Phát thanh xúc cảm của bạn !

DCOL 108: Incredible India

2013-11-24 07:29

Tác giả: Giọng đọc: Radio Online Team, Jun

Vào những năm 50 của thế kỷ 20, nhà báo, nhà du ký kiệt xuất người Ba Lan Ryszard Kapuscinski cũng đến Ấn Độ, đất nước đầu tiên ông đặt chân đến ở bên ngoài biên giới đất nước mình và gọi đó là “Chuyến đi của định mệnh”. Trong tác phẩm xuất sắc “Du hành cùng Herodotus”, sau những trải nghiệm kỳ lạ ở Ấn Độ, ông cũng viết rằng: “Đừng kết luận bất cứ điều gì ở đất nước này, bởi ngay từ khi bạn vừa đưa ra một câu kết luận thì bạn đã kịp nhận ra rằng đó là một nhận định sai lầm”.

Sau khi từ biệt Nepal, chúng tôi đáp chuyến bay từ thủ đô Kathmandu để đến thành phố thiêng Varanasi của Ấn Độ. Và chuyến hành trình 10 ngày ở đất nước này đem đến cho tôi những trải nghiệm chưa từng có trong bất cứ một chuyến hành trình nào bên ngoài biên giới Việt trước đây. 

Ấn Độ đến với tôi bắt đầu từ những cú sốc sau khi cuốc bộ hàng chục cây số ở Varanasi, tận mắt nhìn thấy chủ nghĩa khổ hạnh của những tín đồ cuồng đạo, cảm giác như quay trở lại quá khứ hàng trăm năm trước. Nhưng Ấn Độ với tôi cũng là niềm kinh ngạc khi ngắm nhìn từ xa hay đến gần để sờ lên từng viên đá cẩm thạch của ngôi đền lộng lẫy Taj Mahal và những di sản kiến trúc kỳ vĩ khác của Hindu giáo hay Hồi giáo. Chưa hết, tôi còn chứng kiến tận mắt hai mặt giàu sang và thống khổ ở thủ đô New Delhi ở một khoảng cách rất gần. Và cuối cùng là ngỡ ngàng như đến một xứ sở cổ tích khi đặt chân lên thành phố vàng Jaisalmer ở phía Tây Bắc Ấn, cách biên giới Pakistan chỉ vài chục cây số, cưỡi lạc đà vượt sa mạc Thar và ngủ giữa bầu trời ngàn sao như những người lữ hành kỳ dị…

Câu slogan của du lịch Ấn Độ rất ngắn gọn: “Incredible India” (Xứ sở kỳ diệu) trong khi một người bạn của tôi thì chơi chữ “India” thành “I Never Do It Again” (Một đi không trở lại). Tôi thì thấy cả hai đều không sai, quan trọng là những trải nghiệm của bạn ở đâu và như thế nào trên đất Ấn. Ở đất nước này, điều gì cũng có thể xảy ra hay nói như một nhà văn: thiên đường và địa ngục đôi khi ở một khoảng cách rất gần! 

Khi đặt chân đến Ấn Độ hơn một thế kỷ trước, vào năm 1896, nhà văn người Mỹ Mark Twain cũng đặt cho nó hàng chục danh hiệu: “Xứ sở của dịch hạch, xứ sở của nghèo đói, xứ sở của những ảo giác khủng khiếp, xứ sở của những ngọn núi ngất trời...” và ông viết rằng: “Mỗi khi bạn nghĩ là mình đã tìm hiểu hết những nét tính cách lạ lùng của nước này và muốn đặt cho nó một danh hiệu nào đó thì lại sớm phát hiện ra những tính cách mới và bạn thấy cần phải đặt những danh hiệu mới”. Cuối cùng ông thấy tốt nhất là vứt bỏ mọi danh hiệu và gọi Ấn Độ là “Xứ sở của những điều kỳ diệu”. Vào những năm 50 của thế kỷ 20, nhà báo, nhà du ký kiệt xuất người Ba Lan Ryszard Kapuscinski cũng đến Ấn Độ, đất nước đầu tiên ông đặt chân đến ở bên ngoài biên giới đất nước mình và gọi đó là “Chuyến đi của định mệnh”. Trong tác phẩm xuất sắc “Du hành cùng Herodotus”, sau những trải nghiệm kỳ lạ ở Ấn Độ, ông cũng viết rằng: “Đừng kết luận bất cứ điều gì ở đất nước này, bởi ngay từ khi bạn vừa đưa ra một câu kết luận thì bạn đã kịp nhận ra rằng đó là một nhận định sai lầm”.



Không chỉ có Mark Twain và Ryszard Kapuscinski, tôi còn tham khảo rất nhiều cuốn sách khác sau chuyến đi viết về Ấn Độ mà trước đó hầu như tôi không để ý tới, dù nó nằm phủ bụi trên giá sách từ lâu. Cuốn sách cho tôi nhiều kiến thức và cảm hứng nhất là “Lịch sử Văn minh Ấn Độ” của sử gia nổi tiếng người Mỹ Will Durrant viết vào những năm 30 của thế kỷ trước hay những trang viết trong cuốn du ký “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” của một nhà văn người Mỹ khác là Paul Theroux với chuyến trải nghiệm bằng tàu hỏa khắp Ấn Độ vào những năm 70 của ông… Tôi phải gật đầu lia lịa hay ngưỡng mộ với những trang viết đầy kiến thức hay những nhận định đến bây giờ vẫn còn mới mẻ của các bậc tiền nhân. Nhưng thôi, nếu phải trích dẫn thì (chắc) tôi phải trích dẫn hàng trăm trang in. Cuối cùng tôi chọn cách loại bỏ chúng hết khỏi đầu và bắt đầu bằng những trải nghiệm của chính mình…

Chuyến bay từ Kathmandu đến Varanasi, chỉ mất khoảng 45 phút bay với cái giá khá đắt 170 USD, đổi lại chúng tôi đỡ phải ngồi trên chuyến xe chạy qua biên giới với cung đường nghe nói là khủng khiếp và mất tới 18 tiếng. Thủ tục lên máy bay phải qua ba lần khám xét, thậm chí ngay tại cửa vào máy bay còn bị khám một lần nữa, khiến tôi nghĩ mình sắp sang một xứ sở trật tự và an ninh nghiêm ngặt lắm. Sân bay Varanasi nhỏ nhắn nhưng sạch sẽ và khá văn minh càng khiến tôi đinh ninh sắp vào một thành phố đạo yên bình và đẹp đẽ. Mọi tưởng tượng đều dễ bị sai lầm, đặc biệt là ở Ấn Độ.



Cú sốc đầu tiên của tôi ở Varanasi là khi chuyến taxi đi khoảng 1 tiếng thì dừng lại vì không đi được nữa, khi tiến đến gần trung tâm. Những con đường bị bủa vây bởi người là người, các phương tiện vận tải thô sơ như xe kéo, tuk tuk, xích lô và đặc biệt là những chú bò, trâu, ngựa, dê… đi lại đủng đỉnh trên phố. Mọi thứ hỗn độn, inh ỏi và náo loạn như ở một xứ sở vô chính phủ (Xin lỗi, tôi lại định nghĩa rồi!). Chúng tôi phải chuyển qua một chuyến tuk tuk (ở Ấn gọi là Rickshaw), đi len lỏi giữa hàng người đông đặc và trông mặt ai cũng khắc khổ, nghèo đói để về khách sạn. Bác tài xế phải gồng cả hai tay để chiếc xe không lao vào những chiếc đi ngược chiều hay thậm chí là cùng chiều. Càng vào trung tâm, cảnh hỗn loạn càng trầm trọng và tiếng ồn của các phương tiện giao thông cùng tiếng còi xe càng đinh tai nhức óc. Và mùi, bốc lên đến ngạt thở. Mùi của những bãi phân bò đang rữa dày đặc trên đường, mùi bốc lên từ cống lộ thiên, mùi của một toilet công cộng bên đường, mùi cà ri của những quán ăn uống tạm bợ và tất nhiên là cả mùi người. Tôi sốc thực sự khi nhìn thấy một người đàn ông trần truồng, gày gò, người sơn phết đủ màu đi lại như chốn không người hay một chú khỉ chết được đặt trên một manh chiếu, đặt cùng mấy loại đồ cúng, hương khói bốc nghi ngút. Tất cả đều diễn ra trên đường. Thoát được con đường chính, đi vào ngõ nhỏ dẫn vào khách sạn cũng đầy… phân, chỉ cần không để ý là… dính đạn ngay. Tay kéo va li, tay bịt mũi bởi những cơn nôn khan chực trào lên cuống họng. Ba ngày ở Varanasi, tôi đều ở trong tình trạng nôn khan bởi mùi hôi và cảm giác lợm giọng khi nhìn thấy những bãi phân bò, dê, ngựa nằm rãi rác trên tất cả mọi con đường ở Varanasi mà không có bất cứ ai dọn dẹp.



Cảm giác đầu tiên của tôi lúc đó là chỉ muốn đào thoát ngay lập tức khỏi thành phố này, nhưng để thực hiện điều đó ở Varanasi cũng không hề đơn giản, bởi chúng tôi còn chưa có vé tàu. Đang mùa lễ hội lớn nhất của các tín đồ Hindu nên lượng người đổ về Varanasi càng đông gấp bội. Khi bắt chuyến xe tuk tuk để ra ga đặt vé tàu cho 2 ngày sau, chúng tôi cũng phải len người vào đám đông khổng lồ đang nằm ngồi vật vờ và thậm chí họ nấu nướng, vệ sinh ngay tại ga. Will Durrant viết nhà ga ở Ấn Độ như cái làng của họ, nơi họ nằm, ngồi, ăn uống, đi vệ sinh... quả không sai.


(...)


Tác giả: Lê Hồng Lam
Người đọc: Jun
Kỹ thuật: Jun


Bạn có thể tìm thấy những bản nhạc nền được sử dụng trong chương trình tại forum Nhacvietplus và Blog Việt theo địa chỉ: http://forum.nhacvietplus.vn. 
Những tâm sự muốn sẻ chia, những bài viết cảm nhận về cuộc sống, những sáng tác thơ, truyện ngắn mời bạn cùng chia sẻ bài viết với Audio Book bằng cách gửi đường link, file đính kèm về địa chỉ emailaudiobook@dalink.vn

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Bên trong ai cũng có một vài vết thương, có kẻ biến vết thương thành một sự hiểu biết. Có người lại biến vết thương thành một nguyên nhân, sinh ra một vết thương mới đau hơn…

Em như ánh sao trời | Blog Radio 900

Em như ánh sao trời | Blog Radio 900

Không có một tình yêu nào là vĩnh hằng cũng chẳng có lời hứa nào gọi là mãi mãi, chỉ là con người ta thích tin vào những điều đó chỉ là nhất thời để rồi một đời đợi chờ.

back to top