Phát thanh xúc cảm của bạn !

Suy nghĩ về tiêu đề "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã" của Đại Đức Haemin

2025-03-28 15:10

Tác giả: Những điều nhỏ bé


blogradio.vn - Vậy thì “bước chậm lại” để ngắm nhìn vạn vật đang chuyển mình trong gió, bước chậm lại để ta thấu hiểu hơn về cuộc đời, về con người, hay đơn giản là bước chậm lại để gom nhặt những “mảnh người” của chính mình, để biết ta còn biết buồn, biết yêu, và biết tất thảy mọi cảm xúc như con người.

***

Bước chậm lại giữa thế gian vội vã là cuốn sách nổi tiếng của Đại Đức Haemin. Chỉ một tựa đề thôi cũng đã đủ làm ta phải suy ngẫm về cuộc sống hiện tại

“Mai này con hãy nhớ đi nhanh cũng được, đi chậm cũng được miễn là con đừng dừng lại”.

Mẹ tôi đã trăn trở để dạy tôi khi bước vào cuộc đời, mẹ tôi quả thật chẳng khắt khe với tôi mà vẫn ân cần như bao ngày. Nhưng, mẹ ơi, cuộc đời này giá như có thể dịu dàng với con như mẹ dù chỉ một chút thì thật tốt quá! Con không thể đi mà con phải chạy, chạy về phía hối hã để không bỏ lại phía sau, lắm lúc khiến con mệt mi buông xuôi. Cứ thế, tôi mãi suy tư về đời mình, khi ấy những kí ức mơ hồ về tựa sách của Đại đức Haemin cứ hiện diện: “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã”... Liệu, tôi có thể sống như thế chăng?

Oscar Wide có viết: “Cuộc đời ta là một sự bắt chước, hành động của ta là những thứ được tái lập của kẻ khác”. Ta chạy theo xã hội, chạy theo thời cuộc, để rồi ta chẳng còn là chính mình nữa. Haemin – người đã tỉnh thức để viết “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã”, để chính mỗi người nhìn nó có thể tự hỏi “thế gian vội vã”, hay chính mình mới là người cần “bước chậm lại”, không đơn thuần là một hành động di chuyển với vận tốc giảm dần, mà xa hơn là để vận tốc của tâm hồn được nghỉ ngơi. Vậy thì “bước chậm lại” để ngắm nhìn vạn vật đang chuyển mình trong gió, bước chậm lại để ta thấu hiểu hơn về cuộc đời, về con người, hay đơn giản là bước chậm lại để gom nhặt những “mảnh người” của chính mình, để biết ta còn biết buồn, biết yêu, và biết tất thảy mọi cảm xúc như con người.

“Mẹ ơi nhưng cuộc đời này không cho phép con ngơi nghỉ, con buộc phải chạy”

Ai cũng như ai, ai cũng phải đi tìm “chỗ đứng” trước thời cuộc định vị mình bằng “thương hiệu cá nhân”. Mỗi khi mở mắt, hàng trăm tin tức, hàng trăm video chỉ trong một đến hai phút cũng khiến con người ta đủ mất thời gian hàng giờ và mệt mi vì những thông tin mới. Ta sợ mình sẽ là kẻ “tối cổ” trong mắt người khác, ta sợ mình sẽ không bắt kịp xu hướng của đám đông, ta sợ cảm giác bị bỏ lại (hiệu ứng Fomo). Rồi cứ thế, sự chóng vánh rợn ngợp có khiến cho mỗi người thêm đầy đủ. Khi ta không cho phép mình ngơi nghỉ, đó là lúc ta vắt kiệt mình trước “chất dẫn truyền thần kinh gây nghiện” (Hoocmon Dopamine). Ta tự làm tổn thương tinh thần mình bằng cách sống vội hơn, nhưng hẹp lại. Ấy thế, ta để lại biết bao nỗi đau của cuộc đời mà chính từ sự vô tâm của mình thờ ơ. Mẹ ơi, con buộc phải chạy, nhưng con sẽ chậm lại để thay đổi những chuyển biến tiêu cực của đời mình!

“Sau những lần chạy, con đã bỏ quên những lời nhắn gì mà thiên nhiên đang thì thầm, tiếng con người đang chịu khổ”

Bước chậm lại giữa thế gian ồn ả, chóng vánh để những tiếng cỏ cây không bị ta quên lãng. Nhìn lại chúng ta đã đi qua bao nhiêu quá trình, khi chu kì từ loài vượn người tìm cách sinh tồn đến trở thành đứng đầu chuỗi thức ăn. Đó là những cuộc đấu tranh từ trí tuệ không ngừng của chúng ta để mong có cuộc sống tốt hơn. Càng phát triển vượt bậc như thế, lòng tham bản năng của mình ngày càng trỗi dy, ta sẵn sàng bỏ đi những giá trị đạo đức để làm giàu cho mình, ta sẵn sàng hy sinh lòng thấu cảm để đổi lấy sự thờ ơ rợn ngợp. Ta kéo theo một xã hội nhanh vội, một xã hội thoã mãn lợi ích cá nhân là điều kiện tiên quyết, một xã hội mà những truyền thông sơ sài cũng đủ để ta tự nhủ: "Chắc sẽ không sao đâu nếu ta lỡ làm điều xấu". Chúng ta đang dần “cuốn theo” biết bao sự thao túng, sự trói buộc của tư duy mà bản thân không hay biết. Phải chăng, vì sống là phải chạy liên tục nên ta không có thời gian để nhận biết, hay do chính mình tc lưỡi dù biết cũng hững hờ? Cây cối, muôn loài, thiên nhiên đã chịu bao thương tổn khi chúng ta đưa ra hàng trăm cái cớ để khai thác, mà mục đích cuối cùng có phải là thoã mãn “điều mình muốn”?

Hàng năm, số cây chặt phá là điều mà tôi không thể kể hết, số rác thải được vứt ra môi trường với lời an ủi: “để làm sạch cho chính ngôi nhà của mình”. Song, chính thiên nhiên cũng đã đưa lời cảnh tỉnh buộc bản thân con người phải chậm lại trước sự việc trận cháy rừng ở Los Angeles, California trong những ngày của đầu năm 2025 khiến ta phải xót xa, khi số liệu gần nhất cũng đã hơn 12000 ngôi nhà bị thiêu rụi, ít nhất 27 người tử vong, và số người thiệt hại từ thể chất đến tinh thần thì không thể đếm xuể. Chậm lại để thấy xót xa cho đồng loại mình trước thảm họa của thiên nhiên, chậm lại để ngẫm nghĩ nếu hôm nay bản thân ta thờ ơ, vội vã trước cuộc đời thì tương lai chính mình cũng sẽ là nạn nhân ở đó. Mẹ ơi, bây giờ con đã hiểu, vì bản thân mình luôn lấy lí do biện bạch mà quên mất những giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, khiến nó trở nên nông, hời hợt.

Thật đau lòng! Khi những kiếp người bé mọn tại dãy Gaza khốn khổ phải chịu biết bao dư chấn từ chiến tranh, khi những tiếng súng vội vã, những quả bom không biết tiếng người đã tàn phá dãy Gaza trở nên tăm tối. Những đứa trẻ ở đó không mong cầu kẹo, mà chỉ mong sau mình được no bụng qua sự khốc liệt của chiến tranh. Những “người đàn ông, đàn bà” nét mặt đã thảm sâu vô cảm mất hết tương lai, họ không mong ăn ngon mặc đẹp, định vị bản thân mà họ chỉ mong mình được tồn tại, được no bụng qua ngày, được bình yên trọn vẹn kiếp người. Hãy chậm lại, để thấy họ. Hãy chậm lại để nghe họ. Hãy chậm lại, để ủng hộ hòa bình, cứu vớt những con người nhỏ bé. Và khi chậm lại, con thấy mình thêm trân quý vì được sống trong đất nước hòa bình, nơi mà có tình yêu thương làm động lực cho con lắm mẹ ơi!

“Và quan trọng hơn hết, con chậm lại là để thấu hiểu chính mình, để nghe những gì trong trái tim con muốn nói”

“Khi bạn đứng lại cả thế giới sẽ đứng lại theo bạn”. Đó là những gì bạn của tôi đã nói với tôi lúc cậu ấy khép lại trang cuối cùng của quyển sách. Tôi luôn học được nhiều điều từ những người chung quanh mà tôi nào hay biết. Cuộc đời vẫn thế, chỉ có tôi là luôn dùng nhiều lí do để biện bạch, than phiền chính nó. Tôi vội vã, mệt nhoài, tôi quên đi những giá trị cốt lỗi của vạn vật, tôi quên đi “dục tốc bất đạt”. Phải chăng, những người như tôi ngoài kia vẫn rất nhiều. Mở mắt thức dậy tôi vẫn chạy theo guồng quay hối h, tôi chán ghét sự thinh lặng. Và đó có phải là thứ đã gây ra sự lo âu, khủng hoảng bản sắc của chính mình. Tình trạng người trẻ trở nên lo âu, rối loạn cảm xúc, khủng hoảng bản sắc ngày càng được thấy nhiều hơn. Họ quên đi tiếng nói bên trong mình, họ chú trọng bề ni, quên đi bề sâu. Vì vậy, họ hòa nhập vào những chất gây nghiện, vì họ nghĩ điều đó có thể trốn tránh những nỗi đau của thực tại. Và bước chậm lại để nhìn rõ bản thân mình, thấu hiểu và cùng vượt qua những đau bên trong mình là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Hơn ai hết, trước ai hết, quan trọng hơn ai hết, chính mình phải dừng lại để tự lắng nghe chính mình, để đưa bản thân mình tới những an lạc, những thức tỉnh thật sự.

“Con đã học được gì sau những chuyến phiêu lưu dài”. Và một lời “Thanks” – “Sorry”, “Arigato” – “Gomenasai”, “Cảm ơn” – “Xin lỗi” cũng thật khó nói biết bao. Cơ mà, vì bước chậm lại, học chậm lại nhưng sâu hơn, con mới thấy được những từ ngữ ấy thật ý nghĩa biết bao. Nó cho con nhìn lại, sống chân thành hơn, và yêu thương chính bản thân mình và cuộc đời này thêm phần nào!

© Những điều nhỏ bé - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Ngày Gió Ngừng Thổi Ở Bến Bờ Bình Yên | Bản Full | Blog Radio

Những điều nhỏ bé

Cái chết không phải là sự mất mát lớn nhất. Mà sự mất mát lớn nhất là để một tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống - Norman Kusin

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Yên đơn phương

Yên đơn phương

Em đã cố kìm nén không khóc trước mọi người. Chắc chỉ có mỗi mình anh không nhận ra tình cảm của em dành cho anh mà thôi.

Mùa xuân sau cơn giông

Mùa xuân sau cơn giông

Nước mắt ông Tét bất giác trào ra. Ông quay lưng bước đi, nỗi đau và cảm giác tủi hổ đè nặng lên trái tim. "Tết này, mình phải làm gì đó… phải làm gì đó cho con Kiệu," ông tự nhủ, nhưng lòng vẫn trĩu nặng bởi những nỗi buồn chưa tìm được lối ra.

Ta chưa từng đơn côi

Ta chưa từng đơn côi

Nỗi nhớ cồn cào nơi biển lặng Hình bóng ai gửi vào vầng trăng Để bao đêm vì sao sáng mãi Vì gần trăng nguyện toả bao đời.

Muốn gặp anh

Muốn gặp anh

Thật sự cảm ơn anh vì đã đến gặp em, để em có thể nói ra những lời đã cất giấu bao năm nay để có thể bước tiếp hành trình cuộc đời không có anh. Nhưng... liệu điều đó có thật sự dễ dàng?

Mưa bóng mây

Mưa bóng mây

Chúng ta rồi sẽ yêu một người nào khác, khi tìm được một trái tim thực sự đồng điều với mình, cậu nhỉ. Chỉ tiếc, đó chẳng phải tớ, cũng chẳng phải cậu.

Đón chào ngày mới

Đón chào ngày mới

Đón ánh sáng hừng đông gợi mở, Chào bình minh ló rạng, đêm tan. Cho ngày mới rực nắng vàng, Chim ca, hoa nở, mây ngàn lững lờ.

Đợi

Đợi

Thú thật với mày là bây giờ tao chẳng cảm thấy gì trong lòng cả, đau cũng không mà buồn cũng không. Tao chỉ thấy… hình như ở ngực trái tao bị khoét mất một mảng khá lớn đấy.

Vẫn là chính mình

Vẫn là chính mình

Tôi làm gì cũng chẳng ai quan tâm, bệnh đau cũng một mình phải chịu đựng. Mọi người đâu biết rằng tôi là con người, cũng có cảm xúc và làm sao chịu đựng nổi biết bao nhiêu chuyện xảy đến như vậy. Anh đã làm tôi bắt đầu thay đổi và suy nghĩ tích cực hơn.

Nếu một ngày không còn Mẹ

Nếu một ngày không còn Mẹ

Nếu một ngày không còn mẹ Cơm nhà không còn nóng Cá nhà chẳng còn ngon Trong nhà không có mẹ Chỉ có gió ngoài hè.

Mất bao lâu để quên một người, và phải mất bao lâu mới có thể quên đi sự phản bội?

Mất bao lâu để quên một người, và phải mất bao lâu mới có thể quên đi sự phản bội?

Một ngày, anh cầu xin cô cho anh gặp cô lần cuối, anh quỳ xuống trước mặt cô và xin lỗi. Anh xin lỗi vì anh hèn nhát, xin lỗi vì đã làm khổ cô, anh xin lỗi vì đã không thể ở bên cạnh cô được nữa. Và rồi, một tuần sau anh đi phát thiệp mời cưới.

back to top