Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ấm lòng tình người ở Sài Gòn

2021-10-29 01:10

Tác giả: Nguyễn Hải Đăng


blogradio.vn - Đặt chân vào Sài Gòn, là ta đã chấp nhận thử thách về tình người, về những giá trị nhân đạo trong cuộc sống. Dù khó khăn hay vất vả, hào nhoáng hay phũ phàng, tình người vẫn cứ tỏa sáng, hiên ngang mà tồn tại ở Sài Gòn, tình người luôn hiện diện mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống. Đại dịch Covid 19 sẽ sớm qua đi, những khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ sớm qua đi song vẻ đẹp tình người vẫn mãi ở lại, vẫn là một giá trị sống cao đẹp giữa người với người.

***

“Tin, tin, tin”, tiếng còi inh ỏi báo hiệu dừng xe. Tiếng xe không thể nhầm lẫn vào đâu được, tiếng đặc trưng của chiếc cub xưa, xuống cấp.

“Bác đi đâu về ạ?”, tôi hỏi với giọng ngơ ngác vì không biết trong tình hình dịch Covid đang diễn biến phức tạp, bác Tâm (chủ phòng trọ) lại lái xe ra đường. Hơi thở hổn hển, có phần mệt mỏi, bác vội trả lời.

“Bác đi nhận quà từ thiện, đồ viện trợ của các mạnh thường quân”

Chiếc xe bỗng nhưng nhỏ bé, ốm yếu hơn thường ngày khi phải vác lên mình các bọc hàng hóa, thực phẩm. Và bác cũng như vô hình giữa số hàng hóa kia, nó che lấp đầy sau lưng, trước bụng của bác nữa, để lộ vẻ mặt phúc hậu, hiền từ pha lẫn nét mệt mỏi giữa cái nắng oi bức của Sài Gòn, một hai giọt mồ hôi còn đọng lại trên trán. Vội vàng nói.

“Nhìn gì? Không mau lại phụ một tay”.

Tiếng kêu pha lẫn cái cười nhẹ như có phần trách cứ, phần cần sự giúp đỡ. Tôi đơ ra một lúc, rồi nhanh nhảu chạy lại kế bên chiếc xe, đỡ từng bọc, từng bọc hàng xuống sân phòng trọ.

Tôi là sinh viên năm hai, đang học Đại học sư phạm Toán, một phần đang học dang dở năm, một phần không thể về quê vì kinh tế khá eo hẹp trong dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp ở Sài Gòn này. Hằng ngày vừa học, vừa làm, làm bán thời gian ở các quán cà phê, siêu thị tiện lợi hay viết nhuận bút cho các trang báo để trang trải cuộc sống, đỡ một phần tiền sinh hoạt, ở trọ cho gia đình ở quê. 

Vốn con nhà nông, ba mẹ đều bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm tiền cho tôi lên Sài Gòn ăn học, lựa chọn con đường sư phạm mặt là vì đam mê, mặt là vì học sư phạm không tốn tiền học phí. Có khi công việc làm hàng tháng sao khi tiêu xài, chi trả cho phòng trọ, tiền điện, nước, sinh hoạt vẫn có dư chút ích gửi về ba mẹ tiền ăn vặt. Song, trước mắt là tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp, phải chuyển sang học trực tuyến, hoãn các công việc bán thời gian, chỉ còn cách viết bài cho các trang báo nhằm cầm cự qua lúc này.

“Cháu giúp Bác chia ra mỗi thứ một ích, vào bọc. Chia sao cho đều nha mày, không bị phân bì, làm người ta buồn là chết đấy con. Chia đi, bác có chừa cho một phần công đây”.

“Dạ bác, gì chứ ba cái chia bớt này là đúng ngành nghề con rồi ạ”.

Bác và tôi cùng cười toe toét. 

“Bác chia ra đựng gửi về cho bà con ở quê hả bác?”.

“Quê gì mày ơi, ở dưới người ta thiếu gì mấy cái này mà gửi”.

tranh-ve-duong-pho-sai-gon

Bác nói cũng đúng, ở quê thiếu gì mấy củ cà rốt, su hào, mấy bó rau trên này hiện giờ như vàng chứ dưới quê người ta đầy ra ăn không hết kia chứ. Mấy hôm trước, mẹ có gọi lên thăm.

“Con có thiếu gì không, mẹ mua dưới này cho rẻ rồi gửi lên, kèm mấy trái xoài ba màu mót được ngoài sau nhà, xoài nhà ăn không sợ thuốc, ngon ngọt lắm”.

Tiếng mẹ dứt lời là bao kí ức ùa về trong tôi, nhớ giọng miền Tây hào sảng, dịu dàng của mẹ, ngọt lịm như vị xoài cát Hòa Lộc độ sai trái, vàng ươm. Nhớ những đặc sản quê nào là bún nước lèo, bún mắm, cơm tấm Long Xuyên, vẫn nhớ mâm cơm canh chua cá rô đồng, kèm nồi thịt kho quẹt do chính tay mẹ nấu. Trưa hè nóng nực mà được ăn một miếng kho quẹt kèm cơm, húp miếng nước canh chua, cay hít hà mà đã làm sao. 

Lên thành phố nhiều lần cố nấu lại những món ăn mẹ đã từng, có lúc thành công, khi thất bại nhưng kể cả ngon cỡ nào vẫn thấy thiếu chút gì đó với mâm cơm của mẹ. Thiếu sự sum vầy, đoàn viên của một gia đình, thiếu hơi ấm, tình thương của ba mẹ, những điều tưởng chừng giản đơn nhưng sao lại khó kiếm quá đỗi ở nơi xứ người, một mình và cô độc. Vội lấy tay quẹt ngang hai hàng lệ rưng rưng sắp thành giọt, chợt thấy mình đã lớn, đã không còn được vô tư lo nghĩ như xưa, đã phải cần báo hiếu bố mẹ. Tôi cười gượng.

“Thôi, để dưới ba mẹ ăn đi, trên này con có đủ hết à, nào là người những hàng xóm cùng trọ có gì chia nấy, nào là từ thiện với con cũng còn tiền mà. À, ba mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe, cẩn thận nha, nhớ mua đồ dự trữ có gì còn có cái mà ăn, có gì còn chứa con về nữa”.

Mẹ và tôi cười “Biết rồi, khéo lo, lo là lo cho con kìa, nơi đất khách không ai ruột thịt, lại ngay ở trung tâm vùng dịch. Thôi, ráng đi, hết dịch về đây, con muốn ăn gì mẹ đãi cái đó”.

“Chà, coi bộ dữ à, nữa về chắc con ăn hết cái chợ ở dưới luôn cho đã thèm”.

“Ừ, muốn sau thì muốn, giờ phải giữ sức khỏe, mẹ đợi con về đó”.

Tiếng cười ríu rít của hai mẹ con cũng báo hiệu kết thúc cuộc trò chuyện. Quay lại việc phân chia hàng hóa, rau củ tôi thầm nghĩ chắc có lẽ bác định đem biếu ai.

sai_-_gon_4

“Không gửi về quê vậy bác chia ra làm gì vậy ạ?”.

Chợt thấy mình có hơi tò mò, may sao bác cũng đáp.

“Chia cho mấy người ở trọ đây này, dạo này thấy mọi người không ra đường, đi làm được rồi tiền đâu họ ăn, lấy gì họ sống”

“Bác phải liên hệ với các chỗ từ thiện, mạnh thường quân để nhận được đồ hỗ trợ đấy cháu, cực xíu chứ thấy mọi người ăn uống thiếu thốn bác chịu không được”.

“Vậy chuyến này trọ ta ăn đã rồi, đỡ cho mọi người quá bác”. Tôi vui sướng.

Bác nói thêm “Chắc tháng này không lấy tiền phòng trọ mọi người đâu cháu, tiền đâu mà họ đóng mà không đóng không lẻ đuổi đi sao, bác đâu nỡ làm vậy. Dịch rồi cũng qua đi chỉ tình người là ở lại cháu ạ”.

“Để cháu đi thông báo cho mọi người đỡ lo, qua đợt này mang ơn mọi người mang ơn bác lắm”. Tôi lúng túng.

“Thằng này được cái dẻo miệng, đợi phân chia xong, đem đi biếu phụ bác rồi báo luôn, một công đôi chuyện, nhớ nhắn họ giữ sức khỏe nghe mày”.

“Dạ bác” Vẻ hí hửng lộ rõ trên mặt tôi, thoáng nghĩ hôm nay mình được làm một việc thật ý nghĩa.

Cứ tầm năm ba hôm, bác lại chở về vài bịch hàng hóa, cả xóm trọ tôi tụm nhau chia sớt đựng có cái ăn. Không cầu kì, hoa mỹ, không cần những món ngon vật lạ, chỉ là vài ba cọng rau, một ít dưa leo, bắp cải, trái bầu, quả bí…, thân thuộc, đạm bạc nhưng lại bắt miệng vô cùng. Ăn bó rau luộc, tô canh bầu mà nhớ về quê hương.

Như một người cha mở rộng vòng tay bao bọc chúng tôi, bác Tâm như “nguồn oxy” giúp chúng tôi tiếp thêm hơi thở trong con đại dịch. Ừ thì phồn hoa, náo nhiệt, xô bồ, tấp nập, tình người đất hoa lệ này vẫn hiện hữu trong từng căn hẻm, ngõ vắng, trong từng trái tim của mỗi người.

sai_-_gon_2

Độ hơn tuần nay, tôi thấy anh Minh (người ở phòng trọ sát bên) sao vẻ mặt cứ buồn buồn, không nô đùa, cười nói với mọi người xung quanh như thường lệ, cứ nhốt mình trong phòng, khóa trái cửa, cô lập với mọi người. Buổi chiều hôm đó, cố bắt chuyện với anh, tôi mong anh có thể tâm sự, chia sẻ cho nhẹ lòng.

“Anh Minh, chiều nay mọi người lại ra chia đồ viện trợ, anh ra làm chung mọi người cho vui”.

“Ừ em”, Giọng nói anh thều thào, mất đi sức sống vốn có của một con người, như Sài thành mất đi sức sống uyên náo hiện tại.

“Mấy nay em thấy anh xanh xao quá, có chuyện gì khiến anh phiền lòng sao?”

“Không giấu gì em, con anh hổm rày ở quê đột nhiên tái phát bệnh. Anh làm dành dụm bao nhiêu là gửi về con chữa bệnh bấy nhiêu, mỗi lần điều trị con số lên tới cả trăm triệu, giờ anh không đi làm được không biết lấy đâu ra tiền gửi về, không biết con ở trong bệnh viện có an toàn không, rồi bố mẹ già dưới quê nữa”.

Nước mắt anh nhỏ thành hai hàng, kèm tiếng nấc. Tiếng khóc tức tưởi như giải thoát tâm trạng đau buồn, tuyệt vọng bị cầm tù bao lâu nay trong anh. Tôi tự mình đặt câu hỏi “Sao có người lại sung sướng, hạnh phúc, có người lại ngặt nghèo đến vậy?”. Nhưng chỉ biết hỏi cho đỡ đi sự thắc mắc, bực bội về sự bất công cuộc sống chứ cũng không ai có đủ can đảm, đủ chức năng để trả lời, chỉ biết đặt ra nguyên do là số phận. 

“Giờ vợ anh đang cạnh bé điều trị?”

“Không, mẹ bé bỏ gia đình anh đi rồi, cô không chịu được cái cơ cực, đau khổ mà số phận váng xuống gia đình mình”.  Anh nấc nghẹn nói thêm.

“Bé đang ở với bà nội, ông nội thì ở nhà làm vườn cũng không kiếm được nhiêu, trông chờ vào đồng lương ba cọc, ba đồng ở anh”.

Tôi biết anh làm thợ xây dựng nhưng cũng chẳng chắc chắn bởi đôi lúc anh lại đi chạy bàn, lúc lại chở mướn,… cứ ai kêu gì anh làm nấy, không xác định được nghề nghiệp. 

sai-gon-qua-tranh-ve

Những lời anh chia sẻ như những mũi kim chích vào tim tôi, cảm thấy đau, thấy xót cho số phận của anh, của gia đình anh. Dù chỉ nghe qua những dòng tâm sự vẫn cảm thấy chua xót; còn người từng trải, đang trải như anh sẽ đau đến độ nào, thật quá khó để hình dung sự bi thương, bất lực của anh lúc bấy giờ.

Đã đến lúc nhận quà từ thiện, mọi người cùng nhau một tay, một chân làm cho nhanh việc. Tôi vội lúc bác Tâm đang ngồi một mình, thuật lại toàn bộ câu chuyện của anh Minh, bác chỉ biết than trời.

“Sao số phận trớ trêu quá?” Tiếng nói bác Tâm trầm xuống, nghe có phần hơi nhói lòng.

Bác Tâm kêu gọi tôi và mọi người ở trọ kèm theo những mạnh thường quân giúp đỡ anh Minh, ban đầu mọi người ở xóm trọ cũng do dự bởi đó là vấn đề kế sinh nhai, nhưng thôi cho đi là còn mãi. Con số ngày càng tăng dần, bác Tâm và tôi hy vọng sẽ đủ để anh trang trãi qua thời gian này. Và rồi con số là lên đến hàng tỉ, bác Tâm đại diện mọi người ở xóm và các mạnh thường quân trao tận tay cho anh, hỗ trợ anh gửi tiền về lo cho con nhỏ. Kèm theo số tiền mặt còn là giỏ quà, giỏ bánh, là những lời chúc thấm đậm tình người nơi đất khách, thấm đậm nghĩa tình của những người khác lạ, không họ hàng, máu mủ, ruột rà, chỉ có điểm chung là những người tha phương, xa quê kiếm sống nhưng tôi nghĩ sự đồng cảm cũng bắt nguồn từ đây.

Câu chuyện của anh Minh như chiếc chìa khóa mở cánh cửa trái tim, chạm đến tâm hồn mỗi người; như một động lực, bàn đạp vực dậy cái tình người vốn ủ ấp trong ta. Sài Gòn khi người ta nhắc đến là sẽ phức tạp, lọc lừa, hoa lệ nhưng cũng chẳng cần phải lo bởi đã có tình người ẩn sâu trong mảnh đất này, đã thấm nhuần thành phù sa màu mỡ nuôi sống con người đến đây. 

Đặt chân vào Sài Gòn, là ta đã chấp nhận thử thách về tình người, về những giá trị nhân đạo trong cuộc sống. Dù khó khăn hay vất vả, hào nhoáng hay phũ phàng, tình người vẫn cứ tỏa sáng, hiên ngang mà tồn tại ở Sài Gòn, tình người luôn hiện diện mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống. Đại dịch Covid 19 sẽ sớm qua đi, những khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ sớm qua đi song vẻ đẹp tình người vẫn mãi ở lại, vẫn là một giá trị sống cao đẹp giữa người với người.

© Nguyễn Hải Đăng - blogradio.vn

Xem thêm: Sau những ngày giãn cách, tôi thèm về nhà | Radio Tâm sự

Nguyễn Hải Đăng

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

Ở lại hay ra đi

Ở lại hay ra đi

Ngắm nhìn anh - người thiếu niên em thương Cất lên khúc ca ấy Cùng hào vào mơ mộng em của em

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

back to top