Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những đứa trẻ sinh ra từ làng

2018-11-18 04:45

Tác giả: Giọng đọc: Titi

Mỗi một người đều không có quyền lựa chọn nơi mình được sinh ra. Dù đó là nơi làng quê, không được đủ đầy vật chất như nơi thành phố nhưng ai cũng tự hào về nơi mình sinh ra, nơi mình lớn lên. Đó là làng quê, là người ta ngửi được cả mùi nồng nồng của đất, là nơi có những tiếng thở dài, ánh mắt lo lắng của ba mẹ mỗi lần nhìn đàn con tuổi ăn tuổi lớn.

***

Một năm có 3 vụ lúa, 2 vụ chính và 1 vụ chiêm. Nhưng bao giờ người nông dân cũng có câu: Tháng ba ngày tám. Tháng ba, tháng tư là tháng hầu như bồ lúa nhà nào cũng hết thóc vì lúa vừa mới cấy. Lại vừa qua Tết cổ truyền lớn nhất trong năm nên nhà nào cũng phải đi đong thóc để qua những tháng ngày đói kém.

Tháng ba là tháng bố mẹ mắt trũng sâu vì lo từng bữa ăn. Lúa mới cấy, lạc mới trồng, chỉ còn cách bán gà bán lợn đi kiếm tiền tiêu. Tháng ba gió vẫn se lạnh, cảnh hai mẹ con nhà nọ, nhà kia ngồi trên một chiếc xe đạp, mẹ đèo con, con cầm con gà, hai tay bịt chặt miệng gà không cho nó kêu sợ hàng xóm biết mình nghèo bán gà đi đong gạo. Người nông dân tuy chân chất, nhưng vẫn giữ thói sống nông nghiệp ngày xưa, tuy nghèo nhưng sợ sự thương hại của người khác.

Đây cũng là mùa người nông dân đi muôn phương làm ăn, buôn bán lấy đồng ra đồng vào gửi về cho gia đình đong gạo. Tuy vất vả nhưng lúc nào họ cũng vui vẻ bởi làm thuê dù việc gì nặng nhất cũng chưa bằng việc làm ruộng, chưa kể còn có tiền gửi về cho vợ con. Người ta làm ăn gửi về cho gia đình hàng triệu, người nông dân tích góp gửi về nhà từng trăm, thậm chí là vài chục nghìn.


Tháng ba, nhà ai cũng sợ có khách! Có khách phải ăn uống đầy đủ hơn, nhất là khi bạn rượu của bố sang chơi rồi tới bữa không chịu về. Chẳng nhẽ bạn bè mà bố lại đuổi họ về nên mẹ biết ý đi chợ mua thêm thức ăn. Có những nhà gia đình to tiếng cũng bắt đầu từ khách khứa tới chơi trong lúc tháng ba ngày tám vì phải đi vay thóc, gạo về ăn. Trẻ em nông thôn ăn bát cơm độn sắn, độn khoai là chuyện bình thường. Thấy các con khó ăn quá, bố mẹ lại bảo nhau đơm cho con bát cơm ít sắn còn mình thì ăn toàn sắn và khoai. Mà bữa cơm sắn khoai cũng chẳng dư thừa gì, bố nhìn mẹ, mẹ nhìn con để nhường nhau ăn. Chỉ có các con là chẳng hiểu gì cả, thấy bố mẹ bảo là ăn nhiều cho chóng nhớn thì cứ cắm đầu vào ăn. Không biết là bố mẹ ăn bữa nào cũng đói mà vẫn phải đi cày, đi cuốc nuôi những đứa trẻ ăn no đi học.

Ngày ấy, may mắn lắm, một tuần có bữa thịt lơn tươi, trẻ con mắt sáng quắc như khi được điểm 10. Rồi trong buổi gặp bạn bè, chúng lại vui sướng kể nhà mình vừa có được bữa thịt tươi mà chúng từng mong ước. Chúng bám lấy mẹ từ khi mẹ bắt đầu chế biến những miếng thịt tươi ấy. Miệng đứa nào cũng rỏ rãi chờ chín để ăn. Mà gọi là bữa thịt tươi cũng không hẳn, chỉ là vài miếng thịt thôi. Từ miếng thịt ấy, mẹ rang lên vừa tới chín là bắc ra vì sợ đun quá nó teo mất thịt, còn lại mỡ ở chảo, mẹ bắc nồi canh nấu hoặc trộn cơm cho các con ăn. Nhìn các con vui mừng với bữa cơm thịt tươi, người bố người mẹ nào cũng héo hon thương con, chỉ mong con cái sau này học giỏi mà thoát được nghèo như bố mẹ chúng.

Có lần mẹ thịt gà là do gà đổ bệnh chết chứ không gà cũng được đem bán. Đứa con vui mừng rủ thằng bạn thân sang ăn cơm. Mẹ buồn vì con chẳng nghĩ gì tới mẹ. Có thêm người thì thức ăn cũng hết nhanh, con gà này chỉ để cho con ăn thôi cũng được vài bữa, mỗi bát cơm chỉ ăn hai miếng thịt gà, thì con có mà ăn cả tuần. Thế mà con không biết ý rủ bạn sang ăn cùng. Trẻ con ở tuổi bẻ gãy sừng trâu thì có hai con gà cũng còn lại ít xương.

Ăn uống đã kham khổ, trẻ con nông thôn ngày ngày còn phải đi làm giúp đỡ bố mẹ ngoài giờ lên lớp. Đứa thì chăn trâu, chăn bò, đứa trông em, đứa đi cấy, đi gặt… Chúng không có thời gian để xem phim hoạt hình, phim truyện trên tivi. Chúng cũng giống bố mẹ nông dân của mình: chỉ được xem phim lúc 21 giờ hàng ngày và sau đó ngồi vào bàn học. Đời sống vất vả, quần áo rách rưới, móng chân móng tay đen kịt và người không thơm tho nhưng trẻ con nông dân lại ham học và hiếu học. Chúng có thể ngồi hoặc nằm hàng tiếng đồng hồ để làm bài tập. Bố mẹ trình độ không có, nhà nghèo cũng chẳng có bàn học, nhưng trẻ con nông dân vẫn ý thức mình cần phải học tốt. Chúng tự học, chẳng có gia sư, chẳng có sách tham khảo, chỉ có cuốn sách giáo khoa và một cuốn vở bọc giấy báo còn nhãn vở thì chốc lại rời ra vì dán bằng cơm nguội.

Có đứa còn dậy từ khi tinh mơ để học, chúng nghe rõ tiếng thở vất vả của bố mẹ chúng, tiếng lục đục của con trâu. Chúng ngửi rõ mùi đất nồng nồng nơi làng quê nghèo khó. Từ trong sâu thẳm trái tim, chúng biết rằng, mình cần phải học để thoát nghèo.

Rồi có đứa đỗ đại học, phải đi học nơi thủ đô. Chúng vẫn ăn vận quê lắm nhưng ý chí thì mạnh mẽ. Bữa ăn của chúng chủ yếu là cơm và rau. Sinh viên nông thôn thì sợ mùa hè lắm. Nắng nóng, ai chẳng muốn uống nước mía hoặc ăn chè nhưng nếu uống hoặc ăn chè rồi, hẳn bữa cơm của chúng cũng bị cắt đi thay bằng gói mỳ tôm. Lớp có tổ chức đi thăm quan thì chúng bao giờ cũng từ chối rằng nhà có việc rồi lại khăn gói về quê giúp bố mẹ đồng áng.


Những tháng ngày học hành vất vả rồi cũng qua đi, sinh viên nông thôn ra trường với tấm bằng đẹp kiếm việc làm. Chúng tự xin việc rồi tự kiếm sống để có tiền học lên nữa hoặc nuôi em. Đứa nào không có em thì gửi tiền về cho bố mẹ. Thanh niên nông thôn khác thanh niên thành phố rõ nét nhất trong khoản thu nhập hàng tháng của mình, bao giờ họ cũng dành khoản tiền thuê nhà, tiền nuôi em, tiền mắm tiền muối, tiền gói bột canh rồi cả tiền vệ sinh. Bởi thế, chúng ít về quê vì mỗi lần về cũng hết vài trăm nghìn.

Cuộc sống cứ thế trôi đi, thanh niên nông thôn ngày nào giờ đã khác vẻ lam lũ hồi mới lên thành phố. Họ ăn mặc sành điệu, lời lẽ cũng khôn khéo. Có những thanh niên tự vỗ ngực khen mình giỏi, về nhà chỉ biết ăn diện, sửa móng tay móng chân rồi nguýt những người đang chổng mông cấy ngoài đồng. Cũng có những thanh niên, tự họ biết là họ con nhà nông dân, cởi bỏ bộ quần áo sang trọng kia, tẩy trang khuôn mặt son phấn đi họ lại thấy thật thoải mái. Kể cả họ có mặc đẹp, đi xe sang trọng hay thành đạt, thì họ vẫn sẵn sàng lội xuống ruộng để cấy, gánh phân ra đồng trồng lúa.

Tháng ba ngày tám, là những chuỗi ngày đói kém nhất trong năm. Trẻ con nông thôn được tiếp thêm nghị lực từ những bữa cơm trộn sắn, trộn khoai ấy. Năm này qua năm khác, chúng trưởng thành và là những thanh niên có lối sống đạo đức và phẩm chất tốt.

Ngày hôm nay, mặc đẹp và ngồi gõ laptop thay vì ngày xưa ăn mặc rách rưới và ngồi viết sách bằng cái bút tre mà bố làm cho chúng, chúng chưa bao giờ nghĩ mình đã là người thành phố, dù đi đâu, chúng mãi là đứa trẻ sinh ra từ làng quê và của làng quê mà thôi.

Blogger OC.

Bạn thân mến, bạn vừa lắng nghe bài viết Những đứa trẻ sinh ra từ làng, được gửi từ Blogger OC: “Những đóa Bồ Công Anh, tự nguyện bay đi khắp phương trời để nguyện dâng hiến cuộc sống mới cho đời”

Kịch bản: Đoàn Hòa
Giọng đọc: Titi

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Bên trong ai cũng có một vài vết thương, có kẻ biến vết thương thành một sự hiểu biết. Có người lại biến vết thương thành một nguyên nhân, sinh ra một vết thương mới đau hơn…

Em như ánh sao trời | Blog Radio 900

Em như ánh sao trời | Blog Radio 900

Không có một tình yêu nào là vĩnh hằng cũng chẳng có lời hứa nào gọi là mãi mãi, chỉ là con người ta thích tin vào những điều đó chỉ là nhất thời để rồi một đời đợi chờ.

back to top