Bật mí 11 điều bí ẩn xảy ra trong giấc ngủ mà bạn không hề biết
2019-01-06 01:14
Tác giả:
Đoàn Hòa, Đoàn Hòa
Giọng đọc:
Cao Trí
1. Bóng đè
Cảm giác khi bị bóng đè là họ tỉnh giấc vào ban đêm nhưng lại không thể cử động được. Thêm vào đó là cảm giác như có ai đó đi lại trong phòng nhưng lại không làm gì được. Vào thời cổ đại người ta thường cho rằng bóng đè có liên quan đến sự trêu chọc quấy rối của ma quỷ.
Sự thật là khi chúng ta ngủ thiếp đi chúng ta thường bị tê liệt một số cơ. Và bóng đè chính là hiện tượng cơ bị liệt nhưng não lại tỉnh táo.
Khoảng 7% dân số đã trải qua việc bị bóng đè ít nhất 1 lần.
2. Ảo giác Hypnagogic
Ảo giác hypnagogic không hẳn là một rối loạn giấc ngủ bởi hiện tượng này xảy ra khi sắp ngủ hoặc lúc thức giấc chứ không ập tới khi đang ngủ. Khoảng 10% dân số sẽ không gặp phải hiện tượng này.
Ảo giác hypnagogic xảy ra đối với những người sử dụng chất kích thích, ma túy hoặc người có tâm lý căng thẳng, lo âu, mất ngủ.
3. Nói mớ
Tình trạng nói mớ hoàn toàn không có gì đáng lo ngại về mặt tâm lý. Thông thường khi người ta quá lo lắng, căng thẳng hoặc áp lực về một vấn đề gì đó có thể dẫn đến việc bị ám ảnh cả trong giấc ngủ.
Theo khảo sát thì đàn ông và trẻ em dễ mắc chứng nói mớ hơn phụ nữ.
4. Mơ trong giấc mơ
Cảm giác sẽ như thế nào nhỉ?
Có nghĩa là người đó nhìn thấy một giấc mơ, sau đó tỉnh dậy nhưng điều kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra. Hóa ra là người đó chỉ tỉnh dậy trong mơ. Những người mơ tỉnh có thể tiếp cận với các ký ức đời thực của họ trong khi đang mơ.
Đây là một trạng thái kết hợp giữa ý thức tỉnh táo và ngủ.

5. Mộng du
Mộng du là triệu chứng liệt một nửa. Tức là một nửa ý thức ngủ - một nửa thức, nhưng cơ không bị tê liệt. Trong giấc ngủ, những người bị mộng du thường dọn dẹp nhà cửa, thậm chí có người đi ra khỏi nhà và điều này rất nguy hiểm. Và thường thì khi tình dậy vào sáng hôm sau họ chẳng nhớ điều gì.
Có khoảng 4,6%-10,3% dân số mắc chứng mộng du. Thường thì trẻ em bị nhiều hơn.
Nguyên nhân của chứng mộng du vẫn chưa được các nhà khoa học giải thích rõ cũng như chưa tìm ra phương pháp điều trị.
6. Hội chứng đôt quỵ Expl
Những người mắc hội chứng này sẽ thức dậy từ một cảm giác như có một tiếng nổ lớn hoặc tiếng vỗ tay trong đầu. Đôi khi cũng chỉ là do một tiếng buzz hoặc ánh đèn flash chiếu qua.
Hiện tượng này không nguy hiểm gì nhưng thường khiến người ta sợ hãi. Tại sao lại có hiện tượng này? Có một số giải thích là do sự gia tăng hoạt động thần kinh ở những vùng não chịu trách nhiệm xử lý âm thanh hoặc do mất ngủ, căng thẳng.
7. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngưng thở khi ngủ là sự ngưng thở đột ngột trong giấc mơ và khiến người đó thức giấc. Chất lượng giấc ngủ giảm xuống, não căng thẳng và trở nên khó khăn để ngủ đủ giấc. Áp lực động mạch cũng dao động gây áp lực về tim.
Vì sao lại có hiện tượng này? Khi ngủ, các cơ được thư giãn đôi khi dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp. Đặc biệt đối với người béo phì, hay hút thuốc và người già thì lại dễ bị chứng này.
Có một số cách để khiến giảm chứng ngưng thở lúc ngủ là chơi didgeridoo, một nhạc cụ của Úc.
8. Giấc mơ định kỳ
Giấc mơ định kỳ chính là những giấc mơ lặp đi lặp lại.
Các nhà tâm lý học tin rằng việc có những giấc mơ định kỳ như vậy vì nó thể hiện những điều mà chúng ta không đạt được trong cuộc sống hàng ngày. Những giấc mơ này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi tình hình được giải quyết.
9. Cảm giác rơi từ trên cao xuống
Đôi khi chúng ta cảm giác như mình bị ném từ một độ cao xuống giường và sợ hãi khi thức dậy. Hoặc cũng có đôi khi chúng ta mơ rằng mình đang bay, đang vấp ngã và rơi xuống rất khó chịu.
Bởi vì khi ngủ, nhịp tim và nhịp thở chậm hơn, cơ bắp được thư giãn, thế nên bộ não được coi như là ở trạng thái "chết". Những triệu chứng như vừa kể trên để kiểm tra xem người đó còn sống hay không và đánh thức các cơ bắp, cơ thể thức dậy.
10. Hiện tượng linh hồn thoát ra khỏi cơ thể
Đây là một hiện tượng thần kinh tâm thần, trong đó một số người vừa ngủ vừa thức, thấy mình như đang ở một nơi ngoài cơ thể. Đối với một số quan niệm thần bí thì điều này khẳng định sự tồn tại của linh hồn.
Hiện tượng rất khó giải thích. Trong khi các nhà khoa học cho rằng đó là ảo giác và cũng không thể lý giải được cụ thể vì sao điều đó lại xảy ra.
11. Đột ngột giác ngộ trong lúc ngủ
Đôi khi chúng ta không thể tìm ra một giải pháp cho một vấn đề trong một thời gian dài và khiến chúng ta luôn nghĩ về nó. Sau đó trong giấc mơ, não cho chúng ta đầu mối về phần quan trọng của vấn đề đó.
Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học người Nga, đã bị ám ảnh bởi việc tạo ra một bảng các nguyên tố định kỳ - và rồi ông nhìn thấy nó trong một giấc mơ.
Điều tương tự đã xảy ra với nhà hóa học August Kekulé khi ông mơ ước một công thức cho benzen.
Tại sao lại như thế? Đôi khi tiềm thức của chúng ta biết câu trả lời, nhưng chưa thật sự nhận thức được. Trong thời gian ngủ, tiềm thức hoạt động tích cực hơn và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn. Giấc ngủ đôi khi thật tuyệt vời phải không?
Biên dịch: Đoàn Hòa
Nguồn: brightside.me
Giọng đọc: Cao Trí
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Khoảng Trời Nhiều Gió (Blog Radio 868)
Nghịch cảnh luôn là điều mà trăm vạn lần ta không muốn phải trải qua. Nhưng ấy thế mà ông trời lại luôn biết cách khiến chúng ta phải đối mặt với nó.

Sống Chân Thành Để Nhận Chân Tình (Blog Radio 867)
Cuộc sống vốn đã khắc nghiệt, những người ta gặp, những mối quan hệ xung quanh luôn ảnh hưởng và khiến cuộc đời ta thay đổi. Đừng vì cái tôi mà đánh mất những người thân yêu nhất.

Tập Làm Người Hạnh Phúc (Blog Radio 866)
Mỗi ngày chỉ là quá khứ của ngày mai. Chi bằng cứ hướng tới ngày mai bằng tình yêu cho mọi người.

Gieo Nhân Nào Gặt Quả Nấy (Blog Radio 865)
Nhân quả vẫn tồn tại dù bạn có tin hay không. Và chắc chắn đến thời điểm đủ duyên, những nhân chúng ta gieo sẽ trổ quả.

Thấu Hiểu Trái Tim Mình (Blog Radio 864)
Khi những khó khăn, bão tố không ngừng ập đến ta có đủ can đảm để tĩnh lại và nghĩ xem tại sao đến giây phút này ta vẫn còn đang sống.

Yêu Sẽ Tìm Cách, Không Yêu Sẽ Tìm Lý Do (Blog Radio 863)
Hãy dũng cảm một lần nói ra câu chia tay và hiên ngang rời khỏi cuộc đời người đó. Bắt đầu cuộc sống mới của mình để không lãng phí năm tháng thanh xuân người con gái

Vẫn Yêu Người Cũ (Blog Radio 862)
Tôi luôn cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình, nên tôi hay lên mạng tìm kiếm một cái kết nối gì đó. Tôi cần một ai đó, người lạ cũng được, để họ lắng nghe tôi lúc này.

Nhật Ký Chữa Lành (Blog Radio 861)
Sáng nay thức dậy, lòng tôi bỗng trào dâng một tình yêu dành cho chính mình. Tôi muốn mặc đẹp hơn, bất chấp công việc hôm nay thế nào. Một cảm giác yêu thương và hân hoan.

Nhờ Gió Gửi Đến Em Nụ Cười An Yên (Blog Radio 860)
Tôi từng quanh quẩn hoài với những hồi ức, ngần ngại chẳng dám xóa bỏ chúng khỏi cuộc đời. “Từng ấy kỉ niệm, từng ấy niềm vui cơ mà, sao mà có thể từ chối sự hiện diện của chúng đây…” Tôi từng đắn đo nhấn nút “xóa tất cả” những tấm hình, những câu chuyện đã lưu, những dòng tin nhắn đã gửi. Nhưng lại lấp lửng chẳng dám chạm tay vì sợ nhỡ đâu một ngày lại tìm đến nó, cần đến nó như để tìm thêm một chút động lực thì sao?

Mình Sống Đời Mình Chẳng Ảnh Hưởng Đến Ai (Blog Radio 859)
Ngày đó ông bà cũng không ưng dượng, vì hoàn cảnh nhà dượng khó khăn lại đông anh em, trên có mẹ già, dưới có em nhỏ ông bà sợ dì lấy dượng sẽ phải chịu khổ, ra sức can ngăn, nhưng dì thương dượng lại cứ mãi cứng đầu cứng cổ đến cùng.