Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bình yên làng cổ Đường Lâm

2011-07-14 17:53

Tác giả: Giọng đọc: Gà Quay, Radio Online Team

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam năm 2006. Đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân như Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Khâm sai đại thần, Bộ trưởng Nội vụ, Phan Kế Toại, Thám hoa Kiều Mậu Hãn, Họa sĩ Phan Kế An, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ... Chính vì vậy, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua - Ngô Quyền và Phùng Hưng.


Ngay đầu cổng làng bạn sẽ mua vé vào tham quan với giá 10k/vé,+2k giữ xe máy. Cô bán vé gửi một bản giới thiệu về Đường Lâm và nhiệt tình hướng dẫn nên đi như thế nào để có thể tiện tham quan các nhà cổ cũng như các điểm di tích khác. Nhìn cánh cổng làng từ xa bỗng nhiên bao mệt mỏi dần tan biến, cảm giác gấp vội cũng không còn, cảnh làng quê bình yên dần hiện ra sau cổng đình nhỏ bé.

Không còn xe cộ nhộn nhịp ngược xuôi, những con đường đá nhỏ chạy dài theo các con hẻm, bên đường những bụi ngô đã thu hoạch đang phơi khô xếp thành từng dãy dài, thay bằng mùi khói bụi là mùi ngai ngái của đất ruộng của rơm rạ. Tiếng xe đẩy lọc cọc, cót két trên đường làng càng làm cho 2 đứa buông rơi chút tất bật lo toan còn sót.

Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Hầu hết các đường làng đều rất sạch sẽ và thoáng đãng, những bức tường đá ong lâu đời vẫn rất vững chắc bao quanh ngôi nhà vừa tạo không gian riêng vừa đem lại cho những người trong gia đình cảm giác riêng tư bình yên.

Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850...).Và thật là thiếu sót nếu bạn không dành nhiều thời gian để đi ngắm các cổng nhà cổ ở Đường Lâm, mỗi cổng nhà thể hiện nhiều phong cách khác nhau, nhà dân khác, nhà quan khác. Có cổng nhà lãng mạn với hoa vàng trước ngõ, có cổng vào thụt sâu so với hẻm, vài cây xanh che bóng, đặng khi khách ghé nhà có mưa bất chợt cũng không kịp ướt, như cái lòng hiếu khách của gia chủ, cổng thì rực rỡ một màu đỏ bắt rêu phong và màu xanh mướt của thiên nhiên làm khách đi qua phải dừng chân bấm máy rồi ngơ ngẩn xuýt xoa, lại có những cánh cửa gỗ sờn luôn sẵn sàng mở khi bạn gõ cửa ghé thăm, chén nước chè xanh cùng những câu chuyện thú vị khiến bạn quyến luyến không rời.

Chúng tôi lang thang một hồi thì tới Đình Làng Mông Phụ. Đình - được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) - là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng, nhằm sinh tài lộc cho theo triết lý “tụ thủy sinh tài” của người xưa. Hai bên đình là 2 nhà thờ, và để làm lễ.

Đường Lâm ngày nay vẫn rất nhàn hạ và bình yên như bao đời.Có một điều rất lạ khi chúng tôi đến Đường Lâm là rất hiếm thấy các cụ già mà chỉ là bà lão, những cụ bà thường ra trước cổng nhà ngồi, hoặc trầm tư ở một góc làng nào đó. Nhìn những bà cụ mới cảm nhận được khi về già điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn, dừng chân bên một căn nhà cổ, chào cụ rồi chụp nhanh bức ảnh mà không dám nhìn lâu, như chạy trốn điều gì đó. Có những bà cụ ngày ngày vẫn ra ngồi bên hè đường chuốt tăm tre, tôi ngồi với cụ một chút song cũng không nói được gì nhiều vị cụ lãng tai nặng, xin cụ một cái tăm xỉa răng, tay cụ run lập cập đưa, không biết run do tuổi già sức yếu hay chút niềm vui nhỏ khi thấy vẫn ai đó cần mình, đi xa rồi ánh mắt cụ vẫn cứ đuổi theo.



Từ Đình Làng Mông Phụ bạn đi thêm một chút nữa là tới Chùa Mía. Chùa Mía (tên chữ: Sùng Nghiêm tự thuộc xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội. Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía. Theo truyền thuyết, chùa này do bà Nguyễn Thị Rong, vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657), được gọi là Bà Chúa Mía, cho xây dựng. Thực ra chùa đã có từ trước đó. Tấm bia dưới gác chuông năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) nói về việc lập chùa. Theo tấm bia khắc năm Đức Long thứ 6 (1634) ở trong chùa thì chùa được trùng tu năm 1632, do các cung tần phủ chúa là Nguyễn Thị Ngọc Rệu, Nguyễn Thị Ngọc Thạch và phu nhân Ngô Thị Ngọc Loan. Lần sửa này khá lớn, làm quy mô chùa rộng hơn trước nhiều. Gác chuông của chùa là ngôi nhà 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Các góc mái đều gắn đao triện. Sàn nhà bằng gỗ, ở tầng gác có hàng lan can tiện. Các ván long, xà nách đều được bào xoi cạnh và chạm trang trí đề tài hoa lá. Trên gác treo một quả chuông đúc năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) và một khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1864). Chùa cũng không tránh được hiện tượng bán hàng rong, song các hàng quán chỉ bán ở khuôn viên ngoài nên chùa vẫn giữ được nét tôn nghiêm.

Gần gác chuông và cây đa cổ thụ là tòa bảo Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, tòa Tháp mới được xây dựng gần đây để thờ vọng Xá Lợi Đức Phật, và cũng là ngọn bút kình thiên bổ túc và trấn giữ cho mạch văn ở làng quê Đông Sàng này. Chùa Trung và chùa Thượng còn giữ được bộ khung gỗ mà có nhiều phần điêu khắc có từ thế kỷ 17. Chùa Mía khá nổi tiếng với số lượng có ở đây: có đến 287 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được sơn son thếp vàng. Ở chùa Trung có hai pho tượng Hộ Pháp lớn và 8 pho tượng Kim Cương. Muôn pho tượng muôn vẻ, nhưng pho nào cũng tạo ra một kiểu dáng sống động, màu sắc chế phối hài hòa. Từ cử chỉ của ngón tay đến cái nhìn của khóe mắt, đều cho thấy được nét độc đáo phi phàm mà lại đầy vẻ từ bi hỷ xả:


Rời Đường Lâm mà lòng vẫn cứ thắc mắc; sao vẫn còn một vùng quê cổ bình dị như thế, sao có duyên gặp những con người chân chất, mộc mạc song là rất nhiệt thành. Suốt đoạn đường lòng vẫn cứ miên man suy nghĩ...


Nếu bạn có một lần đến thăm Đường Lâm thì bạn hãy nhớ những điều sau đây nhé:

- Hãy luôn giữ nụ cười trên môi và luôn lễ phép, mọi người ở đây rất thân thiện song cũng rất coi trọng lễ nghĩa.

- Các nhà cổ đều không bán vé và bạn có thể tham quan tự do, song bạn đừng nghĩ mình mua vé 10k lúc ở cổng làng là chủ nhân các ngôi nhà phải có nghĩa vụ tiếp bạn. Hãy cư xử thật lịch sự, sau khi thăm những ngôi nhà cổ bạn nên đặt lễ bàn thờ vài mươi nghìn. Vì những người chủ phải rất cực nhọc bảo tồn và đón khách cả ngày với mức phí nhà nước tài trợ là:150k/tháng. Người dân ở đây rất kiêng kỵ nhiều điều nên bạn phải để ý, ví dụ: không chụp ảnh 3 người, không nói chuyện chết chóc xui xẻo…

-Thời gian: dành 1 ngày để khám phá, khi về Hn có thể ghé thăm thành cổ Sơn Tây. - Chi phí: tính từ HN: khoản 100k/người. Đồ ăn trên đây không nhiều bạn nên đem theo hoặc ăn ở Sơn Tây.

-Những điểm tham quan: Cổng làng Đường Lâm, các ngõ trong làng, các nhà cổ (có ghi trong tờ quảng cáo khi bạn mua vé ở cổng), đình làng Mông Phụ, Chùa Mía, Phủ bà chúa Mía, Đền thờ Phùng Hưng, Ngô Quyền, Rặng Duối (nơi buộc voi của Ngô Quyền), nhà thám hoa Giang Văn Minh.

- Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 50km, cách Sơn Tây 5km, cùng tuyến đường từ Hà Nội đi Sơn Tây. Bạn có thể đi bằng đường mới Láng -Hòa Lạc hoặc đường cũ. Đường đẹp dễ đi song giờ cao điểm khi cách HN khoảng 10km thì hay bị kẹt xe. Bạn có thể đi xe máy, ô tô, xe bus.

-Trong làng thì bạn nên đi bộ vì làng cũng không quá rộng và tiện để tham quan hơn.


(Dấu Chân Online chuyển thể từ bài viết của bạn đọc Quỷ Cốc Tử)

  • Nhacvietplus

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta

Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta

Những đau đớn hằn vết trong trái tim anh đều do em cả. Em không mong mình sẽ là người khâu vá lỗ hỏng ấy, chỉ mong anh hãy quên em và đừng yêu em thêm nữa. Tình yêu này không nên tồn tại. Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho cả hai chúng ta.

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

back to top