Hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết?
2022-02-03 00:05
Tác giả:
LÊ QUÝ HOÀNG, Nguyễn Hà Trang
Giọng đọc:
Bạch Dương
blogradio.vn - Cho dù Tết có đơn sơ hay Tết đủ đầy, thì điều mong ước của mỗi người cũng chỉ gói gọn trong các chữ bình an, hạnh phúc mà thôi.
Bạn thân mến! Tết là dịp nghỉ ngơi, sum họp, đoàn viên sau một năm làm việc vất vả. Thế nhưng với nhiều người, Tết lại là gánh nặng khi đủ thứ phải sắm sửa mà lương thưởng vẫn chưa thấy đâu. Những chiếc phong bao lì xì đỏ thắm, những món quà Tết và thậm chỉ cả cái Tết cũng dần mất đi ý nghĩa của nó. Mỗi dịp Tết đến xuân về, nét lo âu lại hiện lên trên khuôn mặt của các chị, các mẹ. Vậy thì, tại sao chúng ta lại phải gồng mình đón Tết? Mời bạn đến với bài viết:
Hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết (Lê Quý Hoàng)
Lại một cái Tết đang đến gần, mọi người ai cũng vất vả, lo lắng. Rồi đâu đó, chúng ta bắt gặp và nghe những tiếng thở dài chất chứa bao nỗi lo, thậm chí sợ Tết. Tết đâu có lỗi, Tết rất đẹp, rất đáng trân quý. Tết rất thiêng liêng. Bởi Tết là dịp để đoàn viên, sum vầy và chia sẻ yêu thương. Thế thì, hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết.
Tết đơn sơ hay đủ đầy là do suy nghĩ của mỗi người, thực ra Tết đơn giản lắm, mộc mạc và bình dị lắm. Đôi lúc chỉ cần vài lạng hạt dưa, dăm lát mứt gừng, một cặp bánh chưng, một nhành hoa vạn thọ để dâng lên bàn thờ ông bà, đó đã là một cái Tết đủ đầy và giúp mọi thành viên trong gia đình gắn kết nhau hơn. Nhưng có khi mâm cao cỗ đầy lại khiến mỗi người trong gia đình thêm bực dọc, uể oải, xa cách.
Vì thế, mỗi chúng ta cần thay đổi cách nghĩ về Tết, hãy đơn giản hóa mọi lễ nghi cúng bái nặng nề, đừng gồng mình làm những mâm cao cổ đầy mà trong lòng cảm thấy không vui, rồi lại than ngắn, thở dài, so bì công việc của nhau. Cả năm ai cũng làm lụng mệt nhọc, vất vả với bao lo toan từ sức ép sức khỏe, đời sống và gắng mình hòa nhập với bao mưu sự ở đời, nay lại phải gồng mình đón Tết, thế thì thử hỏi có ai mà không sợ Tết. Tết, chỉ cần một bữa tiệc đơn giản, gọn nhẹ vui vẻ, sum vầy, đầm ấm là đủ.
Hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết?
Đối với các mẹ, các chị đừng gồng mình lo toan chuyện ăn uống ngày Tết như thế nào, mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi và xúng xính quần áo du xuân. Đối với các chú, các anh đừng gồng mình thể hiện việc chén chú chén anh, so bì hơn thua độ cồn nạp vào người nhiều hay ít, mà hãy dành thời gian cho những người thân yêu trong gia đình, con cái.
Tất cả chúng ta, hãy mạnh dạn thay đổi những định kiến, trói chặt mình trong những khuôn phép gượng ép về lễ nghi ngày Tết, hãy làm những gì mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất, tất cả mọi người trong gia đình vui vẻ nhất, đừng ngại ánh mắt hay lời nói của người khác cảm nhận về mình đón Tết như thế nào, bởi mỗi gia đình, mỗi người sẽ có cảm nhận và đón tết theo cách của riêng mình. Cho dù Tết có đơn sơ hay Tết đủ đầy, thì điều mong ước của mỗi người cũng chỉ gói gọn trong các chữ bình an, hạnh phúc mà thôi.
Bạn vừa lắng nghe bài viết Hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết được gửi đến từ tác giả Lê Quý Hoàng. Bạn thân mến! Chúng ta ai cũng từng là một đứa trẻ háo hức chờ Tết đến, càng trưởng thành lại càng vơi dần niềm vui mỗi khi Tết đến xuân về. Vậy Tết với những người trưởng thành là trải nghiệm thế nào? Mời bạn lắng nghe bài viết:
Tết của những người trưởng thành (được gửi đến từ Nguyễn Hà Trang)
“Ngày xưa, tôi luôn chờ đợi Tết, vì nó rất đáng chờ đợi.
Bây giờ thì tôi cũng vẫn còn chờ Tết, không phải vì áo mới, vì dưa hấu, mà muốn kết lại một chặng đời, để sau Tết mình sẽ sống những ngày mới. Để thấy những lỗi lầm, những dại dột đã thuộc về quá khứ, không thể chỉnh sửa.” - Nguyễn Ngọc Tư
Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác được đón gió xuân dưới cảm nhận của một đứa trẻ ngây thơ. Chiều 29, 30 Tết, bố mẹ chuẩn bị mua sắm bao nhiêu là thứ: mứt tết, bánh kẹo, hoa quả, cành đào, cành mai, câu đối đỏ, đèn nháy,... và đặc biệt là lá rong, đỗ xanh, thịt lợn,... để gói bánh chưng. Không khí Tết tràn qua hiên nhà nhiều đến nỗi khiến những đứa trẻ như tôi và mấy đứa hàng xóm quên đi cơn buồn ngủ vào đêm Giao thừa mà chạy ra trước cửa nghe những tiếng pháo giấy nổ giòn giã.
Cho đến tận bây giờ, dù đã cố gắng như thế nào, tôi vẫn không sao có lại được những niềm vui dù nhỏ xiu xíu nhưng lại đầy ắp những ấm áp hân hoan như ngày xưa nữa. Cứ gần đến 26, 27 là lại nghe thấy những tiếng than ngắn thở dài của đồng nghiệp, bạn bè: “Giời ơi lại Tết à?”, “Tao còn tiền chưa trả, Tết đến thì biết đào đâu ra tiền để chạy nợ đây?”. Tôi dần hiểu ra, đối với người lớn, Tết là lúc đong đếm những đồng tiền họ đã làm ra và những khoản nợ trong năm họ đã vay mà chưa thể trả.
Gia đình tôi làm ăn buôn bán, nên lúc còn nhỏ, mẹ tôi hay dẫn tôi đi đến nhà khách hàng để đòi nốt những khoản nợ. Lúc ấy tôi cũng chẳng hiểu sao mẹ lại mất công đem tôi đi theo chỉ để đòi vài đồng bạc lẻ mà lúc ấy tôi nghĩ chẳng đáng là bao. Cho đến tận sau này, tôi mới hiểu ra, mẹ làm thế là để cho tôi thấy sự vất vả để kiếm ra từng đồng tiền, nhà người ta cũng khó khăn lắm mới chắt bóp được vài đồng để trả cho hết nợ mỗi khi Tết đến.
Một lần đi cùng mẹ, đến nhà của một cụ bà cũng đã cao tuổi. Trong ngôi nhà chỉ rộng khoảng 10m2, hai bà cháu đang ngồi ăn bữa cơm đạm bạc trong khi đã giáp Tết, bà tâm sự: “Mẹ đứa cháu của bà bỏ đi rồi, bố nó thì đi làm ăn xa cả năm giời, đến giờ vẫn chưa về, chỉ có hai bà cháu nuôi nhau thế này thôi”. Nghĩ nhiều lại thấy buồn.
Cạnh nhà trọ của tôi ở trên thành phố cũng có một chị đi làm ăn xa trên này, bảo tôi Tết nhất khổ lắm, cả năm chạy vạy đi đây đi đó tích góp được vài đồng, giờ phải tranh nhau mua vé tàu xe để về quê chuẩn bị Tết. “Mà có rẻ rúng gì đâu”, chị bảo, “còn phải mua sắm bao nhiêu là thứ, con gà, đĩa giò còn thắp hương, trả nốt mấy món nợ lặt vặt, rồi lại rau cỏ thịt cá cho qua 3 ngày Tết, chỉ mong sao dư lại ít tiền để mua cho bọn trẻ vài món đồ chơi, quần áo, cho chúng nó đỡ tủi thân.” Rồi chị lại nói: “Nhưng Tết vẫn có cái vui của nó, cả năm đi biền biệt, giờ được mấy ngày về nhà, quây quần bên chồng và mấy đứa trẻ, chị cũng thấy dù có vất vả đến đâu thì cũng đáng lắm em ạ.”
Tôi nghĩ ngợi về lời của chị, rồi nhận ra, tôi cũng muốn được về nhà biết bao. Về nhà gói bánh chưng với bố mẹ, cùng nhau chờ đợi khoảnh khắc Giao thừa, vật vã với đống bát đũa của những mâm cỗ linh đình, rồi có thể lì xì cho ông bà, bố mẹ bằng những đồng tiền đầu tiên mình tự kiếm ra được, tuy không nhiều nhưng cũng là mồ hôi nước mắt của bản thân suốt một năm phấn đấu.
Dẫu cho Tết của người lớn không còn mang màu sắc rực rỡ như khi chúng ta còn là những đứa trẻ nữa, và Tết đã khiến chúng ta thấy rõ những áp lực khi trở thành người lớn, nhưng dù sao đó cũng là cách khiến chúng ta thêm trưởng thành, và cũng là khoảnh khắc chúng ta dừng lại đúc kết những kinh nghiệm đã thu thập được qua một năm, tận hưởng niềm hạnh phúc khi được trở lại bên gia đình thân yêu.
Tác giả: Lê Quý Hoàng, Nguyễn Hà Trang
Giọng đọc: Bạch Dương
Thực hiện: Hằng Nga
Xem thêm video:
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Đến Trước Hay Sau Vẫn Là Định Mệnh Đời Nhau - Phần 2 (Blog Radio 828)
Câu chuyện về một cô gái đã quay ngược về quá khứ để trở thành tình đầu của người yêu hiện tại, để không còn phải đóng vai người đến sau và là thế thân của ai đó. Nhưng liệu đường tình có rẽ lối theo hướng mà cô ấy muốn?

Đến Trước Hay Sau Vẫn Là Định Mệnh Đời Nhau - Phần 1 (Blog Radio 827)
óa ra, ngay từ ban đầu mình đã chỉ là một người thay thế. Nhưng nếu có thể quay ngược về quá khứ, liệu mọi chuyện có khác đi không? Liệu mình có phải mang danh phận người đến sau trong cuộc đời ai đó?

Lấy Người Không Yêu Mình Khổ Lắm (Blog Radio 826)
Lấy người không yêu mình mà chỉ yêu tiền của mình khổ lắm. Nhưng khi đang đứng trên đỉnh cao danh vọng, được hàng tá những cô gái xinh đẹp theo đuổi, mấy ai nhận ra điều này.

Phía Sau Vị Đắng Của Đau Khổ Là Dư Âm Của Sự Trưởng Thành (Blog Radio 825)
Có đôi lúc đau dài chi bằng đau ngắn. Dũng cảm cắt đứt đoạn tình cảm cũ, dũng cảm đối diện với vết thương lòng, cuối cùng tôi cũng đã nhận ra rằng, thì ra, phía sau vị đắng của đau khổ là dư âm của sự trưởng thành.

Em Chỉ Là Người Tình (Blog Radio 824)
Khi đắm say trong một mối tình, ta cứ ngỡ sẽ chẳng thể nào sống được nếu không có người đó. Để rồi bỗng một ngày nhận ra, vắng anh bầu trời vẫn thật đẹp. Chẳng ai là không thể sống nổi chỉ vì mất đi một người.

Giá như anh đừng xuất hiện
5 năm hạnh phúc, 5 năm khổ đau cuối cùng cũng kết thúc bằng một tờ giấy mỏng. Chị quyết định ly hôn, sau 5 năm trời dày vò lẫn nhau, oán hận vì sự phản bội của người đàn ông, vì sự đắc ý của kẻ thứ 3, chua xót cho những dòng nước mắt của hai đứa con. Đến cuối cùng chị đã lựa chọn ly hôn, chỉ đơn giản vì chị cảm thấy mệt rồi, một mình chị không còn đủ sức để cố gắng nữa. Khi cầm trên tay tờ “Đơn Ly Hôn” chị vẫn lặng lẽ rơi nước mắt, nhưng chị đã tự động viên mình “không sao, mình được giải thoát rồi!”

Hy Vọng Nào Cho Em? (Blog Radio 823)
Cái gì cũng có thời điểm, sớm không được, muộn cũng không được. Cho nên ta phải tùy duyên mà thuận theo dòng chảy cuộc đời.

Mảnh Ghép Cuối Cùng Của Ký Ức
Ai cũng mong có một tình yêu bình yên dù ngoài kia cuộc đời nhiều sóng gió, nhưng một tình yêu sẽ đẹp hơn khi nó gắn chặt với trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Ở Đâu Đó Có Người Đang Đợi Bạn (Blog Radio 822)
Tôi nhoẻn miệng cười nhìn ngọn đồi bây giờ chỉ còn là một chấm nhỏ xíu cuối đường chân trời môi ngân nga một giai điệu mà mình yêu thích: “Chẳng phải không, chỉ là chưa thôi! Ở đâu đó chắc chắn có người đang đợi bạn!”

Sao Phải Chọn Nỗi Buồn Khi Ta Có Thể Sống Khác Đi? (Blog Radio 821)
Cơn mưa nào rồi cũng tạnh, đi qua những ngày mưa, ta lại yêu thêm những ngày nắng. Sao chúng ta phải chọn nỗi buồn khi mình hoàn toàn có thể sống khác đi?