Phát thanh xúc cảm của bạn !

Thèm một bữa cơm nhà

2016-10-09 01:56

Tác giả: Đoàn Hòa Giọng đọc: Hằng Nga

blogradio.vn - Tôi chẳng còn nhớ hết được những chuyện thời thơ ấu, nhưng vị cà pháo muối chua của mẹ năm nào thì tôi chẳng thể nào quên được. Trong đó có vị mặn của những khó nhọc, có vị của mồ hôi, vị của cả tình thương mẹ dành cho ba chị em tôi. Nhớ nhà, đúng thật, tôi nhớ nhà quá, nhớ mẹ, nhớ hai chị tôi, nhớ những người yêu thương tôi nhất, nhớ cả những bữa cơm nhà đạm bạc mà ấm tình thương gia đình. Bao lâu rồi tôi chưa về nhà? Chưa được ăn bữa cơm mẹ nấu? Chưa được hít hà mùi mồ hôi mằn mặn từ áo mẹ? Chưa được ôm mẹ mà ngủ?

***

Chiều chiều, tôi đang cắm cúi vào chiếc máy tính cho những bài biên tập dở, mọi thứ vẫn đang bừa bộn khiến tôi không ngưng tay. Chợt có chuông báo tin nhắn từ chiếc điện thoại để trên bàn, với tay mở ra đọc thì là của đứa bạn cùng phòng: “Tối mày ăn món gì chiều tao đi chợ?”

Ngập ngừng, tôi rep lại: “Mày mua rau khoai về nấu canh nhé, mua thêm ít cà pháo muối chua. Lâu lắm rồi chưa được ăn.”

Những món ăn đơn giản, dân dã ấy đã bao lâu rồi chưa ăn. Nhớ hồi xưa vẫn húp sùm sụp bát cơm chan canh ăn với cà pháo muối chua sao mà ngon thế. Ba chị em vừa ăn vừa trêu đùa nhau, còn mẹ tôi ăn chậm rãi rồi nhìn chúng tôi mà mỉm cười. Thế mà đã hai mươi mấy năm trôi qua, đã hơn 6 năm tôi đi làm ở thành phố chẳng còn nhiều thời gian về thăm nhà như trước.

Nhớ nhà, nhớ miếng cà pháo muối chua, nhớ những món ăn bình dị, dân dã trên mâm cơm đạm bạc mà ấm tình thương gia đình.

  Thèm một bữa cơm nhà

Nhà tôi hồi trước chẳng lấy gì làm giàu có, hay còn có phần rách đói hơn hàng xóm rất nhiều. Ba tôi chẳng may mất sớm để một mình mẹ tôi tay gồng tay gánh nuôi ba đứa con nhỏ dại. Ngày ngày mẹ tôi đi làm đồng, còn ba chị em tôi chơi thơ thẩn trước sân để trông nhà. Trưa đến mẹ lại vội vội vàng vàng về để nấu cơm cho chị em tôi. Quang gánh nặng trĩu đã quá quen thuộc với đôi vai mẹ, khiến nó chai sần lên những vết lớn. Mỗi lần đưa bàn tay nhỏ xíu sờ lên đó tôi không khỏi lo lắng. Thế nhưng mẹ chỉ cười và xoa đầu tôi, bởi mẹ chẳng hề để ý đến những vết sần ấy, mẹ chỉ mong kiếm thêm được chút tiền lo cho chị em tôi được bữa cơm đủ đầy hơn.

Bữa cơm đơn giản chỉ với một bát canh rau, một bát cà pháo trắng và một ít thức ăn mặn khi thì là trứng bác, khi thì một ít cá rô con kho khế, thế nhưng chị em tôi vẫn ăn rất ngon lành. Tôi chẳng còn nhớ hết được những chuyện thời thơ ấu, nhưng vị cà pháo muối chua của mẹ năm nào thì tôi chẳng thể nào quên được. Trong đó có vị mặn của những khó nhọc, có vị của mồ hôi, vị của cả tình thương mẹ dành cho ba chị em tôi.

  Thèm một bữa cơm nhà

Vì tôi là con út nên rất được mẹ và hai chị chiều. Mỗi lần tôi khóc hay mè nheo đều được dỗ dành. Nhớ trưa hôm ấy, mẹ đi làm về muộn, ba chị em chơi chán ở vườn chuối nhưng mẹ vẫn chưa về. Tôi đói quá, khóc lên nức nở nhưng cũng chẳng có gì ăn được. Hai chị dỗ dành mãi tôi cũng chẳng chịu nín, bụng tôi cứ réo lên ầm ĩ, cái dạ dày của một đứa nhà nghèo hình như cũng chăm chỉ làm việc hơn nên nắm cơm con con mẹ chia phần lúc sáng để hết tác dụng từ bao giờ. Dỗ dành mãi tôi chẳng nín, hai chị òa khóc theo tôi. Ba chị em cứ thế ngồi khóc, phần vì đói, phần vì mệt. Tận lúc tôi sắp lả đi thì mẹ mới tất tả quang gánh đi về. Thấy ba đứa nheo nhóc lả đi vì đói, mẹ vừa nấu cơm vừa khóc, giọt nước mắt khó nhọc rơi xuống trên nền đất bạc phếch của căn bếp nhỏ.

Vì cái nghèo cứ ám ảnh gia đình tôi mãi, khiến chị em tôi đói, khiến mẹ tôi vất vả, khiến căn nhà tôi dột nát mỗi độ bão về. Nhìn ba đứa con vội vàng và lấy bát cơm chan canh, nước mắt mẹ rưng rưng:

“Mẹ xin lỗi vì để các con phải đói như thế.”

Rồi mẹ khóc, những giọt nước mắt đua nhau rơi xuống bát cơm đang ăn dở. Nước mắt chan cơm, mẹ thương ba đứa con sớm chịu vất vả. Nhưng cũng từ hôm ấy, chẳng bao giờ mẹ về muộn.

  Thèm một bữa cơm nhà

Nhớ những bữa chiều mưa, mẹ đi sang nhà hàng xóm, mua được mớ cá rô con con, chị em tôi xúm xít mừng vui ngồi quanh mẹ xem mẹ rửa sạch rồi kho cá. Thế là tối nay chúng tôi sẽ có bữa cơm thịnh soạn lắm đây, có cá kho khế, món ăn có lẽ là sang nhất của nhà tôi lúc bấy giờ. Thế mà giờ đây, khi có đủ điều kiện để ăn cơm hàng với những món ăn đắt tiền tôi cũng chẳng thể nào có được cảm giác bữa cơm ngon như những ngày ấy. Có lẽ chăng nó thiếu quá nhiều vị để có một bữa cơm ngon.

…Tiếng chuông điện thoại báo có tin nhắn khiến tôi bừng tỉnh khỏi những suy nghĩ còn dang dở: “Lại nhớ nhà à mày?”

Nhớ nhà, đúng thật, tôi nhớ nhà quá, nhớ mẹ, nhớ hai chị tôi, nhớ những người yêu thương tôi nhất, nhớ cả những bữa cơm nhà đạm bạc mà ấm tình thương gia đình. Bao lâu rồi tôi chưa về nhà? Chưa được ăn bữa cơm mẹ nấu? Chưa được hít hà mùi mồ hôi mằn mặn từ áo mẹ? Chưa được ôm mẹ mà ngủ?

Tôi nhắn tin lại cho đứa bạn: “Ừ, tao nhớ nhà quá, cuối tuần này tao về thăm nhà. Lâu quá rồi chưa về!”

Tôi mỉm cười rồi tiếp tục với những bài viết còn biên tập dở, với những công việc đang bộn bề. Giải quyết nhanh công việc thôi, bởi vì cuối tuần này tôi về với mẹ. Về để nghe tiếng mẹ gọi tôi mỗi sáng thức dậy. Về để ăn bát canh rau với cà pháo muối chua. Về để ăn vào lòng những vị thương vị yêu từ món ăn của mẹ. Bởi vì từ bao lâu rồi tôi thèm một bữa cơm nhà!

© Hòa Khỉ - blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tình yêu của chúng ta từng đẹp như ngôn tình

Tình yêu của chúng ta từng đẹp như ngôn tình

Cô chẳng phân biệt được đó là cảm giác yên bình trong tĩnh lặng, hay là sự trống rỗng đến hoang hoải khi nhớ về những mảnh ký ức rời rạt chẳng thể nào chắp vá.

Thời gian đã trôi qua đâu thể lấy lại | Blog Radio 887

Thời gian đã trôi qua đâu thể lấy lại | Blog Radio 887

Tôi chỉ biết lặng lẽ nhốt mình trong phòng, cả ngày chẳng buồn ăn nổi miếng cơm nào. Mẹ cũng ngồi sau cánh cửa phòng, bà không cằn nhằn như mọi người, không một tiếng la rầy.

Đừng Hứa Hãy Nắm Lấy Tay Em | Blog Radio 886

Đừng Hứa Hãy Nắm Lấy Tay Em | Blog Radio 886

Khi còn trẻ ta ấp ủ hy vọng tìm được mẫu người mình muốn. Khi trưởng thành chỉ hy vọng tìm được người hiểu mình.

Trưởng Thành Rồi Đừng Mãi Mông Lung (Blog Radio 885)

Trưởng Thành Rồi Đừng Mãi Mông Lung (Blog Radio 885)

Lớn rồi đừng động tí là bỏ cuộc là quay đầu. Cuộc đời bạn giờ đây không phải như đứa trẻ, ngúng nguẩy quay mặt đi vẫn có người dỗ dành chăm lo. Quay đi nhiều khi không còn đường trở về nữa.

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão (Blog Radio 884)

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão (Blog Radio 884)

Phụ nữ ạ. Đừng yêu lại người cũ, đừng yêu lần thứ hai. Đôi khi trở lại không phải là tình yêu, chỉ là vương vấn cảm giác. Đừng nhầm lẫn giữa yêu và cảm giác. Đời luôn có ngoại lệ mà ngoại lệ thường hiếm hoi và ít ỏi. Có những đồ cũ là bảo vật, cũng có những thứ chỉ là đồ bỏ đi.”

Kiên Nhẫn Nhé, Đừng Để Sự Vội Vàng Làm Bạn Mất Phương Hướng (Blog Radio 883)

Kiên Nhẫn Nhé, Đừng Để Sự Vội Vàng Làm Bạn Mất Phương Hướng (Blog Radio 883)

“Hãy cứ yên tâm và bình tĩnh thôi. Có người đi nhanh, có người đi chậm, vì mỗi người có một lộ trình riêng. Bạn không cần nhìn vào lộ trình của người khác để tự ti về mình. Bởi vốn dĩ xuất phát điểm và đích đến của cậu với họ đã khác nhau rồi mà”.

Hãy Can Đảm Kết Hôn Khi Bạn Sẵn Sàng (Blog Radio 882)

Hãy Can Đảm Kết Hôn Khi Bạn Sẵn Sàng (Blog Radio 882)

Và rồi khi tuổi 30 thì lại quá xa mà cái giai đoạn tuổi 18 đã qua từ rất lâu rồi ấy, chúng ta lại bắt đầu bước vào cái giai đoạn hối thúc lập gia đình từ các bậc phụ huynh.

Đừng Chỉ Ngồi Nhìn Em Khóc (Blog Radio 881)

Đừng Chỉ Ngồi Nhìn Em Khóc (Blog Radio 881)

Tôi luôn thấy phiền lòng, vì cô gái năm đó, trong mắt mọi người, có một cuộc sống hoàn hảo, nhưng hóa ra tất cả chỉ là vỏ bọc cho sự yếu đuối của cô ấy.

Ngọt Ngào Sau Những Gian Nan (Blog Radio 880)

Ngọt Ngào Sau Những Gian Nan (Blog Radio 880)

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, nơi có những cánh đồng lúa trải dài, những con sông uốn mình bên cạnh lũy tre làng. Tuy sinh ra và lớn lên ở một nơi nghèo khó, nhưng tuổi thơ tôi lại ngập tràn sự hạnh phúc, những kỉ niệm mà tôi tin chắc rằng không phải ai cũng may mắn có được.

Làm Vợ Anh Được Không? (Blog Radio 879)

Làm Vợ Anh Được Không? (Blog Radio 879)

Ngay trong đêm hôm đó, tôi bắt chuyến tàu sớm nhất trở về quê. Tôi không muốn ở lại đây thêm một giây phút nào nữa, bầu không khí ngột ngạt như thể đang bóp nát tôi. Tôi tắt điện thoại, tắt mọi trạng thái hoạt động trên mạng xã hội rồi lên tàu. Sau một đêm, tôi cũng về tới nhà mình. Suy cho cùng, dù gia đình tôi có thất bại đến mấy thì đó cũng là nơi duy nhất bao dung, che chở cho tôi vào những lúc như thế này.

back to top