Hãy học cách tôn trọng những người vợ, người mẹ (YĐA 28)
2015-08-27 16:15
Tác giả: Nguyễn Hằng Nga Giọng đọc: Hằng Nga
Có câu:
“Trong một gia đình, người mẹ hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Sự yên ấm của một mái nhà nên do mọi thành viên cùng vun đắp, chứ không phải dựng nên từ sự hy sinh của người vợ, người mẹ. Nếu cán cân cho – nhận cứ nghiêng dần về một phía, một ngày nào đó mái nhà ấy sẽ đổ sụp vì chẳng ai chịu nổi gánh nặng mà nó đè lên.”
English Vinglish – Tiếng Anh là chuyện nhỏ, tưởng như là một bộ phim hài hước, vui vẻ về hành trình học tiếng Anh của người phụ nữ Ấn Độ trên đất Mĩ, nhưng English Vinglish lại mang đến một câu chuyện sâu sắc hơn thế.
Shashi – một người phụ nữ của gia đình, chỉ biết chăm sóc chồng con, làm những bữa ăn ngon. Cô không giỏi tiếng Anh, đó là điểm yếu lớn nhất khiến cô bị chồng con coi thường, thậm chí châm chọc. Đứa con gái Sapna thậm chí còn cảm thấy xấu hổ khi mẹ đi họp phụ huynh cho mình. Cô bé cáu gắt gọi điện cho mẹ khi không tìm thấy cuốn sách của mình, nói rằng mẹ làm gì biết đọc sách. Cô hồn nhiên nói với bạn ngay trước mặt mẹ rằng “Bà ấy không hiểu gì đâu!”. Cô bé đã vô tình làm tổn thương mẹ, khiến mẹ có lần bật khóc tức tưởi nói:
- Tại sao cha mẹ luôn hết lòng vì con cái mà chúng lại đối xử với cha mẹ như thế? Tại sao không có lấy một chút tôn trọng nào. Trẻ con lẽ ra phải hồn nhiên chứ? Đây là kiểu hồn nhiên gì? Tại sao lại mang điểm yếu của người khác ra để làm tổn thương họ?
Có những người mẹ sẵn sàng hy sinh thầm lặng, hết lòng chăm sóc cho gia đình, chồng con nhưng đáng tiếc chồng con họ không bao giờ biết, không bao giờ trân trọng điều đó. Họ coi đó là trách nhiệm của một người vợ, người mẹ.
Sang Mĩ 5 tuần để chuẩn bị cho đám cưới của người cháu, Shashi có dịp tham gia một khóa tiếng Anh giao tiếp kéo dài 4 tuần. Ở đây cô gặp những người bạn đến từ những đất nước khác nhau: Mixico, Pháp, Pakistan, Hàn Quốc, Nam Phi. Họ học tiếng Anh với những mục đích khác nhau: để tự tin hơn trong giao tiếp, để tìm kiếm cơ hội mới trong công việc, cũng có khi chẳng có mục đích rõ ràng nào cả, chỉ là thích đến lớp để nghe người khác nói tiếng Anh. Điểm chung giữa họ là khả năng tiếng Anh rất kém.
Tại lớp học này, Shashi gặp Laurent, một anh chàng lãng tử người Pháp, người mà cô đã từng tiếp xúc trong một quán cà phê. Sự có mặt của anh chàng trong lớp học, dường như là sự gặp gỡ ngẫu nhiên mà cố ý. Anh thích Shashi vì cô ấy đẹp, vì thích cô ấy nên trong mắt anh cô ấy luôn đẹp. Người Pháp lúc nào cũng bay bổng, lãng mạn, ngọt ngào. Có những lúc Shashi cảm thấy trái tim của mình đi lạc. Hai người họ đối thoại với nhau, một người nói tiếng Pháp, một người nói tiếng Hindi, không cần người kia phải hiểu, chỉ cần họ lắng nghe cảm xúc của nhau.
Có lúc cô đã cảm thấy cần phải kết thúc những thứ đã bắt đầu từ lâu, như việc cô đã làm mẹ. Có lúc chồng cô đã hoài nghi hỏi: “Em có còn muốn bên bố con anh nữa không? Em có còn yêu anh nữa không?”
Shashi nói với người cháu gái: “Dì không cần tình yêu, dì cần sự tôn trọng”.
Tình yêu, dẫu đã từng đẹp bao nhiêu cũng không quan trọng bằng sự tôn trọng lẫn nhau. Mọi thông điệp, ý nghĩa của bộ phim được thể hiện một cách rõ ràng qua trường đoạn đám cưới gần cuối phim.
Người chị họ của Shashi – tức mẹ cô dâu đã phát biểu rằng: “Khi Meera 14 tuổi, gặp phải những rắc rối của tuổi teen, nó đã hỏi chúng tôi “Tại sao bố mẹ lại sinh ra con?” Con bé quá thất vọng về cuộc sống nên đã tức giận vì chúng tôi đã sinh ra nó mà không hỏi ý kiến nó trước. Hôm nay mẹ sẽ trả lời, con được sinh ra là để bố mẹ có được hạnh phúc tràn đầy. Mẹ xin lỗi vì đã không hỏi ý kiến con”.
Ông bố của chú rể người Mĩ cũng nói với con trai: “Con trai, con gặp may đấy. Nhưng may mắn chỉ mỉm cười với ai biết trân trọng nó. Hãy yêu thương lẫn nhau và để bố mẹ được yên. Đã đến lúc bố mẹ dành thời gian cho nhau”.
Đến lượt Shashi, cả ông chồng và đứa con gái đều lo lắng, sợ Shashi không nói được tiếng Anh sẽ làm mất mặt mọi người. Nhưng Shashi vẫn đứng lên phát biểu, ban đầu hơi run rẩy, nhưng rồi cô chậm rãi chia sẻ với cháu gái và cháu rể rằng:
“Meera, Kevin, cuộc hôn nhân này thật sự rất đẹp, nó là một tình bạn đặc biệt. Tình bạn giữa hai người bình đẳng với nhau. Cuộc đời là một chuyến đi dài. Meera, đôi khi cháu sẽ cảm thấy thiệt thòi hơn Kevin. Còn Kevin, cũng có khi cháu sẽ cảm thấy thiệt thòi hơn Meera. Hãy cố giúp nhau cảm thấy bình đẳng. Đôi khi những cặp vợ chồng không nhận ra cảm giác của người kia. Đó là khi hôn nhân kết thúc? Không! Thời gian sẽ nhận ra không ai có thể giúp cháu tốt hơn bản thân cháu. Nếu cháu làm được, tình bạn của cháu sẽ trở lại. Gia đình là nơi khiến cháu hạnh phúc. Gia đình là nơi duy nhất mà người này không cười vào điểm xấu của người kia. Gia đình là nơi duy nhất cháu luôn tìm thấy tình yêu và sự tôn trọng”.
Cô cũng gửi lời cảm ơn Laurent, người đã giúp cô nhận ra mình phải yêu thương bản thân mình trước khi dành điều đó cho người khác.
Sau cú chênh lòng lãng đãng, cô ấy sẽ vẫn trở về với gia đình, với chồng con mình. Văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Ấn Độ nói riêng đều như thế, luôn đề cao giá trị của gia đình. Những tình tiết xảy đến chỉ để giúp các nhân vật nhận ra điều đó.
Do đặc thù của phim Ấn, những thông điệp, triết lý trong phim lúc nào cũng được phát biểu một cách rõ ràng chứ không để người xem mới chiêm nghiệm, suy ngẫm rồi luận nghĩa ra.
Phim Ấn vẫn luôn đầu tư cho bối cảnh với phông nền hoành tráng, nhân vật đẹp. Vẫn là những trường đoạn âm nhạc quen thuộc đã thành “đặc sản” của riêng phim Ấn nhưng ở đây có ít hơn những cảnh nhảy múa. Mỗi trường đoạn âm nhạc đều có những bài hát phù hợp với cảnh quay, với tâm trạng nhân vật và tham gia vào câu chuyện như một hình thức kể chuyện. Làm sao để nó hay ho thay vì thấy đó là cảnh múa may vô nghĩa, ấy là nhiệm vụ của các nhạc sĩ và các đạo diễn âm nhạc.
Mang cả ekip sang New York để thực hiện những cảnh quay thực tế tại đây, English Vinglish đã cho thấy sự hòa trộn tinh tế giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, đặc biệt ở những bối cảnh trên máy bay, trong lớp học tiếng Anh, trong tiệc cưới.
Với số lượng phim được sản xuất nhiều gấp 3 lần số ngày trong năm (khoảng hơn 1000 phim mỗi năm với đủ thể loại), thật khó để bộ phim Bollywood nào cũng đảm bảo về doanh thu và nghệ thuật. Các nhà làm phim Ấn Độ làm phim trước hết để phục vụ khán giả của chính nước họ, vì vậy sẽ có những nét đặc thù trở thành khuôn mẫu khiến khán giả quốc tế có thể không thích. Có thể phim Ấn – vốn là một hình thức giải trí đại chúng, sẽ không làm hài lòng những khán giả cần những bộ phim giàu giá trị nghệ thuật hơn thế. Riêng cá nhân mình luôn tìm thấy những điều tuyệt vời trong phim Ấn Độ. Những bài học nhân văn, những điều mộc mạc, giản dị của cuộc sống đã thật sự chạm đến tâm hồn mình. Quan trọng là bối cảnh trong phim quá đẹp, diễn viên quá xinh và những bộ sari tha thướt luôn làm say đắm lòng người. Tóm lại mình cảm thấy không lãng phí 134 phút của cuộc đời khi xem phim này.
© Nguyễn Hằng Nga – blogradio.vn
- Giọng đọc và techmix: Hằng Nga
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta
Những đau đớn hằn vết trong trái tim anh đều do em cả. Em không mong mình sẽ là người khâu vá lỗ hỏng ấy, chỉ mong anh hãy quên em và đừng yêu em thêm nữa. Tình yêu này không nên tồn tại. Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho cả hai chúng ta.
Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự
Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.
Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909
Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.
Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908
Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng
Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907
Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.
Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906
Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”
Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905
Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?
Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904
Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.
Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903
Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...
Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902
Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.