Cái sân kho ngày ấy
2020-11-08 01:25
Tác giả: Phùng Văn Định
blogradio.vn - Thời bao cấp của những năm 80 thế kỉ 20, sân kho là nơi cho các đoàn chiếu bóng, đoàn cải lương, chèo, tuồng, kịch của tỉnh về phục vụ nhân dân. Phải nói giải trí, thưởng thức biểu diễn văn nghệ thời đó là món ăn tinh thần mang đậm nét dân tộc thổi làn gió nghệ thuật vào công chúng.
***
Cuộc sống ngày ấy lùi xa vào quá khứ nhưng làng quê, phố thị thuở ấy đối với chúng tôi không sao quên được với những buổi đi xem chiếu bóng ở cái sân kho của hợp tác xã.
Quê hương tôi có ba cái sân kho hợp tác xã ở ba làng khác nhau nhưng kiểu cách sao nó rất là giống nhau. Khi chúng tôi lớn lên thì sân kho đã có tự bao giờ. Sân rộng lắm. Cả ba nằm ngay trung tâm của ba làng. Có lẽ như thế để tiện cho sinh hoạt đời sống của người dân về nhiều lĩnh vực của thời đó thì phải.
Cái sân kho thời đó cứ vào mùa thu hoạch lúa là mang lúa về tập trung để tuốt lúa. Người dân quê tôi chất lúa để tuốt lấy lúa. Tiện thể sân dùng để phơi lúa dàn trải đầy sân. Những ngày này, quê tôi vui lắm nhưng nay không còn nữa nghĩ cũng nhơ nhớ và tiếc nuối đến dâng trào. Mỗi sân kho là một dãy nhà kho. Nhà kho xây to, đồ sộ lắm, nằm lọt bên trong sân và được sắp xếp rất ngăn nắp cho tiện để xe ô tô, máy cày, xe bò kéo ra vào. Khu nhà kho nhiều căn rộng, dùng để chứa lương thực chủ yếu là lúa, cửa được đóng rất chắc để kẻ gian không thể lọt vào ăn trộm được, nối dài mấy dãy tít tắp. Cột được xây bằng vật liệu gì sao kiên cố lắm. Mái lợp ngói vảy cá, loại ngói này nay khó kiếm ra lắm. Thỉnh thoảng còn vài ngôi nhà còn sót lại nhưng rêu phong, cổ kính rồi. Mái ngói này chim, dơi rất thích bởi đây là nơi yên tĩnh nhất cho chúng trú ngụ vì trần nhà cao lắm không ai nghịch phá tới.
Thời bao cấp của những năm 80 thế kỉ 20, sân kho là nơi cho các đoàn chiếu bóng, đoàn cải lương, chèo, tuồng, kịch của tỉnh về phục vụ nhân dân. Phải nói giải trí, thưởng thức biểu diễn văn nghệ thời đó là món ăn tinh thần mang đậm nét dân tộc thổi làn gió nghệ thuật vào công chúng. Thời khắc đó đáng trân quý biết nhường nào! Ai đã từng trải qua năm tháng ấy mới biết cái hay, cái đẹp, cái quý của văn hóa dân tộc. Ngày ấy, nay đã rất xa sao quá đỗi nhớ nhung. Ôi! Cuộc sống thật mến thương.
Cuộc sống ngày ấy lùi xa vào quá khứ nhưng làng quê, phố thị thuở ấy đối với chúng tôi không sao quên được với những buổi đi xem chiếu bóng ở cái sân kho của hợp tác xã. Hình như chiều dài sân, chúng tôi chạy bộ từ đầu sân phía Bắc đến cuối phần phía Nam cũng mệt bở hơi tai đấy. Sân lát gạch tàu đỏ au, viên gạch vuông cạnh cỡ 30 cm gì đấy, hàng thẳng băng. Ngồi xem chiếu bóng màn ảnh rộng thích lắm. Bởi vì sân quá rộng nên bọn trẻ con rủ nhau đếm xem bao nhiêu hàng và viên gạch thì lâu lắm mới hết. Gạch lát chi chít nhìn lóa cả mắt. Chúng tôi cũng thuộc loại dở hơi “vác tù và hàng tổng” lò cò đi đếm cho đổ mồ hôi để có chuyện đố nhau cá cược kem mút chứ! Ấy thế mà nhiều đứa cũng chịu thua, có khi cả người lớn nữa đấy. Bà tôi nghe chúng tôi tranh cãi thắng thua về số lượng các viên gạch ở sân kho ỏm tỏi liền hù dọa: “Sân kho ma núp nhiều lắm đấy”. Nghe bà hù dọa. Chúng tôi đứa nào đứa nấy hoảng rồi không dám vào đó chơi nữa, núp sau lưng bà thủ thỉ “Bà ơi, người ta xây tường cao lắm bà ạ! Mà sao ma núp được?”.
Bà chẳng giải thích thêm gì. Thấy bà im, chúng tôi sợ rồi hoài nghi nghĩ ra đủ chuyện thêu dệt lên, thì thầm to nhỏ. Nỗi sợ càng làm cho chúng tôi cảm thấy nếu có ai trong làng mất là chập tối không dám đi ngang qua cửa buồng nhà mình ở là đằng khác. Dường như bà nói đúng bởi bà là người tường tận với hình ảnh cái sân kho chiếu bóng đó nhiều nhất. Vậy chuyện gì đây mà bà nói ra “ma núp“ nhỉ? Đứa nào cũng lăn ta lăn tăn.
Từ đó trở đi cứ hễ đi ngang qua cái sân kho đó chả ai nói với nhau điều gì cứ thế “ba chân bốn cẳng“ vùng căng chạy không dám ngoái cổ lại sợ ma túm chân chạy không được. Qua được cái ải của cái sân là chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, mặt lấm la lấm lét. Nhiều đứa chúng tôi khôn lắm đi ngang cái sân là rủ con chó đi theo để bớt sợ. Nhưng đi ngang qua lại cứ nghe tiếng chim hót trong nhà với lại tiếng gió thổi lại càng sợ thêm. Ban ngày đã sợ ngộ nhỡ ban đêm có chuyện gì đi ngang qua thì sao. Ui chao ơi! Chúng tôi giành nhau đi ở giữa. Nếu mà ma níu thì có người đi trước và đi sau chịu. Hễ mẹ sai đi lên bờ ao hái rau mà trời hơi tối là ưỡn ẹo bịa bị thế này thế kia để né đi qua cái sân kho mà bà bảo “ma núp”.
Về sau chúng tôi thiết nghĩ “Sợ quái gì? Mình anh hùng rơm lên chứ!” Và cứ rủ nhau ra kho chơi trốn tìm cho thỏa thích. Tường rào được xây bằng gạch, đá xanh cao lắm, không hiểu sao trên mặt tường rào ấy, người ta cắm rất nhiều miếng mảnh vỡ của chai thủy tinh. Chúng tôi không dám đùa nghịch với hàng chông thủy tinh ấy. Mà cũng chẳng dại gì làm cái chuyện cho “vạ” vào thân để chảy máu khi trèo lên đó làm gì.
Thời gian thấm thoắt trôi, cái sân kho ở ba làng của quê tôi không còn nữa. Thay vào đó là những ngôi nhà của người dân quê tôi sinh sống. Nhắc lại, chúng tôi nhớ mãi cái sân kho chứa đầy kỉ niệm thời “bao cấp“ được đi xem chiếu bóng, tuồng, chèo… văng vẳng đâu đây tiếng “quê hương” mang đậm nét văn hoá làng quê! Thuở xa đã khép lại trong tôi tự bao giờ!
© Phùng Văn Định - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Ngược thời gian về với ngày xưa | Family Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.