Phát thanh xúc cảm của bạn !

'Từ bi thành' – những ngày yên lặng đợi chờ hồi sinh sau giông bão

2021-07-20 01:27

Tác giả: Tuyết Như Trần


blogradio.vn - Theo học ngành y, mình đã được dạy rằng người thầy thuốc phải nỗ lực đến phút cuối để cứu chữa người bệnh. Là bác sĩ đi tuyến đầu, mình sẽ thực hiện điều ấy. Và hơn bất kỳ điều gì, vì mình yêu Sài Gòn, mong muốn nhìn thấy thành phố của chúng ta được bình yên.

***

Gọi là “từ bi thành”, cũng bởi tại đô thị nhộn nhịp này, dù mọi việc có trở nên tồi tệ đến đâu, vận mệnh có nghiệt ngã với bất kỳ ai ra sao, Sài Gòn vẫn dang rộng đôi tay bảo bọc tất cả mọi người vượt qua mọi gian nan. Dù “từ bi thành” của chúng tôi, như bất kỳ nơi nào trên thế giới này, đều có người tốt kẻ xấu, có muôn hình vạn trạng mọi điều tích cực lẫn tiêu cực, nhưng Sài Gòn chưa bao giờ từ bỏ bất kỳ ai, chối bỏ bất cứ cá nhân nào trong cuộc mưu sinh đời thường đầy tất bật. Là một người sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, chứng kiến biết bao sự đổi thay, chưa bao giờ tôi nghĩ thành phố này sẽ có ngày phải chậm lại một nhịp vì bất cứ điều gì. Thế mà hôm nay, sau một trận “giông bão” rất dài, đầy những thương tổn vì CoV19, người Sài Gòn đành chấp nhận “phong thành”. Mười lăm ngày này, hẳn sẽ trở thành một kí ức không bao giờ phai với mỗi người tại thành phố vốn dĩ rất mạnh mẽ, hào sảng và tràn trề năng lượng sống này.

Sẽ thật buồn khi nhận ra phương án “phong thành” là điều duy nhất chúng ta có thể làm để bảo vệ thành phố này, khi diễn biến của dịch bệnh CoV19 ngày một trầm trọng hơn. Những ngày sống yên bình, được tự do hít thở, rong chơi phố phường của cư dân thành phố Hồ Chí Minh đã không còn. Thay vào đó, thành phố giăng dây khắp nơi, hàng loạt “tâm dịch” xuất hiện, tiếng xe cứu thương vang lên từng hồi một, trong sự ngỡ ngàng, bàng hoàng và lo lắng của người dân. Còn gì đau lòng hơn những buổi sáng se se lạnh, chạy xe một mình giữa Sài Gòn vắng lặng, ngang qua những đoạn đường phong toả, thấy biết bao những bất an của cuộc đời thường nhật. Thi thoảng, vì e ngại dịch bệnh nên bản thân cứ chần chừ không muốn dừng xe. Nhưng rồi do lòng trắc ẩn, vì xót thương những ánh mắt khẩn cầu của những ông già bà lão bán hàng rong, những người tàn tật mưu sinh bằng xấp vé số đành phải nán lại mua giúp một vài thứ lặt vặt, tặng họ vài đồng lẻ ít ỏi. Cũng bởi tôi hiểu rằng những người nghèo này không còn sự lựa chọn nào khác, ngoài việc phải bám trụ vào phố xá và lòng từ bi của người đi đường. Đoạn đường về nhà vốn dĩ rất ngắn nhưng lại dài đến quanh co trong nỗi bất lực của bản thân trước biết bao mảnh đời cơ hàn.

Còn gì bàng hoàng hơn khi phải nhận những cuộc điện thoại báo tin người nhà trở thành F1, F2, thậm chí F0, chỉ sau một đêm ngắn ngủi. Suốt tháng sáu vừa qua, thay vì hào hứng thức giấc để chào đón ngày mới, việc đầu tiên bản thân tôi làm là nín thở mở điện thoại chờ đợi thông tin, để rồi có thể thở phào nhẹ nhõm hoặc âu lo buồn bã vì tin tức của những người chung quanh. Rồi những ngày vội vã mua thêm đồ đạc tích trữ, gởi thức ăn động viên cho người thân trong khu cách li, nín thở chờ kết quả xét nghiệm đại trà của cả khu phố, thậm chí buồn bã ra tận đầu ngõ nhìn theo bóng dáng của những người thân thuộc bước lên xe cứu thương đến bệnh viện… sẽ mãi là những hồi ức không thể quên với cá nhân tôi. Và tôi biết, không chỉ riêng bản thân mình, mỗi người ở Sài Gòn đều phải trải qua những khoảnh khắc đau lòng đến khó tả ấy.

Tôi quen biết một cô bạn làm nghề y, xung phong đi tuyến đầu vào khu điều trị cho các bệnh nhân nhiễm CoV19. Vốn dĩ lo lắng cho bạn, tôi nhắn tin hỏi thăm cô ấy vì sao lại bất chấp sức khỏe mà lựa chọn bước vào khu vực rất nhiều người e ngại như thế.

Bạn tôi bình thản trả lời: “Bạn sẽ không biết mình mạnh mẽ thế nào khi mạnh mẽ là lựa chọn cuối cùng của bản thân. Vào những thời điểm như thế này, có nhiều bệnh nhân sẽ bỏ cuộc vì đau đớn nhưng đội ngũ y bác sỹ thì không. Theo học ngành y, mình đã được dạy rằng người thầy thuốc phải nỗ lực đến phút cuối để cứu chữa người bệnh. Là bác sỹ đi tuyến đầu, mình sẽ thực hiện điều ấy. Và hơn bất kỳ điều gì, vì mình yêu Sài Gòn, mong muốn nhìn thấy thành phố của chúng ta được bình yên. “Từ bi thành” là nguồn động lực lớn lao nhất dành cho mình”. Những dòng tin nhắn thay cho lời từ biệt khiến tôi xúc động thật sự. Và tôi biết, không chỉ riêng bạn mình mà hàng nghìn bác sỹ, y tá, nhân viên ngành y ở khắp thành phố này đang cố gắng hết sức từng ngày từng giờ. 15 ngày với chúng ta dù lo lắng bất an nhưng vẫn bình yên trong nhà, còn với những người như cô bạn bác sỹ của tôi thật sự là một khoảng thời gian quá dài. Sau bao năm trưởng thành nói không với “giấc mơ”, khi chứng kiến biết bao điều tử tế như thế giữa Sài Gòn, tôi đã bắt đầu tin vào phép mầu nhiệm.

Dịch bệnh CoV19 xuất hiện tựa hồ như từng đợt súng liên thanh tấn công không ngừng nghỉ vào “từ bi thành”. Vốn quen với một cuộc đời yên ả, chỉ việc chuyên tâm làm việc và vui sống từng ngày, ắt hẳn chẳng mấy người Sài Gòn chuẩn bị tâm thế đối diện với dịch bệnh và tình hình căng thẳng, bủa vây vào thành phố như khoảng thời gian vừa qua. Lần đầu tiên, tôi nhận ra cũng có lúc “từ bi thành” của chúng tôi thật sự bất lực đến đau lòng như thế. Thế mới hay, sống một cuộc đời bình thường vốn dĩ đã là một điều khốc liệt rồi. Sống giữa “tâm dịch” lại càng thật sự là một cuộc chiến khốc liệt hơn. Mỗi chúng ta, trong suốt mười lăm ngày sắp đến, hãy nỗ lực hết mình trong phạm vi có thể, cùng nhau lan tỏa những năng lượng tích cực nhất, để giúp Sài Gòn vượt qua cơn đại dịch này. “Từ bi thành” của tất cả người dân Sài Gòn nhất định sẽ hồi sinh mạnh mẽ, như cái cách vùng đất này đã bao bọc yêu thương và trìu mến đối đãi chúng ta trong suốt những năm tháng vừa qua.

© Tuyết Như Trần - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Replay Blog Radio: Người thương mình sẽ luôn dõi theo mình, dù họ không còn bên mình nữa

Tuyết Như Trần

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hè còn đến

Hè còn đến

Con đường mùa hè của đứa trẻ còn quê là xuống bếp, lên nhà rồi ra vườn, chạy ra đồng rồi lấm lem ra về. Quãng đường này tôi đã đi mòn mấy mùa hè trước và thêm mùa này nữa cũng coi như trọn vẹn thời học sinh.

Em ra phố

Em ra phố

Sáng nay cô ra phố, Bích Loan thấy nhớ nôn nao chiếc xe bánh mì và câu nói của mẹ, mình chuẩn bị ra phố thôi con, dậy đi. Bây giờ cô cũng đang ra phố đây, cũng con hẻm quen thuộc cũng những ngôi nhà những gương mặt quen thuộc của biết bao người, cũng con phố đã bên cô bao năm tháng ngày xưa, mà sao hôm nay cô thấy thân thương lạ.

Mẹ dạy con

Mẹ dạy con

Mẹ dạy con, dạy biết bao điều Mẹ dạy nhiều, con nhớ bao nhiêu? Lời mẹ dạy, con chẳng thèm giữ Vì lời mẹ cũng chẳng dễ nghe.

Trong 3 tháng tới, 4 con giáp này lội ngược dòng thành công, thu về nhiều tiền bạc lẫn chuyện vui, đặc biệt là chuyện tình cảm ngọt ngào

Trong 3 tháng tới, 4 con giáp này lội ngược dòng thành công, thu về nhiều tiền bạc lẫn chuyện vui, đặc biệt là chuyện tình cảm ngọt ngào

Ai cũng mong vận may của mình sẽ thuận buồm xuôi gió trong cuộc đời, đặc biệt là về mặt sự nghiệp, tài lộc. Ba tháng tới sẽ là khoảng thời gian may mắn đối với bốn con giáp này. Họ sẽ có những chuyển biến tốt hơn, sự nghiệp thăng tiến và họ cũng có thể đạt được sự giàu có bất ngờ. Hãy cùng xem 4 con giáp này sẽ tận hưởng vận may như thế nào trong những ngày tới nhé.

Vượt qua niềm đau

Vượt qua niềm đau

Tôi nhận ra anh cũng thích tôi giống như tôi đã thích anh vậy. Phải chi tôi đủ dũng cảm để nói ra hết mọi chuyện với anh thì giờ đây tôi không phải hối hận nhiều đến vậy.

Viết về tuổi 22 của chúng ta

Viết về tuổi 22 của chúng ta

Tuổi 22, nơi mà một người trẻ cảm thấy mình nhỏ bé giữa vũ trụ bao la của ước mơ và khát vọng, nhưng cũng không thể tránh khỏi áp lực thời gian và nỗi đau của sự thất bại.

Mơ

Chẳng hiểu sao những ngày đó cô có thể mơ những cái mơ lạ lùng như vậy, toàn là mơ những chuyện quá sức mình, vậy mà cũng mơ được. Vậy là thêm một lần mơ nữa vẫn cứ là mơ chứ cô không biến mơ thành thực được.

Top 5 dòng sách chữa lành đang được ưa chuộng

Top 5 dòng sách chữa lành đang được ưa chuộng

Hiện nay, 5 thể loại sách chữa lành được độc giả ưa chuộng gồm sách khám phá bản thân, phân tích hành vi, kỹ thuật giảm căng thẳng, phát triển kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp.

Lỡ như ta yêu nhau thật nhiều (Phần 4)

Lỡ như ta yêu nhau thật nhiều (Phần 4)

Mỗi người một nơi, không ở cạnh nhưng luôn nghĩ về nhau, trái tim của hai đứa trẻ ấy vẫn luôn hướng về đối phương. Người ta hay nói “Xa mặt cách lòng”, giá như nó đúng với câu chuyện này thì hay biết mấy, sẽ không có hai người yêu nhau mà ôm nỗi tương tư như thế.

Gia đình tôi có một thành viên mắt màu hổ phách

Gia đình tôi có một thành viên mắt màu hổ phách

Tôi nhớ mỗi tối nằm trong chăn ấm đều thiếp đi khi ngắm nhìn nó cuộn tròn ấm áp bên cạnh cái đèn ngủ bể cá giả sủi khí đưa đẩy những con cá nhựa lên xuống trong ánh sáng mờ màu xanh lam. Có lẽ đó là những năm tháng bình yên, vui vẻ nhất trong tuổi thơ của tôi và nó, cũng là những năm tháng mà tình bạn của chúng tôi gắn bó keo sơn nhất.

back to top