Top 10 trận lụt lịch sử thế giới
2016-10-06 15:25
Tác giả:
Giọng đọc:
Hằng Nga
10. Trận lũ lụt Thánh Elizabeth
Dù được đặt theo tên một vị thánh của Hungary, trận lụt lịch sử lại tàn phá Hà Lan nặng nề. Trận lũ lụt xảy ra trong 2 ngày 18/11/1421 và 19/11/1421 với nước ở Biển Bắc làm vỡ đê, biển ăn vào đất liền trong suốt nhiều thập kỷ. Thậm chí, ngày nay, một số đất đai bị biển ăn lấn bởi trận lũ kinh hoàng năm xưa vẫn ngập nước. Trận lũ khiến khoảng 1.000-10.000 người người chết.
9. Trận lũ lụt Thánh Lucia
Xảy ra vào ngày 14/12/1287, trận lũ lụt Thánh Lucia đã tàn phá Hà Lan và miền Bắc nước Đức nặng nề. Khoảng 50.000 đến 80.000 người đã thiệt mạng. Ở Hà Lan, thành phố Griend gần như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại khoảng 10 ngôi nhà điêu đứng trong gió bão.
8. Lũ đồng bằng sông Hồng và trận lụt ở Hà Nội năm 1971
Báo nước ngoài viết, thời điểm diễn ra trận lũ ở đồng bằng sông Hồng là vào năm 1971, khi Việt Nam đang ở trong cuộc chiến tranh chống Mỹ gay go, ác liệt. 100.000 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt lịch sử này.

7. Lũ lụt thánh Felix
Thứ 7, ngày 5/11/1530 còn được biết đến là Ngày Thánh Felix ở Hà Lan. Nhưng cũng đúng vào thời điểm này, một trận lũ lụt kinh hoàng đã xảy ra khiến 100.000 người Hà Lan thiệt mạng. Ngày thánh Felix trở thành "Ngày thứ bảy thảm khốc" khi hơn 100.000 người bị thiệt mạng trong trận lũ lụt lớn lịch sử cuốn trôi Flanders và Zeeland.
6. Trận lũ lụt sông Dương Tử, Trung Quốc năm 1935
Sau những cơn mưa như trút nước tháng 7/1935, sông Dương Tử dài nhất của Trung Quốc vỡ bờ, dẫn đến trận lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc. Hậu quả là 145.000 người thiệt mạng, nạn đói và dịch bệnh lan tràn, hoành hành khắp Trung Quốc..
5. Trận lụt lịch sử năm 1975 ở Trung Quốc
Tháng 8/1975, sức mạnh khủng khiếp của cơn bão Nina đã làm vỡ 62 đập thủy điện ở Trung Quốc dẫn đến trật lũ lụt kinh hoàng nhấn chìm đất đai, nhà cửa và 85.000 người. 145.000 người khác chết vì nạn đói và dịch bệnh sau đó.

4. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1642
Sông Hoàng Hà nổi tiếng thường xuyên vỡ bờ, gây ra các trận lũ lụt lớn. Và một trận lũ lụt bi thảm bậc nhất thế giới đã diễn ở đây năm 1642 sau khi một con đê chắn lũ dọc theo sông Hoàng Hà bị phá vỡ. Khoảng một nửa dân số trong vùng đã thiệt mạng, bao gồm cả số người chết do bệnh dịch và nạn đói sau này.
3. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1938
Chính phủ Quốc dân Đảng ở Trung Quốc từng ngăn chặn quân Đế quốc Nhật trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 bằng cách phá đê dọc sông Hoàng Hà. Hậu quả thảm khốc là khoảng 500.000 - 900.000 người Trung Quốc đã chết vì mất đi sự bảo vệ trước con sông nổi tiếng với những trận lũ lụt kinh hoàng.

2. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1887
Năm 1887, những trận mưa như trút nước đổ xuống miền Bắc Trung Quốc, khiến toàn bộ khu vực bị ngập lụt nặng khi nhiều tuyến đê trên sông Hoàng Hà bị vỡ. Hậu quả là khoảng 1 triệu - 2 triệu người đã chết trong khoảng từ tháng 9/1887 đến tháng 10/1887 vì lũ lụt, nạn đói và dịch bệnh. Hơn 2 triệu người rơi vào tình trạng vô gia cư.
1. Những trận lũ lụt ở Trung Quốc năm 1931
Từ tháng 7/1931 tới 11/1931, mực nước ở 3 con sông lớn ở Trung Quốc bao gồm: sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và sông Hoài dâng cao đến mức báo động do mưa lớn kéo dài. Nặng nhất là ở sông Hoàng Hà với lũ lụt khiến 1 triệu người thiệt mạng. Những người chết vì nạn đói và dịch bệnh sau lũ nâng con số tử vong lên đến 4 triệu người. Trong khi đó, trận lũ lụt tháng 7/1931 trên sông Dương Tử khiến 145.000 người thiệt mạng. Còn trận lũ lụt tháng 8 năm đó trên sông Hoài khiến 200.000 người thiệt mạng. Ước tính, có 80 triệu người Trung Quốc mất nhà cửa vì lũ lụt.
Blog Radio Tổng hợp.
Có sự tham khảo từ thoibao.today và songmoi.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Tập Làm Người Hạnh Phúc (Blog Radio 866)
Mỗi ngày chỉ là quá khứ của ngày mai. Chi bằng cứ hướng tới ngày mai bằng tình yêu cho mọi người.

Gieo Nhân Nào Gặt Quả Nấy (Blog Radio 865)
Nhân quả vẫn tồn tại dù bạn có tin hay không. Và chắc chắn đến thời điểm đủ duyên, những nhân chúng ta gieo sẽ trổ quả.

Thấu Hiểu Trái Tim Mình (Blog Radio 864)
Khi những khó khăn, bão tố không ngừng ập đến ta có đủ can đảm để tĩnh lại và nghĩ xem tại sao đến giây phút này ta vẫn còn đang sống.

Yêu Sẽ Tìm Cách, Không Yêu Sẽ Tìm Lý Do (Blog Radio 863)
Hãy dũng cảm một lần nói ra câu chia tay và hiên ngang rời khỏi cuộc đời người đó. Bắt đầu cuộc sống mới của mình để không lãng phí năm tháng thanh xuân người con gái

Vẫn Yêu Người Cũ (Blog Radio 862)
Tôi luôn cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình, nên tôi hay lên mạng tìm kiếm một cái kết nối gì đó. Tôi cần một ai đó, người lạ cũng được, để họ lắng nghe tôi lúc này.

Nhật Ký Chữa Lành (Blog Radio 861)
Sáng nay thức dậy, lòng tôi bỗng trào dâng một tình yêu dành cho chính mình. Tôi muốn mặc đẹp hơn, bất chấp công việc hôm nay thế nào. Một cảm giác yêu thương và hân hoan.

Nhờ Gió Gửi Đến Em Nụ Cười An Yên (Blog Radio 860)
Tôi từng quanh quẩn hoài với những hồi ức, ngần ngại chẳng dám xóa bỏ chúng khỏi cuộc đời. “Từng ấy kỉ niệm, từng ấy niềm vui cơ mà, sao mà có thể từ chối sự hiện diện của chúng đây…” Tôi từng đắn đo nhấn nút “xóa tất cả” những tấm hình, những câu chuyện đã lưu, những dòng tin nhắn đã gửi. Nhưng lại lấp lửng chẳng dám chạm tay vì sợ nhỡ đâu một ngày lại tìm đến nó, cần đến nó như để tìm thêm một chút động lực thì sao?

Mình Sống Đời Mình Chẳng Ảnh Hưởng Đến Ai (Blog Radio 859)
Ngày đó ông bà cũng không ưng dượng, vì hoàn cảnh nhà dượng khó khăn lại đông anh em, trên có mẹ già, dưới có em nhỏ ông bà sợ dì lấy dượng sẽ phải chịu khổ, ra sức can ngăn, nhưng dì thương dượng lại cứ mãi cứng đầu cứng cổ đến cùng.

Nơi Tình Yêu Bắt Đầu (Blog Radio 858)
Mưa ngớt. Không khí mát mẻ và trong lành, khác hẳn với những ngày nắng như thiêu như đốt suốt một tuần ròng rã. Chim hót véo von trên cành na, nhảy nhót chuyền cành làm cho những hạt mưa còn đọng lại rớt xuống trên đầu chú mèo nhỏ xinh, tinh nghịch đang rình rập, nô đùa.

Đi Xa Hơn Để Trưởng Thành Hơn (Blog Radio 857)
Với những ai từng xa nhà, xa gia đình, xa bạn bè thân thiết đã từng cảm thấu nỗi lòng của những đêm đông thương nhớ hơi ấm vị quê nhà. Đó là nỗi nhớ những bình dị thân thương, những con đường trước nhà, khóm hoa đầu ngõ, âm sắc quê hương, lòng thương nhớ mẹ cha. Và đó cũng chính là những cảm xúc khó nói nên lời của Thảo Uyên.