Phát thanh xúc cảm của bạn !

Trung thu tuổi thơ tôi

2019-09-13 02:05

Tác giả: Khánh An ( Hồng Minh)


blogradio.vn - Bây giờ bôn ba làm ăn xa quê, xa dần những kỉ niệm tuổi thơ, nhưng khi bất chợt gặp lại những hình ảnh những chiếc đèn lồng bằng giấy bán giữa phố mỗi lúc tháng 8 âm lịch về, lòng tôi lại bất chợt cảm thấy xốn xang và luôn vô thức hướng mắt trông về nơi đó như muốn tìm kiếm một mảng kí ức thân thương nào. 

***

Không rình rang với những tiếng trống “cắc cắc tùng tùng xèng xèng” của những đoàn múa lân, đầu sư tử múa may uốn lượn như ở thành phố lớn. Cũng  không có những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm phưng phức bày trên mâm cỗ cúng trăng như các nhà giàu có trên huyện, trên tỉnh. Trung thu tuổi thơ tôi chỉ là những chiếc lồng đèn xanh, đỏ tự làm, rồi túm tụm cùng lũ bạn đem dạo quanh xóm nghèo nông thôn cả mấy chục lần trong đêm rằm tháng 8 năm nào.

Tuổi thơ tôi nghèo lắm, à mà chắc không chỉ riêng tôi, mà có lẽ tuổi thơ của những thế hệ 7X, 8X, ở những vùng thôn quê từ Nam chí Bắc đều như nhau cả, tuy nghèo về vật chất nhưng vui và êm ả về tinh thần. Không biết tự bao giờ mà hình ảnh của những chiếc lồng đèn xanh, đỏ được làm bằng những thứ vật liệu bình dị của làng quê lại gắn kết chặt chẽ với tuổi thơ chúng tôi như thế. Mỗi năm, cứ vào độ tháng 8 âm lịch là những đứa trẻ ngây thơ như chúng tôi lại nhốn nháo, háo hức, chờ đợi từng ngày và chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho Trung thu sắp tới. Quê nghèo nên mỗi dịp Trung thu về chúng tôi có khi nào được ba mẹ mua cho chiếc lồng đèn ngoài chợ, nó chỉ là những món quà xa xỉ, là ước mơ không thể thực hiện. Vì thế để có được một chiếc lồng đèn cho đêm Trung thu rước đèn cùng chúng bạn, con nít tụi tôi phải tự làm lấy, tự chuẩn bị mọi thứ để làm nên những chiếc đèn lồng cho mình. Nhờ thế mà không khí đêm Trung thu ở miền quê nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long của tôi ngày đó rất thú vị, ai ai cũng náo nức, hớn hở khi cầm trên tay chiếc lồng đèn tự tay mình làm lấy.

trung thu

Mà phải công nhận một điều là những đứa trẻ ở thôn quê như tụi tôi lại có tài bắt chước cực tài tình. Cứ những đứa nào không biết làm lồng đèn thì chỉ cần nhìn các anh chị lớn làm một lần là có thể làm theo từng bước, rồi tự làm cho mình một chiếc lồng đèn theo ý thích. Tưởng đơn giản, nhưng có nhiều công đoạn lắm à nha. Đầu tiên, chúng tôi phải đi tìm và  đốn tre thành từng khúc vừa chừng, rồi chẻ ra và vót cho nhỏ lại để có được những thanh tre nhỏ làm sườn của lồng đèn, to nhỏ thì tùy ý thích từng đứa. Sau khi làm được cái sườn là tới công đoạn dán giấy kiếng màu cho khung đèn lồng. Với chúng tôi ngày ấy, đây là công đoạn khó nhất, vì nó đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ mới mong có được một chiếc lồng đèn thật đẹp để có thể tự hào mà xách đi rước đèn với đám bạn nhỏ cả xóm.

Vẫn nhớ rất rõ rằng để có thể hoàn thành một chiếc lồng đèn đẹp như ý thích, tụi tôi phải mất hàng mấy giờ ngồi với nhau nơi sau hè, vót vót, cắt cắt, dán dán, xuýt xuýt, xoa xoa. Đừng nói là chỉ làm chơi cho vui, vất vả lắm đó nha, nhưng không ai than mệt cả, bởi cả đám cứ xúm nhau lại vừa làm vừa nói chuyện , cười đùa, có khi hát hò inh ỏi nên cái mệt như cũng tan biến đi tận đẩu tận đâu, chỉ có niềm vui và hạnh phúc khi cầm trên tay thành phẩm lồng đèn là còn lại mãi trong mỗi đứa con nít chúng tôi hồi đó.

Sau bao ngày lo toan, chuẩn bị, thời khắc quan trọng mà tụi tôi chờ đợi đã đến. Đêm Trung thu ngọt ngào đã về làm cho tụi con nít như chúng tôi vui mừng không thể tả được. Chúng tôi cứ reo hò và chạy khắp xóm, đến nhà đứa này kêu réo, đến nhà đứa nọ rủ ghê tập hợp lại để chuẩn bị rước đèn. Có năm thì Trung thu ngay những ngày không mưa thì thật tuyệt, nhưng cũng có năm chúng tôi phải đón Trung thu dưới bầu trời mưa rả rích. Dù trời có mưa hay không mưa thì niềm vui vẫn không bị dập tắt đi trên khuôn mặt của bất cứ ai. Đèn điện chưa có nhiều và sáng rõ như ngày nay nên ánh sáng từ những lồng đèn lung linh trong đêm tối là những thứ ánh sáng rực rỡ nhất trong đêm Rằm tháng 8 thời đó.  Và cứ thế là chúng tôi quây quần lại và bắt đầu ca hát vui đùa, rồng rắn cầm đèn lồng tự làm đi rước cùng nhau quanh xóm, làm cho xóm nghèo lung linh trong đêm Trung thu của trời đất.

trung thu

Chúng tôi vừa hát, vừa đùa, ghé nhà người này một chút, người kia một chút để châm thêm đèn cầy, để thắp lại những cây đèn bị tắt. Những nhà nào cúng trăng đã xong, lại í ới gọi đám rước ghé vào ăn chút bánh trái để có sức mà rước hội tiếp. Khỏi phải nói chúng tôi vui đến thế nào, tiếng nói, tiếng cười cứ xôn xao và râm ran cả xóm nhỏ trong đêm . Cứ vậy, hội rước đèn lòng vòng quanh xóm cả 2, 3 lần, chẳng những không ai thấy mệt mà còn vui thích, thậm chí nếu không vì phải quay về nhà để ngủ vì đã quá khuya, chắc chúng tôi vẫn còn lân la rước đèn thêm vài vòng nữa.

Giây phút bình yên, hạnh phúc và ngọt ngào ấy hiện lên trên khuôn mặt ngây thơ của biết bao đứa trẻ chúng tôi độ nào. Cảm xúc ấy, mùi thơm bánh in, bánh pía, ánh nến lung linh, ánh trăng sáng tỏ, có khi là cả những cơn mưa giăng giăng nữa,....tất cả đi theo nụ cười của chúng tôi vào trong cả những giấc mơ, để lại đợi mong một đêm rằm nữa vào năm sau. Vì thế, những chiếc đèn lồng giản dị, đám rước đèn vui trong tình cảm bạn bè, làng xóm đã để lại cho tuổi thơ chúng tôi không biết bao là kỉ niệm ngọt ngào của một thời để nhớ.

Bây giờ bôn ba làm ăn xa quê, xa dần những kỉ niệm tuổi thơ, nhưng khi bất chợt gặp lại những hình ảnh những chiếc đèn lồng bằng giấy bán giữa phố mỗi lúc tháng 8 âm lịch về, lòng tôi lại bất chợt cảm thấy xốn xang và luôn vô thức hướng mắt trông về nơi đó như muốn tìm kiếm một mảng kí ức thân thương nào. Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại nên sự bình dị của những mùa Trung thu gắn liền với tuổi thơ tôi cũng dần dần không còn nữa. Mùa Trung thu ngày nay đến những đứa trẻ ở thị thành và cả nông thôn bây giờ làm sao có thể tự tay làm cho mình chiếc lồng đèn như ngày xưa? Chúng bận học hành túi bụi, với lại cũng không ai làm hay dạy cho làm đèn lồng cả. Những chiếc lồng đèn xanh, đỏ của tuổi thơ tôi bây giờ đã được thay bằng những chiếc đèn lồng điện tử đẹp mắt và khá đắt tiền, chớp nháy liên tục, phát nhạc rình rang. Ngày xưa, chúng là những thứ quà mà đối với tuổi thơ tôi là những thứ xa xỉ và  với chúng tôi thì đèn lồng điện tử thua xa những chiếc lồng đèn giấy kiếng vì không sáng bằng, không lung linh bằng, và nhất là không thể cùng rước đèn rồng rắn quanh xóm được. Trẻ nhỏ ngày nay, giữa phố xá đèn đuốc sáng trưng, làm sao biết được cảm giác rước đèn lung linh, vui vẻ như chúng tôi thuở nào? 

Kí ức tuổi thơ thì ai cũng có, dù nó có đau thương và đắng cay đến mấy chúng ta cũng không thể nào quên được. Một mùa Trung thu nữa sắp về là một lần nữa tôi xa hơn với kỉ niệm. Cứ mỗi lần đi ra phố nhìn thấy những gian hàng bán bánh Trung Thu và lồng đèn là tôi lại cảm thấy bùi ngùi nhớ về quá khứ. Tôi cứ suy nghĩ và tự hỏi: không biết bây giờ những đứa bạn ngày xưa của tôi tụi nó có còn nhớ chuyện làm lồng đèn và đám rước đèn năm xưa hay không? Hay đang vất vả lo toan cho cuộc sống nên đã quên mất cái kỉ niệm ngày xưa ấy rồi? Có ai còn nhớ đến kỉ niệm  lồng đèn Trung thu xanh đỏ của ngày nào như tôi nữa hay không?

© Khánh An – blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình: 

 

Thu về rồi mình yêu nhau đi anh

Khánh An ( Hồng Minh)

Dù có đi cả đời khói bụi, tôi vẫn tin hạnh phúc ở cuối con đường.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.

Viết cho tuổi mười tám

Viết cho tuổi mười tám

Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".

Đôi tay người bạn

Đôi tay người bạn

Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?

Mùa hoa cải năm ấy

Mùa hoa cải năm ấy

Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.

Viết cho người đã cũ

Viết cho người đã cũ

Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.

Ai bán

Ai bán

Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười

Tía là quê hương

Tía là quê hương

Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba

back to top