Dấu chân online 72_Si Ma Cai - bài ca đỉnh núi
2013-01-14 16:12
Tác giả: Giọng đọc: Radio Online Team
Chợt gặp ở Si Ma Cai, mỗi gương mặt trẻ thơ là một bài ca đỉnh núi...
Cách đây hơn 100 năm, người Pháp đã phải lòng chốn tiểu thần tiên Sa Pa, và họ đã ngay lập tức quy hoạch, xây dựng ngành công nghiệp không khói (du lịch) ở nơi này. Với nguồn thu khổng lồ, với tốc độ phát triển chóng mặt, nay, Sa Pa trở thành thiên đường du lịch trên toàn cõi Việt Nam. Bản sắc, thiên nhiên ở Sa Pa bị khai thác đến cạn kiệt, cạn kiệt đến đáng sợ kiểu cô gái người Dao, người Mông xòe tay nói với khách Tây bồi "no money no photography" (không cho tao tiền, tao không cho chụp ảnh). Trong khi ấy, gần như giống hệt Sa Pa - cùng trong tỉnh Lao Cai, cũng ở giữa núi cao và mây mù, cũng ở độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển, cũng sa mộc già gân guốc phác dáng đại bàng núi của mình lên nền trời đặc quánh mây, buốt giá gió lạnh; cũng sặc sỡ sắc màu thổ cẩm (với nhiều nét văn hóa đặc sắc của nhiều cộng đồng người biên ải) - thì Si Ma Cai hầu như bị người làm du lịch lãng quên. Không phải sự lãng quên nào cũng đã hằn là chuyện buồn. Vẻ chân chất quê mùa đó, trong nỗi niềm tái ông thất mã lịch duyệt, ai ngờ, đã tạo cho Si Ma Cai thật sự là bài ca khoáng đạt cất lên trên những đỉnh núi cao, núi ủ trong mây mù, mây mù ôm cuốn lấy sông núi du mục bản làng nguyên sơ. Si Ma Cai...
Cả trên bản đồ, cả ở ngoài thực địa tột đất Việt Nam, Si Ma Cai đúng nghĩa là một bài thơ biên tái diệu vợi. Vòi vọi thành quách đá chồ ra mép đường đi. Si Ma Cai vốn tên một cái xã chỏm chòe lưng núi của huyện xa xôi Bắc Hà, đến lúc tách ra thành huyện mới, Si Ma Cai trở thành cái huyện hiểm trở đệ nhất miền đất mang hình cánh bướm vỗ cánh giữa điệp trùng mây núi (tỉnh Lào Cai). Chỉ mới cách đây dăm năm (xin nhấn mạnh điều này), đường lên xã Si Ma Cai vẫn bé bằng bụng ngựa thồ, bà con hơn chục xã khuất nẻo với 82% dân số là người Mông muôn đời chênh vênh trên vách đá. Dễ đến hàng tấn thuốc nổ mới khảm được một khúc đường ôtô lủi trong mây đặc quánh, bò quằn quại trên đá chênh vênh hôm nay. Nhiều khi mây đặc đến mức, cánh tài xế phải cho phụ xe đi đằng trước, tay huơ huơ một manh áo trắng vừa khuấy loãng mây ra, vừa làm hoa tiêu dẫn đường thì xe mới dũi mây mà đi được. Chệch nửa vòng bánh xe là đi đời nhà ma!
Tầm nhìn xa đúng là chỉ còn… một mét, đỉnh núi cao nhất của Si Ma Cai nằm tại xã Quan Thần Sán, khoảng 2.800 so với mực nước biển. Nghĩa là chỉ thấp hơn nóc nhà toàn xứ Đông Dương có một tẹo. Ủ trong mây quánh, núi trầm mặc thò ra những thớt đá khía khấc lan man, tôi cứ ngỡ, núi trông như vừng trán nhiều nếp nhăn u uẩn của ông bố rừng già, người Cha bao dung suốt đời kể về khúc tráng ca của đá. Si Ma Cai như vầng trán bằng đồng bằng đá còn nhiều ưu tư của đất Mẹ.
Bí thư huyện ủy Si Ma Cai, ông Tráng Seo Hùng, người Mông gốc gác Sín Chéng, thì nhất nhất phải cho rằng: Si Ma Cai là lối đọc chệch (bà con vùng cao thì phát âm cái gì cũng chệch so với người dưới xuôi) của cái tên Sín Mà Cái (hay Sín Má Cải), Sín là mới, vùng đất mới (như các địa danh Sín Chải, Sín Cái, Sín Thầu… vẫn thường gặp ở rất nhiều miệt rừng) theo tiếng quan hoả; còn Mà Cái là cái chợ bán con ngựa. Về chiết tự thì điều này rất đúng. Cũng lại hợp lý ở chỗ: bao đời nay, đến tận thế kỷ hai mươi mốt khi loài người hè nhau đi du lịch cung quế Mặt Trăng với lại Sao Hoả bỏng lửa rồi, đường lên nhiều xã của Si Ma Cai vẫn chỉ bé bằng bụng ngựa. Ngựa quẩy hàng xuống chợ, bụng ngựa còn chịn mòn nhẵn hai vách đá cao. Nên cái chợ ngựa có vai trò cực lớn và tuần nào cũng nhóm họp ở Si Ma Cai nghìn đời trước cũng là hợp lý. Dưới Bắc Hà, huyện cũ, huyện vốn chứa cả đất Si Ma Cai nay trong bụng mình, đã làm du lịch Chợ ngựa Bắc Hà quảng bá trên internet, trên các tài liệu hướng dẫn du lịch rồi đó ư? (Có gì là lạ nữa ru?).
Xưa, đường không có, phương tiện duy nhất là ngựa. Sử cũ còn chép: trước đây, chợ ngựa họp trong khu huyện lị Si Ma Cai hiện nay, ở cạnh khu rừng cấm. Sau, dân đông mà đất chật ngựa nhiều, chợ ngựa mới tách một nửa sang cái chợ Si Ma Cai sặc sỡ thổ cẩm hiện nay, gọi là chợ ngựa mới (Sín Mà Cái) – cũng như chính sách dãn dân mà nhà nước ta vẫn làm. Từ bấy, bà con có một phong tục rất hay: trước mỗi phiện chợ ngựa (như chợ xe máy, chợ ôtô dưới xuôi), bà con tổ chức đua ngựa, chọn ngựa, định giá ngựa. Trai vùng cao đi chọn ngựa, có lẽ phải kỹ càng như nhiều người đi chọn vợ. Họ "thử" ngựa bằng cách đua từ chợ mới sang chợ cũ. Lẽ ra, khi có Chợ Ngựa Mới rồi, thì con đường nối hai chợ (nay trải nhựa) phải được gọi là "Trường đua" tiếng quan hỏa thì mới đúng.
Đèn cao áp
Chợ Si Ma Cai giờ vẫn bạt ngàn ngựa. Nay, dẫu ngựa không còn là thứ phương tiện duy nhất để đến xã đến bản cheo leo đỉnh núi như trước kia nữa, nhưng nếu ai đã một lần lạc vào chợ ngựa Si Ma Cai, chợ ngựa trâu bò Cán Cấu (xã của huyện Si Ma Cai), thì mới thấy cái hương vị hoang sơ khoáng đạt nó dậy lên từ mỗi dáng ngựa. Người đến từ những đỉnh núi xa, họ uống vài chén rượu, chao nghiêng ngươờ leo núi (chợ họp trên dốc núi) như một cánh đại bàng xám. Lũ ngựa, trâu, bò trà trộn vào nhau, có những cặp súc vật hứng chí làm tình giữa chợ.
Ngay cạnh chợ Si Ma Cai là khu rừng cấm. Rừng rậm rì, mây phủ là là trên những tán cổ thụ. Mặc xe máy chạy rèo rèo ngay đường nhựa qua mép rừng, mặc cán bộ huyện ai cũng đồng loạt đeo thẻ cán bộ và ăn mặc chỉn chu toàn comple cà vạt như Tây. Trong mây, mấy em má đỏ hây nổi lửa nướng ngô nếp nương bán ở cửa rừng cấm. Bà cụ bán xôi bảy màu ướp tẩm nhuộm quết toàn bằng lá với rễ cây rừng với hương vị rất ngậy, rất lành và ngồ ngộ cả thị giác lẫn vị giác của thực khách. Có bà cụ chỉ ẵm một con mèo con xuống chợ, thế cũng thành một phiên. Mèo ngồi trên đầu gối bà cụ vẫn còn ngo ngoe kêu như nhớ sữa mẹ. Có cô em má đỏ hây hây, miệng cười lấp lóe răng vàng, tay cầm một bó dây thừng loằng ngoằng, mỗi sợi dây buộc cổ một con lợn con con. Chúng đang lồng lên đòi vào dũi rừng cấm. Em đi bán cả đàn lợn. Tôi chưa gặp ở Việt Nam mình một cái thị trấn huyện lỵ nào mà còn giữ được một trảng rừng cấm nguyên thủy đến thế (kể cả những địa danh nghe tên đã thấy diệu vợi như Mường Tè, Mèo Vạc). Cả năm cấm kỵ không cho ai xâm phạm rừng cấm, đến bẻ một cành khô hay hái vài cái nấm về nấu canh cũng tuyệt đối không được. Tết của người Mông sắp đến, bà con lại lục tục đem đồ tế lễ vào rừng, họ cúng thần rừng, thề trước thần rừng rằng chúng con sẽ giữ gìn bảo vệ bà mẹ rừng. Giữ rừng thành một tín ngưỡng nguyên thủy của bà con.
Hồi mới tái lập huyện Si Ma Cai (năm 2000) - trước, từ năm 1925, người Pháp đã chia địa giới để Si Ma Cai trở thành một huyện riêng lẻ như hiện nay - lãnh đạo địa phương về "tiếp quản" xã Si Ma Cai đã nhận định ngay về khu rừng cấm: có thể dựa vào thứ tín ngưỡng cội nguồn với rừng (cụ thể là khu rừng cấm) để ngành kiểm lâm vận động bà con bảo vệ rừng. Mô hình rừng cấm và suy nghĩ giữ rừng như giữ gìn sự lễ phép với thần rừng được nhân rộng. Nên, kiểm lâm huyện rất song phẳng khi báo cáo với cấp trên (hoặc khách xa): tỷ lệ rừng che phủ trên huyện núi đá (chỉ 28% là đất nông nghiệp) này tuy thấp, song diện tích rừng (tương đối) nguyên sinh rất nhiều. Vì có tục cúng rừng, rừng cấm bản nào cũng có một dải, với lời thề giữ rừng như giữ mồ mả tổ tiên. Không có cách nào giữ rừng tốt như giữ bằng… tâm linh.
(...)
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta
Những đau đớn hằn vết trong trái tim anh đều do em cả. Em không mong mình sẽ là người khâu vá lỗ hỏng ấy, chỉ mong anh hãy quên em và đừng yêu em thêm nữa. Tình yêu này không nên tồn tại. Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho cả hai chúng ta.
Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự
Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.
Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909
Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.
Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908
Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng
Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907
Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.
Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906
Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”
Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905
Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?
Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904
Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.
Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903
Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...
Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902
Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.