Phát thanh xúc cảm của bạn !

Cúc vạn thọ và dừa cạn (Phần 1)

2023-07-16 01:35

Tác giả: ­­­­­­­thường tiếu


blogradio.vn - Tầm chín giờ tối, tôi lặng người quay đi ra, dắt chiếc xe của chị, bỗng tôi thấy thật buồn và thất vọng, đột nhiên tôi muốn cô ấy nhìn thấy mình, dù chỉ là một chút mờ nhạt thôi cũng được.

***

Đây là một áng văn tôi viết về tuổi hai mươi của mình.

Cây dừa cạn là tình cảm 

 

Cúc van thọ chính là tình yêu của tôi.

Tết năm nay tôi về vào ngày hai mươi âm lịch tháng mười hai. Về cùng tôi là chị hai, chị năm nay đã hơn hai sáu tuổi mà vẫn còn tự do lắm. Nhiều lần mẹ hỏi chị khi nào lấy chồng, chị cười rồi gượng mặt ngoảnh đi nói "lấy làm gì, không lấy cũng có chết đâu". Tôi thì năm nay cũng gần tròn hai mươi, tuổi này nhiều người nói với tôi là độ tuyệt nhất, mà nhìn tôi cứ lầm lì, người khác ít gặp thường nghĩ tôi ít nói. Tôi giấu ba má chứ tôi cũng có ba, bốn cô người yêu cũ rồi. Mà nói vậy, chứ thực ra cũng chỉ là tình yêu tuổi học sinh thoáng qua, có những kỉ niệm vừa đẹp, vừa buồn cứ quanh quẩn, in hình.

Nhà tôi trước giờ chẳng chưng bày hoa họe gì nhiều, nhìn cũng đơn giản lắm, năm nay ba mua thêm hai chậu hoa màu vàng, tôi không biết tên của nó, nhìn cũng lạ, có bác hàng xóm thấy bắt mắt cũng mua theo về bày ra cho có không khí.

Tôi cũng đem một chục cây hoa dừa cạn trắng và hồng đã có hoa, vài ba hạt giống cây cúc vạn thọ về trồng bên giếng nước.

Nhà tôi gần bờ biển, ba đi biển, mẹ đi buôn cá. Hôm nào ba đi có cá thì mẹ bán, không thì mẹ đi mua của người ta rồi lên chợ bán lại. Ba tôi thích trồng cây lắm, nhà tôi còn trống miếng đất nhỏ độ chừng đủ xây hơn một căn nhà, tôi xem đó là khu vườn nhỏ. Cứ mỗi sáng sớm và khi trời chập tối ổng lại cầm cái ống dây mô-tơ bơm nước đi tưới hết cái mảnh vườn con con ấy. Ba tôi trồng hai cây bưởi trước cổng vườn, mấy cây ổi, mảng cầu, cây sanh toàn bộ chỗ đó đều do ba đi xin từ những nhà của người khác. Mà nhà tôi hình như ít nhiều ai cũng thích trồng cây thì phải. Tôi có trồng cây me và vài ba cây trứng cá nhưng khi cây me mới ra lứa trái đầu tiên thì ba tôi lỡ chặt đi mất. Mẹ tôi thì trồng mấy cây chanh, tay mẹ trồng có khác, cây nào trái cũng ra nặng trĩu cây, cứ tới mùa người ta lại đến xin về đánh nước chanh muối giải khát. Mẹ còn trồng mấy dây khoai lang và vài ba cây rau mà tôi chả biết tên chúng. Chị tôi thì trồng một đống nha đam, tầm độ hai nhăm ba chục gốc, tôi có gieo xen kẽ vào giữa chúng vài ba hạt giống cây hoa mười giờ, mấy cây đuôi hổ và cả mấy loại hoa nhỏ khác. Ngoài mấy cây chanh của mẹ, thì hầu như mảnh vườn chẳng chưa có cây nào ra trái cả. Nhiều khi nghĩ đến ngày nó ra trái mà thấy sao xa vời quá.

Nhưng mà nhìn mảnh vườn được phủ xanh, tôi lại thấy nao nao lòng và không muốn rời khỏi chốn ấy.

Quảng Trị, mùa xuân với tôi là ổn nhất, không có cái nóng của gió lào thổi trong hè, không mưa bão dồn dập như mùa đông. Quê tôi người ta sống bằng nghề bám biển nên mùa này dễ chịu hơn, tâm trạng người ta vui v và một mùa tết sắp về trên miền quê đất đỏ.

Mấy năm nay tôi có khác hơn ngày xưa nhiều, ý tôi là cả tôi và cách họ đối xử với tôi. Họ hàng tôi khi ăn tiệc đều thay cho tôi ly nước ngọt bằng ly bia, tôi với bạn bè tôi thì thường xuyên bỏ số tiền đi làm thêm cực khổ vào những lần xuyên đêm suốt sáng, mà hậu quả là những ly bia vào bằng đường nào cũng ra bằng đường đó, có khi là nói bậy, làm mất hòa khí của nhau. Nhiều lần tôi muốn bỏ, nhưng đôi khi, chúng ta không làm được giống những gì chúng ta suy nghĩ.

Hôm đó, tôi có gặp lại cô bạn gái đầu tiên của mình trên quán cà phê, quán cách xa chỗ tôi ở tầm 4km và nếu tính từ quán về nhà cô ấy thì xa hơn. Chắc là cô ấy chẳng để ý, hoặc có nhưng cả hai không lên tiếng. Đôi khi tôi lặng nhìn cô ấy, tôi để ý gương mặt, dáng hình và mái tóc. Tôi như thấy có điều gì trong tôi đã dần dần mất đi. Cậu ấy mập hơn so với cấp ba, mái tóc vẫn dài như vậy, hai lọn tóc chẻ hai bên gần tai, mặc một chiếc áo màu trắng với chiếc quần jean dài và đôi dép xỏ quai. Trong vô thức, tôi nhớ những gì xảy ra vào những năm trước đó. Người ta thường nói mối tình đầu là mối tình khó quên nhất, tôi thấy đúng, có lẽ chỉ với tôi. Tôi cứ suy nghĩ vu vơ trong đầu như vậy, tiếng ồn ào, bản nhạc của quán cà phê cứ chạy ngang đầu tôi, tiếng ting ting thông báo của cái điện thoại cũ,... mà tôi chẳng có hứng thú để tâm gì.

Tầm chín giờ tối, tôi lặng người quay đi ra, dắt chiếc xe của chị, bỗng tôi thấy thật buồn và thất vọng, đột nhiên tôi muốn cô ấy nhìn thấy mình, dù chỉ là một chút mờ nhạt thôi cũng được.

Con đường về hơi u ám, quê tôi chưa có phát triển gì, đèn đóm trên đường không có mấy, đặc biệt tôi ở thôn xóm nhỏ không thể giống thị xã được. Về tầm 2km phải đi ngang qua nghĩa địa, tôi sợ ma lắm, hồi cấp ba mỗi lần đi qua đây tôi đều đi với bạn hoặc chạy theo bóng đèn xe ngưòi khác. Mà cứ chạy, cứ chạy, đến con đường dẫn tới nhà thì tôi cũng chẳng còn nhớ gì cái nỗi sợ đó. Mẹ vẫn còn để đèn sân cho tôi vào nhà, mẹ hay sợ tôi đi chơi khuya nhậu nhẹt, lúc nào cũng vậy, một là tôi phải gọi điện về nói trước, hai là mẹ đợi đến lúc tôi về tới nhà mới thôi. Bởi vậy, tôi thường nói mẹ ngủ trước, cứ tắt điện, khóa nhà, nếu tôi không ngủ lại nhà bạn cũng có cách mở khóa, với tôi phá hoại là vậy, là không nghe, là dối mẹ, đơn giản vậy thôi.

Tôi ngã lưng và lại bấm điện thoại, chẳng biết nữa, thường khi buồn hay một mình tôi sẽ tìm người nhắn tin, một hai ngày lại im bặt. Riết rồi tôi làm thơ, viết văn, làm tất cả mọi thứ, để khi hai mắt không nhắm được tôi có thể nhắc nhở bản thân không nghĩ và làm những điều khờ dại.

Những ngày sau đó vẫn vậy, tôi có hai lần lên quán cà phê lần trước để ngồi nhưng tôi không còn gặp lại người ấy ở quán cà phê đó nữa.

Kỳ lạ thật, nhiều khi chúng ta cứ đi đến một nơi không phải vì ở đó có bán đồ, có bản nhạc chúng ta thích mà chúng ta đến đó vì nghĩ rằng mình sẽ gặp lại một vài người ở nơi ấy.

Chúng mình còn nhớ gì về năm mười lăm ấy không, hay trôi qua là sẽ không quay lại nữa.

Mấy chậu cúc vạn thọ đã vươn lên sau lớp đất, tôi lấy chúng nhẹ nhàng và đặt vào chậu nhỏ, tầm năm chậu. Lũ dừa cạn vẫn vậy, chúng trông chẳng khác gì ngày đầu tôi mang về, bông hoa của chúng vẫn nguyên giống như chẳng rụng đi.

Hôm nay tôi có cãi nhau với lũ bạn về một nghệ sĩ. Chia sẻ chút, tôi có gu âm nhạc khác với bọn bạn tôi, tôi nghĩ vậy. Chúng tôi cãi nhau vì họ thích người này, còn tôi thì không, đại khái là bạn tôi nhắc về một rapper và cho tôi nghe bản nhạc nó thích, tôi nói không hợp và những lí do củ chuối được nêu ra. Nhiều khi tôi muốn tranh luận một cách trưởng thành nhưng người ta lại kéo tôi xuống bằng những lí luận, những áp đặt lên ngôn từ, nên thôi, tôi im lặng khi thấy mình không giải quyết được vấn đề này ngon nghẻ.

Tôi thấy mình vẫn trẻ con như thuở ngày xưa trong nhiều chuyện, mà kệ, nhiều khi trẻ dại lại nói được mấy câu mà người lớn phải suy nghĩ nát đầu.

Tôi thích nhạc dân ca, thích bolero và một vài bài nhạc trẻ nhưng hiếm lắm. Thích cả mấy bản thổi tiêu, thổi sáo, nghe người ta thổi thôi mà lòng bỗng sầu khủng khiếp, một vài bản nhạc không lời tôi để cất dành riêng. Người ta đi theo những bài nhạc hot, những bản nhạc nhún nhảy, tôi không, tôi cứ muốn giữ cái gì đó ít ít riêng tư cho riêng mình, hơi ích kỷ nhưng kệ vậy. Chắc là cũng không làm sao đâu, nhỉ.

Định nghĩa về cái hay thì nhiều, đánh giá một bản nhạc dựa trên nhiều thứ nhưng với một người bình thường như tôi khi tôi nghe một bài hát, một bản nhạc, nếu là nhạc nước ngoài thì tôi phải đọc bản dịch để biết lời bài hát đang viết về cái gì. Khi tôi hiểu được chúng, tôi nghe từ giai điệu, ý nghĩa, nếu như tôi liên tưởng được đến các hình ảnh, đời sống của tôi, tôi cảm nhận được cái tương đồng giữa tôi và chúng, thì với tôi như vậy là hay. Như khi tôi nghe "Thương về miền Trung của Hoài Lâm thì tôi nhớ đến dòng sông Hương, núi Ngự, những từ ngữ có trong lời bài hát rồi từ đó tôi mới liên tưởng nhớ đến quê hương mình, các hình ảnh và bóng hình người miền Trung. Những "Áo mới Cà Mau", "Chờ người", "Phố xa",...

Tôi thích cái sự nhẹ nhàng của dân ca, những giai điệu chầm chậm của bolero cũng giống khi tôi bước đi chậm rãi giữa Sài Gòn nhộn nhịp vậy. Và những bản thổi tiêu, sáo không lời nhẹ nhàng đó giống như những ngày mình im lặng để nhìn ngắm mọi thứ xung quanh đổi thay vậy.

Mà đôi khi nói ra, nhiều người nói mình già quá, ừm thì nếu ai cũng hiểu nhau thì cần gì đến cái gọi là tình yêu đâu, đúng không?

Năm nay là năm thứ hai tôi đi xa về ăn tết, lạ lắm, tôi không biết diễn tả sao nữa, nó là một mớ hỗn độn chẳng thể viết được thành lời. Trên chuyến xe khách tôi háo hức về nhà, rồi tôi lại nghĩ đến ngày cũng trên chuyến xe này tôi lại phải rời xa. Mấy năm cấp ba, tôi với ba tôi không hợp nhau lắm, ba với tôi thường cãi nhau rồi im lặng cả tuần, nhiều khi không ai dám mở lời nói một câu với nhau, nghĩ lại thôi tôi cũng thấy sao hồi đó mình tệ thế. Mà khi đi, vào phía Nam xa xôi ấy, nơi Sài Gòn đấy thì người tôi thương nhớ nhất lại là ba mình. Tôi nhớ mái tóc bạc, làn da xạm đen và nhưng bắp cơ gồng mình với con thuyền, biển cả, nhớ giọng hát, những bài học nho nhỏ mà thực tế ba dạy tôi. Ba luôn là người tài giỏi và thông thạo mọi lĩnh vực, người duy nhất tôi luôn luôn ao ước được trở thành.

Tôi nghe người ta nói, hãy nhìn vào con trai của họ chúng ta sẽ thấy được thời trẻ tuổi của họ. Vậy đấy, tôi vẫn nhớ câu nói ấy, luôn luôn mong rằng mình sẽ học tập và biết nhiều hơn. Để có một tuổi trẻ không phải hối hận về điều gì, tôi không biết ba tôi có giống tôi tuổi trẻ không, nhưng tôi sẽ sống hết mình với nó và một ngày nào đó tôi sẽ kể cho ba nghe.

Tôi sẽ tìm điều tương đồng giữa tôi và ba mình, xem giống người ta nói không, ba nhỉ.

 

Bóng cha thăm thẳm quê nhà,

Hẳn là cũng nhớ mong ta vô bờ

 

(Còn tiếp)

 

© Phan Văn Hạnh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Khi Hạnh Phúc Chỉ Là Ảo Ảnh | Blog Radio 831

­­­­­­­thường tiếu

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ấu thơ tươi đẹp!

Ấu thơ tươi đẹp!

Mặc cho bạo chúa thời gian nhẫn tâm xóa nhòa mọi thứ, mặc cho tuổi tác ngày càng chồng chất thêm, tôi vẫn nhớ mãi bức tranh sống động ấy, dù nó luôn gợi lên một chút buồn, một chút nhớ thương về những mùa hoa tươi đẹp...

'Biến thể của cô đơn' trong thời đại công nghệ

'Biến thể của cô đơn' trong thời đại công nghệ

“Biến thể của cô đơn” là tác phẩm nói về sự mất kết nối với chính mình. Đây là thời đại chúng ta sống quá nhanh, bị nhiều thứ chi phối, từ đó mất khả năng hiểu về tâm hồn mình.

Thanh xuân ấy chúng ta đã bỏ lỡ nhau

Thanh xuân ấy chúng ta đã bỏ lỡ nhau

Chúng ta kết thúc trong sự tiếc nuối của mọi người xung quanh, trong sự tiếc nuối của cô gái đã yêu cậu bằng cả sự chân thành. Còn cậu, cậu có tiếc nuối cô gái đã dạy cậu cách yêu, có tiếc nuối cô gái mà cậu đã từng làm tổn thương đến đau lòng không?

Em và hạ

Em và hạ

Mùa hè em là nắng, Là gió và là em Là khi trong em đó Còn sống khi hạ về

Hồi ức mùa lúa chín

Hồi ức mùa lúa chín

Con đường xưa, cánh đồng xưa vẫn còn đó, nhưng cô gái của anh đã không còn nữa. Nỗi buồn không thể nói thành lời, chỉ còn lại trong tim anh, như một bản tình ca không trọn vẹn.

Yêu nhau từ thưở mười hai

Yêu nhau từ thưở mười hai

Vậy đó, đã được gặp người ấy, đã vào tiết học của người ấy là anh cứ bị cuốn đi như đang say giấc nồng vậy, và anh cứ mang theo hết những gì của người ấy trao đến anh trong ngày hôm ấy để cùng vui, cùng hớn hở và cùng bên nhau thiết tha hơn nữa cho những tiết học tiếp theo.

Chuyện của mùa Hè

Chuyện của mùa Hè

Mùa hè xứng đáng là một khoảng thời gian tuyệt vời dành riêng cho một đứa kì dị như tôi vậy. Khi chẳng có gì làm thì có thể nghĩ ra hàng tá kế hoạch riêng cho bản thân.

Tự giận dỗi

Tự giận dỗi

Anh vẫn nhớ chút trần gian vụng dại Anh vẫn nhớ mùa yêu tình sang trang Anh phải yêu và phải vẽ dung nhan Cho tim chết cho hồn không đọng lại

Cung đàn vang khúc tình ca

Cung đàn vang khúc tình ca

Cũng như bản tỉnh ca thiết tha nhất, như muốn được gởi đến khắp nơi một ước mơ to lớn nhất và cũng đơn giản nhất của thầy và của toàn trường về một ngôi trường mới. Ước mơ đó đã được bày tỏ đã được bay xa trong lời ca tiếng hát trong tiếng đàn da diết của chính trái tim thầy

back to top