Phát thanh xúc cảm của bạn !

img bài dự thi Chợ quê nhớ mãi

2022-10-25 01:20

Tác giả: Phùng Văn Định


blogradio.vn - Chợ phiên đông vui để chúng tôi nhớ mãi với từng khu bày bán khi đi xa. Ký ức chợ phiên khắc ghi vào trí nhớ tưởng rằng cuộc sống đủ đầy rồi không bắt gặp nữa. Văn hoá làng quê vẫn như xưa nhưng tiến bộ hơn nhiều khi phương tiện đi lại không còn lạc hậu như ngày xưa gồng gánh lỉnh kỉnh tốn nhiều thời gian mang hàng lên chợ bán mà vèo một cái đã tới nơi. Một thuở xưa của phiên chợ quê nhớ mãi.

***

Ai đã một thời sống với làng quê thì chẳng bao giờ quên được những phiên chợ quê ngày thường cũng như ngày Tết. Những phiên chợ cho dù có đi đâu xa, chúng tôi cũng không bao giờ quên. Sự nhộn nhịp của làng quê với những thứ quà giản dị thuận mua, vừa bán. Chợ quê một thuở ghi vào kí ức mỗi khi nhìn lên bờ đê hay con đường đất thuở đã rất xa. Nhớ đến nao lòng.

Dòng người đi chợ khi trời chưa sáng tỏ là thói quen mỗi phiên chợ bình thường cũng như ngày tết. Dường như phiên chợ áp tết khác hơn nhiều so với phiên chợ thường. Mặc cho cái lạnh cuối đông cắt da, cắt thịt hay những ngày mưa phùn rả rích. Người quê tôi không bao giờ quên ngày chợ phiên mùng 3, mùng 7, ngày 13, 17 và hai ngày cuối tháng hăm ba, hăm bảy. Người mọi nẻo thôn quê rục rịch đi chợ. Họ lặn lội, gánh gồng cất bước trong đêm. Những tràng cười vang lên là những lần thụp chân vào ổ trâu, ổ gà trên đường hay đạp phải thứ phế thải của bò, trâu vương lại. Vẻ lạc quan ấy cứ im lặng rồi lại vang trong đêm tối. 

Thi thoảng nghe ồn ào chuyện trò mà chẳng thấy bóng dáng đâu, đôi khi lạc nhau chả ai mà biết. Người quê lặn lội đi trong khuya khoắt để sáng rõ kịp tới nơi. Tôi cũng hòa vào dòng người quê đi chợ.

Trời sáng, chợ đã huyên náo. Người ta chẳng nghe rõ thứ âm thanh nào cả mà hoà nhau những tiếng to, nhỏ phát ra, có khi lại những tiếng quát mắng, chào mời. Tội nghiệp những con gà, con vịt, con lợn…Chúng khép mình trong lồng sơn son hay cũi sắt kiên cố. Và chúng biết mình sẽ bị hết kiếp hay rẽ bước vào nhà nào ấy để đem lại chiến lợi phẩm khi đủ trọng lượng tính toán của con người. 

cho_11

Chợ bán buôn, người ken nhau, cố tìm cho mình một chỗ hở để bước qua. Món hàng ở quầy nào cũng thật là bắt mắt người mua. Tôi cũng chen vào dòng người ấy tìm mua những cái lưỡi câu và sãi cước trắng về gắn vào cần câu đi câu cá. Trẻ con trai chúng tôi thích chỉ thứ đó chứ chẳng quan tâm đến những món hàng khác nên theo mẹ lên chợ cho thỏa lòng. Tụm lại lựa chọn làm bà bán hàng xén không hài lòng cho lắm nhưng bà cố chịu để chiều lòng con trẻ nhà quê. Mua xong, đứa nào cũng hăm hở rồi nép bên bảng cổng chợ chờ mẹ về. Vui ơi là vui. Thích chợ quê là thế.

Chợ Tết ở quê đi mới cảm nhận được sự nhộn nhịp như thế nào. Nó khắc sâu vào lòng chúng tôi mãi mãi. Người dân quê mộc mạc, chân chất. Họ không vồn vã như người phố thị mà giấu vẻ rụt rè núp trong ý tưởng của người khác bởi những món đồ họ bán ra không đong đếm được là bao nhiêu công sức. Mớ rau cải bó đẹp là thế trồng trong vườn chẳng tốn một hào tiền giống, thu hoạch mang đi bán lỡ hời quá thì sợ người đời nguyền rủa ăn ở bất nhân.

Rổ bắp cải tươi non. Cái nào, cái nấy to như quả bóng đá, bẹ cuốn chặt ôm vào nhau mới biết người trồng rau vất vả chăm trồng. Những rổ cà chua, quả to chín đỏ được xếp chồng lên nhau trông thích quá! Trông vào đã nghĩ tới thịt lợn băm cà chua, thêm chút hành hoa thì rau mùi, rau diếp chấm ăn có mà khó cưỡng nổi. Rổ táo bánh xe chua ngọt trồng vườn nhà ai lại nghĩ tới Thị Màu lên chùa đi cúng thương thầy tiểu. Cứ chưa chạm vào miệng đã thấy chua ngọt lẫn lộn bổ vào mua giấu vào góc thúng mang về. Và rất nhiều thứ quà quê mà không sao kể xiết.

Xa quê hương đã rất lâu. Tôi thầm ước một ngày nào đó được trở về để đi chợ ngày tết. Ước gì thời gian có phép màu cho quay trở lại thời xưa ấy để đắm chìm vào cảnh không gian thuở đó. Nhưng ngày ấy nay đã rất xa và chợ tết ngày nay không còn giống phiên chợ ngày xưa nữa.

cho_13

Người ta đã biến chợ quê giống như những khu chợ nơi phố thị. Hàng hóa nhiều hơn với những thứ cứ tưởng rằng không biết tới khi nào làng quê tôi mới theo kịp. Rồi cũng chẳng giống như chúng tôi tưởng và mơ ước đến khi nào mới kịp đua phố thị. Vẫn những dòng người rồng rắn từ mọi phương kéo về bằng nhiều phương tiện khác nhau: người bộ hành kĩu kịt trên vai một gánh rau mà thu vào chỉ mấy chục nghìn đồng đủ mua hộp kẹo mứt tết. 

Vẫn vương nụ cười trên môi với sản phẩm mình vất vả làm ra. Kẻ đội những thúng khoai chất đầy trên đầu không cần vịn, tay vung vẩy giống nghệ sĩ chèo vào vai một bà lão nhà nông trên sân khấu, chưa đến cổng chợ đã bị kẻ lái buôn mua ngay. Rồi cầm đồng tiền ít ỏi mà ngơ ngẩn.

Phiên chợ họp khoảng đến 10 giờ là vãn khách. Kẻ mua, người bán lần lượt ra về chuyện trò ríu ra ríu ríu cho vơi bớt mệt nhọc. Tiếng cười, nói xen lẫn trên đường về từ các ngả. Chợ quê lại trở về với dáng vẻ im ắng, chỉ còn lác đác vài người quản chợ dọn dẹp từng dãy bán hàng.

Chợ phiên đông vui để chúng tôi nhớ mãi với từng khu bày bán khi đi xa. Ký ức chợ phiên khắc ghi vào trí nhớ tưởng rằng cuộc sống đủ đầy rồi không bắt gặp nữa. Văn hoá làng quê vẫn như xưa nhưng tiến bộ hơn nhiều khi phương tiện đi lại không còn lạc hậu như ngày xưa gồng gánh lỉnh kỉnh tốn nhiều thời gian mang hàng lên chợ bán mà vèo một cái đã tới nơi. Một thuở xưa của phiên chợ quê nhớ mãi.

© Phùng Văn Định - blogradio.vn

Xem thêm: Con đã đủ trưởng thành để đi xa và trở về | Family Radio

Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.

Phùng Văn Định

Thích văn học

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?

Ai nói là tôi không thích cậu?

Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình

5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?

Thế nào là tình yêu?

Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên

Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

back to top