Những nghĩa nặng, ân tình
2022-12-07 01:10
Tác giả: Phùng Văn Định
blogradio.vn - “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” đã là truyền thống mãi bao nhiêu đời nay, thấm vào lòng, vào dạ con Lạc, cháu Hồng, tiếp nối thế hệ này đến thế hệ khác về sự kính trọng, trân quý thầy cô giáo.
***
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ biết nhường phần ai… Và tôi vẫn nhớ hoài. Một loài cây sống gần nhau thân mới thẳng…”
Lời bài hát nâng nhẹ nỗi lòng những ai đã vượt qua những vất vả, gian nan để rồi vỡ oà khi thành công trên đường đời. Khi nghĩ tới những thầy cô nơi miền sơn cước của vùng đất Tây Nguyên, miền núi cao Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và nhiều nơi khác, tôi cứ nhạt nhoè đôi mắt mà nói chẳng nên lời khi mình cũng làm nghề “Bắc cầu kiều” như họ mà chưa bao giờ gặp những vất vả, nhọc nhằn như thế. Ôi! Phải dành cho các thầy cô nơi đây bó hoa bất tử nhất của muôn loài hoa quý nhân ngày Nhà giáo Việt Nam!
Nhìn họ vượt qua gian nan ấy trên nẻo đường đến trường qua thước phim quý giá mà phóng viên Đài truyền hình Việt Nam ghi lại phát sóng chương trình chuyển động 24H khi khắp nơi lên đèn, tôi cứ tưởng chuyện ngày xửa ngày xưa. Nào ngờ, chuyện đang diễn ra thời nay khi trường học các cấp trên cả nước đang thực hiện chiến lược công nghệ 4.0. Những con đường tới trường của họ khiêng con chữ về cho học sinh vùng khó khăn ấy không dễ như những kiến thức học trong trường Sư phạm? Con đường lên vùng cao ấy chỉ có những người thầy, người cô với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ muốn trải hoa cho đất nước mình thêm đẹp, thêm xinh về công việc mà nghề mình chọn lựa. Gánh những gian truân và nỗi nhọc nhằn để tương lai miền quê mình đẹp mãi, lan tỏa tới mai sau cũng là nguồn động viên thế hệ khác vào nghề.
Tôi rùng mình với những vất vả mà các thầy giáo nơi vùng quê Nghệ An tới trường trên con đường bùn đất nhão nhoẹt cản ngăn. Giá như câu được con cá vàng trong truyện “ông lão đánh cá và con cá vàng” của nhà văn nước Nga, tôi sẽ có một điều ước cuối cùng dành cho các thầy đi trên con đường gian truân ấy để khỏi đẩy xe lên dốc cao bùn ngập bánh. Thương vô cùng. Vậy mà các thầy vẫn tranh thủ soạn bài trong ánh đèn dầu le lói, lờ mờ để theo kịp chương trình SGK mới thì tới khi nào mới mơ tới chiếc ti vi thông minh của ngôi trường nơi phồn hoa đô thị? Thiết nghĩ rằng chả biết khi nào các em học sinh nơi này nghĩ tới máy điều hoà mát lạnh khi mùa hè miền Trung nắng vung lửa xuống? Cuộc sống đã sang trang mới. Ước gì những miền quê ấy lúc nào cũng bình yên, ngừng bão tố, phong ba nghiệt ngã ghé thăm. Và cứ ước để ngày mai đây các em có quyền mơ tưởng mảnh đất đầy khó khăn sánh bước với điều diệu kì trong tương lai cùng muôn nẻo. “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” đã là truyền thống mãi bao nhiêu đời nay, thấm vào lòng, vào dạ con Lạc, cháu Hồng, tiếp nối thế hệ này đến thế hệ khác về sự kính trọng, trân quý thầy cô giáo.
Vết cắt của mảnh ghép cuộc sống mấy ngày nay trên báo mạng đang bị che mờ, giống như ngày “nguyệt thực” mà người dân khắp nơi nhìn lên bầu trời xem sự kì thú của thiên nhiên. Thầy Hiệu trưởng ở trường học cũng dải đất miền Trung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh để xin lỗi về việc làm quá, lẽ không cần hành động như vậy trong ngành Giáo dục, nơi mà dạy chữ, dạy người thì thật đáng buồn với “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Lòng tôn kính đang đi ngược lại với men say của những bộ phim dài tập trình chiếu trên ti vi mỗi buổi trưa mà người dân đang nghiền ngẫm. Dòng tít có thể dừng lại bởi hai từ “giá như” khi soi lại mình trong cái gương thần của mụ phù thủy trong truyện cổ “nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” để nâng tầm giá trị nghề dạy học. Và chẳng đáng khi lòng nhân hậu của mình trỗi dậy tặng các em một “phần quà” (BHYT) chỉ mấy trăm ngàn đồng sẽ tựa giá ngàn vàng, có là bao để đong đếm lại còn ý nghĩa nhiều, khỏi phải để cho dân mạng khắp nơi biểu cảm những con rối thay lời muốn nói rồi kì thị lẫn nhau. Mất hay!
Đã có nhiều thầy cô trên mọi miền tổ quốc làm được điều này, cho đi thì sẽ nhận lại những điều phi thường khác, các em học sinh rất cần sự chia sẻ bởi thế giới ảo làm cho các em thích hơn. Cổ nhân dạy “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Có thể lời nói của thầy cô làm cho các em nhớ mãi không bao giờ quên. Đó là những lời động viên, an ủi. Là nụ cười tỏa nắng in thành kí ức. Các em xa thầy cô còn nhớ mãi, ước sẽ làm gì có ích cho xã hội để trả lại công ơn. Hình ảnh thầy giáo vùng Đồng bằng sông Cửu Long bán vé số chăm lo cho học sinh đáng trân quý biết nhường nào! Các cô vùng cao phía Bắc thương các em mà lo cho bữa ăn để các em yên tâm học tập, mang hình ảnh đẹp lan tỏa trong phụ huynh để họ chung tay mang những thức quà mang vị quê cùng cô chăm lo cho tương lai, chứ làm sao họ vác “dao” vào được? Truyện cổ tích của xứ Ba Tư trong “nghìn lẻ một đêm” tôi đọc mà chưa gặp tình huống này bao giờ cả. Giọt nước mắt của học sinh nóng hổi ừng ực rơi khi nhận một món quà từ tay thầy cô khi em còn nhiều khó khăn nhất trên đường đời vô tận mà chương trình gặp gỡ thầy cô mỗi năm ngày 20/11 đến. Câu hỏi “sau này lớn lên con sẽ làm gì?” Đôi mắt nhác nhìn ai đó khiến các em vô tư trả lời “con sẽ làm cô giáo.” Rồi vang lên tràng cười đầy niềm tin và hi vọng.
Bản nhạc của ca khúc “một đời người, một rừng cây” vang lên “và rừng sẽ lên xanh. Rừng gìn giữ đất quê hương!” Thật đầy ý nghĩa.
© Phùng Văn Định - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
4 điều xương máu mà tuổi trẻ thường bỏ qua về già mới thấm thía | Góc Suy Ngẫm
Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu