Rồi ai cũng sẽ hạnh phúc
2024-05-13 18:40
Tác giả: Aicii
blogradio.vn - Có những ngày đứng ở trạm xe bus trú mưa, tôi cũng tủi thân và ước ao có một ai đó đón mình tan trường, hay ước gì mình không quên mang theo ô. Và rồi tôi cũng bật khóc giữa dòng người quá mức đông đúc đó.
***
Liệu bạn có cảm thấy rằng càng lớn chúng ta càng khó nói ra? Để rồi chúng ta đau khổ và chết chìm trong cái bể bơi mang tên tâm sự?
Trưởng thành chính là chúng ta trở nên kiệm lời đi và nghĩ nhiều hơn. Đó không hẳn chỉ là những suy nghĩ như “hôm nay ăn gì” hay “hôm nay thời tiết ra sao”, mà đó là suy nghĩ về cuộc đời, về dòng thời gian và về những nỗi đau.
Tôi lớn lên hạnh phúc hơn rất nhiều người, có ba, có mẹ, có ông bà, có bạn bè. Nhưng tôi cô đơn.
Tuổi thơ tôi là một màu hồng, mỗi ngày tôi có cho mình những ước mơ khác nhau. Có hôm tôi ước làm siêu nhân đi giải cứu thế giới, có hôm tôi làm cô giáo vẽ tiếp sự nghiệp của mẹ. Hôm khác nữa tôi lại mơ trở thành họa sĩ vẽ nên cuộc đời của chính mình. Nhưng gần như tôi chẳng thể biến bất cứ ước mơ nào của mình thành hiện thực được cả.
Mùa thu năm đó, năm 16 tuổi. Tôi mơ trở thành bác sĩ, được chữa bệnh cho chính người nhà của mình, dùng đôi tay của mình vớt lấy những linh hồn đang thoi thóp. Nhưng cũng năm đó, tôi không thể tiếp tục hành trang khoác lên mình chiếc áo blouse trắng.
Năm 17 tuổi, tôi mơ trở thành luật sư, được đứng lên bảo vệ thân chủ của mình. Nhưng rồi cũng tự tôi nhận ra được, tôi quá kiệm lời để làm được điều kể trên. Năm 18 tuổi, tôi lại ước trở thành một nhà văn. Nguyễn Tuân dùng cả đời để theo đuổi cái đẹp, còn tôi, tôi dùng cả đời để tìm kiếm chủ nghĩa tự do. Người ta thường nói, bạn không có cái gì thì bạn sẽ càng mơ có được nó. Thứ tôi muốn, chính là tự do.
Tôi thích sự tự do làm chủ của một nhà văn. Tôi muốn trao cho mình cái quyền tạo ra một nhân vật hư cấu, thổi hồn vào họ, ban cho họ một số phận và cuộc đời bằng chính ngòi bút của mình. Nghe thì có vẻ hư cấu và mơ mộng, nhưng đó lại chính là cái chủ nghĩa tự do mà tôi luôn khao khát.
Tuy nhiên, tôi thi trượt Khoa học xã hội và Nhân văn, chính thức gác lại ước mơ đó của mình. Tôi buộc phải trơ mắt nhìn những người bạn từng có cùng khát khao với mình được thành công. Có người trở thành MC được thực tập tại đài truyền hình VTV, có người chọn trở thành free lancer nổi tiếng chuyên viết quảng cáo và dẫn chương trình. Họ đều sống và cống hiến hết mình cho tuổi trẻ và thanh xuân của họ.
Còn tôi, tôi chọn sống ẩn mình đi sau nhiều lần thất bại trong chính giấc mơ của mình. Tôi chia tay với nhiều mối quan hệ bạn bè lâu năm. Để rồi lần sau gặp lại họ đã là dòng tin nhắn “Ngày XX có thời gian thì đến dự lễ tốt nghiệp của tao nhé.” Tôi biến mất trên mạng xã hội gần một năm trời, không tham gia bất cứ câu lạc bộ nào, chọn im lặng và ít cập nhận tình hình. Tất cả những gì mọi người biết về tôi đơn giản là tôi đã đậu một ngôi trường Quốc tế, học tài chính và không có nhiều bạn bè cho lắm.
Suốt một năm đầu chênh vênh, tôi đã nghĩ hay là mình làm lại cuộc đời vào năm sau nhỉ? Mình có nên thi lại? Hay mình học ngôn ngữ nhỉ? Nhưng vì sự hèn nhát xuất phát từ sâu trong tâm hồn và bản chất con người, tôi vẫn đồng hành cùng một thứ mình không thích đến tận bây giờ, khi đã là sinh viên năm thứ 4.
Tôi cũng như bao sinh viên khác, cũng có những mông lung và mờ mịt. Có những ngày đứng ở trạm xe bus trú mưa, tôi cũng tủi thân và ước ao có một ai đó đón mình tan trường, hay ước gì mình không quên mang theo ô. Và rồi tôi cũng bật khóc giữa dòng người quá mức đông đúc đó. Ngày xưa lén mẹ ăn mì gói vì sợ mẹ mắng, bây giờ tôi cũng lén mẹ ăn mì gói, nhưng là sợ biết mẹ sẽ buồn.
Tôi đọc được một câu rất hay trên mạng, “đừng cho mẹ biết, mẹ không giải quyết được, nhưng mẹ sẽ không ngủ được”. Hy vọng, bạn sẽ hiểu được nỗi buồn sau câu nói trên.
Mùa xuân năm 2021, tôi học vẽ tranh acrylic, bức tranh đầu tiên tôi đăng tải nhận được hơn 450 lượt yêu thích. Bên cạnh niềm hân hoan, tôi cũng tự trách vì sao mình không tìm đến nó sớm hơn, liệu mình có thể trở thành một sinh viên kiến trúc chăng. Nhưng sự nhút nhát không cho phép tôi bỏ mặt tất cả để đồng hành cùng hội họa.
Tôi dần mở lòng và chia sẻ với bạn bè hơn về cuộc sống hiện tại sau bức tranh kia. Họ cũng giúp tôi nhận ra được sự đáng quý của ngành nghề tôi đang theo học, hay lợi thế của việc học tại một ngôi trường quốc tế.
Bright Vachirawit cũng từng nói một câu trong bộ phim “Vì chúng ta là một đôi”: “Tôi muốn làm điều mình thích bằng đam mê chứ không phải là nghĩa vụ”. Có lẽ tôi rất hợp hội họa, nhưng tôi sẽ làm nó bằng đam mê hơn là thực hiện nó như một điều mình buộc phải làm.
Bây giờ, ở tuổi 23, ước mơ của tôi đơn giản hơn nhiều, tôi vẫn yêu sự tự do nhiều lắm. Tôi nhận ra việc ít bạn không quá khó khăn, tôi sẽ bớt đi được những bộn bề mà xã hội mang đến. Hơn nữa, ít nhất, tôi còn có một người bạn thân luôn xuất hiện mỗi khi tôi cần. Người bạn đó xuất hiện để cho tôi biết thế giới vẫn cần mình, cuộc sống của mình chưa phải bi kịch nhất và ít nhất vẫn có người chịu nói cho mình nghe những lời dịu dàng giữa một nghìn lời chỉ trích khác.
Tôi mơ ước về một tương lai ba mẹ được khỏe mạnh, một cuộc sống độc thân bên một chú chó và một bé mèo trong căn nhà nhỏ nhỏ được decor bằng tranh của chính mình. Buổi sáng đi làm công việc văn phòng, buổi tối đi tập thể thao và cuối tuần về thăm bố mẹ hoặc vẽ một vài bức tranh bé bé xinh xinh. Thế thôi là quá đủ cho một cuộc đời tự do lang bạc. Có thể với một số người như vậy là tẻ nhạt, nhưng nó lại là sự bình yên mà chính tôi luôn dành cả đời để kiếm tìm.
Tự do trong bạn là thế nào? Liệu bạn có cảm thấy cô độc như tôi đã từng trong quá khứ? Đừng quá lo lắng, rồi những người xứng đáng sẽ ở lại, những người không đáng sẽ rời đi. Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc mà, chỉ cần bạn sống chậm lại, thế giới sẽ tự khắc yêu lấy bạn và ban phát cho bạn những ngôi sao hạnh phúc. Chúc bạn thành công và an yên.
© Aicii - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Ở Đoạn Đường Mới, Hi Vọng Chúng Ta Sẽ Hạnh Phúc | Radio Tâ
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Một tình yêu kéo dài suốt một đời
Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.
Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…
Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.
Viết cho tuổi mười tám
Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".
Đôi tay người bạn
Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…
Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên
Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?
Mùa hoa cải năm ấy
Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.
Viết cho người đã cũ
Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời
Mưa nào mà không tạnh?
Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.
Ai bán
Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười
Tía là quê hương
Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba