúng tôi vẫn còn ở bên cạnh nhau. Bây giờ chỉ còn một mình tôi chơi trốn tìm đằng sau những chiếc lá rau của ông bà. Miếng cá mỗi bữa cơm của tôi cũng không còn bị ai tranh giành nữa mà một mình tôi chén trọn vẹn cả một con cá nướng.
Vài ngày sau đó vẫn chưa có ai nhận nuôi tôi cả, bà tôi bắt đầu sốt ruột hơn khi thấy tôi cứ ở nhà thế này sẽ rất nguy hiểm cho tôi, nhất là khi ông bà không có nhà thì ai sẽ bảo vệ tôi khỏi lão Dếch. Thế là vào một buổi cuối tuần khi mà bà tôi không phải đi ra ruộng, ông cũng không phải nấu rượu vì rượu đã cất đầy trong chum. Ông bà mới ngồi bàn nhau rằng: "Cả đàn còn mỗi con mèo vẫn chưa được nhận nuôi, hay là mai bà ra chợ huyện một hôm xem có ai mua nó về không?"
(Còn tiếp)
© Nguyễn Thu Hà - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Để Quá Khứ Ngủ Yên l Playlist Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngày sinh Âm lịch của người có thành công đến sớm, sự nghiệp nổi bật từ khi còn trẻ
Người sinh vào những ngày Âm lịch này được dự đoán sẽ thành công sớm, tương lai đảm bảo giàu có, sung túc.

Tình anh công sở 4.0 - Làm điều mình thích hay học cách yêu thích điều mình làm?
Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mới về việc làm trong thời đại 4.0, khi mà trí tuệ nhân tạo khiến thị trường lao động trở nên khốc liệt hơn. Tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc, muốn trở thành nhân viên không thể, chúng ta nên biết tận dụng công nghệ, biến nó thành trợ thủ đắc lực.

Dòng sông thấu cảm
Nói vậy thôi chứ ai cũng biết chị hai là điểm tựa của chị, là người có thể thấu hiểu có thể thấu cảm mọi điều nơi chị. Dù là đắng hay ngọt dù là mưa hay nắng thì chị hai vẫn bên cạnh bao năm tháng như dòng sông quê nhà cho chị trút vào hết cõi lòng.

Bạn đón bình minh như thế nào?
Cô ngồi sau xe anh, bàn tay siết nhẹ vào áo khoác. Hơi ấm từ chiếc áo lan tỏa, không chỉ xua tan cái lạnh của cơn mưa mà còn khiến trái tim cô rung lên một nhịp lạ lẫm.

Lỡ một nhịp thương
Người con trai từng ôm cô mỗi đêm, từng hứa sẽ không bao giờ buông tay, giờ đây lại là người tàn nhẫn đẩy cô xuống vực sâu nhất. Anh ấy đã từng bảo rằng giúp cô nhặt tình mảnh vỡ của con tim. Thật nực cười, khi chính anh ta lại là người khiến nó tan nát thành từng mảnh vỡ, hết lần này tới lần khác.

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu
Mặc dù đọc rất nhiều bài về tiết kiệm, lối sống tối giản, cách chi tiêu thông minh nhưng càng đọc, tôi càng nhận ra: Chỉ biết tiết kiệm từng đồng không khiến chúng ta giàu lên. Trái lại, có những tư duy sai lệch âm thầm "rút cạn" túi tiền của phụ nữ, khiến họ suốt đời mắc kẹt trong nỗi lo tài chính.

Chỉ là quá khứ mà thôi
Đôi khi, chia tay không phải là kết thúc mà nó là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc thật sự của bản thân bạn. Có thể bạn sẽ phải đau khổ trong một thời gian nhưng nỗi đau rồi sẽ vơi đi nếu bạn chấp nhận nó.

Tiếng thở dài
Cứ mỗi độ tháng tư sang lại chạnh lòng nhớ anh hai! Nhớ luôn những anh trai làng đã ra đi không bao giờ trở lại, khác với lời hứa hẹn khi đất nước hòa bình sẽ trở về như trong thư đã viết. Bây giờ đã hòa bình thế bóng dáng các anh đâu khi quê hương vẫn đợi! Cha Mẹ già còn chờ trông?

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà
Tuổi thơ tôi có “thâm niên” chăn bò đến gần cả 10 năm. Và trong khoảng thời gian “dằng dặc” ấy, dẫu ngày nắng hay mưa, đông hay hè,… có khi chỉ thoáng chốc, có khi nguyên cả buổi chiều, chẳng ngày nào, tôi không có mặt ở bên bà.