Một người lái đò đáng kính
2022-11-20 01:20
Tác giả: Phùng Văn Định
blogradio.vn - Chia tay chị trong buổi trưa của một ngày đẹp trời. Chị tiễn tôi đi ra khỏi cổng với nụ cười tỏa trong nắng thật đáng yêu. Tôi đi rồi mà ngoái nhìn lại vẫn thấy dáng chị đứng đó nhìn tôi cho tới khi khuất hẳn. Thật là một con người chỉ biết trọn đời cống hiến việc làm không biết mệt mỏi cho giáo dục dân tộc đúng như Chủ tịch nước tặng Danh hiệu Nhà Giáo Ưu Tú cho chị mà chị lồng danh hiệu ấy vào khung kính trang trọng nhất, treo nơi cũng trang trọng nhất trong ngôi nhà mình ở.
***
Thời gian trôi rồi không bao giờ quay trở lại. Con người qua miền quê ấy sẽ có ngày quay lại là lẽ đương nhiên nhưng hiếm hoi lắm mới bắt gặp. Tôi đã đi nhiều nơi, công tác nhiều chỗ, có khi đã đến nơi ấy một lần rồi nhớ mãi không bao giờ quên. Vẫn biết rằng có những người luôn bên ta rồi xa mãi. Có những người đã giúp đỡ ta mà ta nhận ra được việc làm ấy đong đầy kỉ niệm rồi lạc mất để lãng quên nhưng có con người ta không bao giờ quên được khi họ đã cống hiến cho xã hội rất nhiều điều có ích. Họ như con ong chăm chỉ mang mật ngọt cho đời thưởng thức thật có ý nghĩa biết nhường nào. Người mà tôi muốn ngợi ca ấy không ai xa lạ: Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Lệ Khanh nguyên Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh những năm về trước cách nay đã một thập kỉ.
Nhắc tới tên chị là người ta nghĩ ngay đến một người phụ nữ đa tài, đam mê với công việc, người quản lý đầy năng nổ, người chị gương mẫu và cũng là người mẹ rất yêu thương các con dù trong hoàn cảnh nào. Ít ai có thể làm được nhiều công việc có ích và hiệu quả như chị khi còn đương công tác.
Nay, chị đã về hưu. Câu chuyện về chị chỉ có người trong cuộc mới tường tận và nhớ được tháng ngày ấy gian nan mang bao nhọc nhằn. Dẫu biết rằng thời gian đã rất xa nhưng có thể nhắc lại kỉ niệm thì kí ức bỗng ùa về dâng tràn. Và tôi đã lục tìm lại những thành công của Nhà giáo Ưu tú đó để lan tỏa những điều phi thường bằng khúc hát khải hoàn khó quên.
Để đạt được nhiều danh hiệu cao quý của cá nhân cũng như tập thể, chị đã phải đổ bao mồ hôi và công sức để gặt hái thành công. Những năm tháng ấy được chị hoá giải như một quá trình vận hành xây lâu đài ngang tầm thời đại để đưa ngôi trường mình công tác đạt chuẩn quốc gia, nhận Huân chương Lao động hạng III và danh hiệu cao quý Nhà Giáo Ưu Tú của Chủ tịch nước Việt Nam.
Một chuỗi thành tích gắn kết lại một con người đáng trân quý. Thật đáng khâm phục người chị mà cho đến bây giờ tuổi đã gần 60 rồi vẫn còn đầy nhiệt huyết về công tác xã hội ở địa phương, chia sẻ nỗi đau của những thân phận mà di chứng do chiến tranh chống Mỹ gây ra, chất độc da cam/đi - ô - xin. Chị đang là thành viên của Hội và còn là nhà Quản lý của trường Mầm non Tư thục Hạnh Phúc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Chồng mất khi con gái út còn bé. Những năm tháng ấy, chị đã nén chịu mất mát để làm tốt hơn nữa công việc mà ngành Giáo dục huyện nhà giao cho. Công việc chồng chất khó khăn nhưng chị đã vượt qua tất cả. Thật đúng là một người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chị vui vẻ kể chuyện xưa, chuyện nay rành rọt không vấp một lỗi nào, mới biết rằng chị là con người có tầm nhìn sâu rộng cho tương lai và có trí nhớ rất tốt.
Chị kể “Công tác trong ngành Giáo dục từ năm 1978. Thuở đó, trường chị công tác là trường Cấp I Nguyễn Viết Xuân thuộc xã biên giới Tân Đông, huyện Tân Biên (nay là Tân Châu) bộn bề những gian nan. Là xã biên giới còn mang nỗi sợ của chiến tranh biên giới Tây Nam, thi thoảng giật mình khi nghe tiếng súng nổ. Là trường vùng biên giới mang tên Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, chị đã cùng đội ngũ giáo viên nhà trường thực hiện rất tốt phong trào dạy và học.
Nhà trường trải qua bao nhiêu năm tháng gian khổ. Khi cuộc sống đã có những đổi thay. Chị đã nhìn ra rõ chiến lược về tương lai của giáo dục nhà trường. Trăn trở suy nghĩ làm thế nào mà tất cả học sinh trong trường học 2 buổi/ngày rồi tiến tới cho học sinh học bán trú.
Ở thành đô và thị trấn thì dễ rồi còn vùng này thực hiện có thành công? Bắt đầu tìm tòi, mày mò với những mô hình giáo dục ở khắp nơi, chị lục tìm thông tin trên báo chí, trên mạng xã hội. Tự học hỏi rồi tự tìm ra giải pháp, thấy được sự quan tâm của xã hội về công tác xã hội hoá giáo dục ở xã nhà. Chị đã mạnh dạn tham mưu với các cấp rồi cùng tập thể bắt tay xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
“Đây nè, ngày đó chị nhận bằng chuẩn quốc gia từ tay Giám đốc Đổng Ngọc Lập. Vui và mừng lắm em ạ!” Chị chỉ vào tấm ảnh chụp đã cũ, màu phai theo năm tháng treo trên tường làm kỉ niệm khoe với tôi. Tôi tấm tắc khen “Hoa nhiều vây xung quanh mà chẳng đẹp bằng chị”.
Chị cười sảng khoái, vui vẻ rồi ngắm mãi tấm ảnh đã gần ngót hơn một thập niên. Nhắc lại, chị kể không biết bao nhiêu đêm chị thâu đêm suốt sáng để nghiên cứu rồi tự mình đi tới các đơn vị đạt chuẩn quốc gia trong tỉnh như Tiểu học Kim Đồng, tiểu học Võ Thị Sáu dưới thị xã Tây Ninh để học hỏi kinh nghiệm. Rồi hễ cứ nghe nơi này có phong trào này, điển hình kia, không quản sự gian nan chị tìm tòi để tới xem rồi về áp dụng cũng chỉ mong nhà trường đạt chuẩn là chị đã thoả lòng.
Giáo viên trong trường đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhiều người cũng đồng hành với chị để một ngày nào đó vinh dự “Mình là giáo viên trường chuẩn quốc gia” nhưng cũng có không ít người chẳng hài lòng với những vất vả và phương pháp chị đưa ra, đôi lúc va vấp đều được chị động viên rồi cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Các dãy phòng học được xây mới hoàn toàn với khu học tập kiên cố, khang trang. Dãy phòng chức năng thì cải tạo lại nhưng trông đẹp và sáng sủa lắm. Trang trí trong và ngoài nhà trường sáng đẹp rõ nét được người dân ngưỡng mộ. Từ một ngôi trường cấp 4 thành một ngôi trường khang trang là sự đóng góp không biết mệt mỏi của người quản lý như chị và tập thể nhà trường. Bỏ công gieo cấy ai quên gặt mùa màng.
Chị đã thành công nhờ sự nhạy bén và sáng tạo. Nhân kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam lần thứ 17(20/11/1982 – 20/11/2008). Niềm hân hoan đến với nhà trường khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh trao Quyết định và Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Chị như một điểm sáng của ngành giáo dục Tân Châu, Tây Ninh. Ngôi trường từ đây là điểm đến của học sinh vùng biên giới Tây Nam của tổ quốc.
Sau khi trường đạt chuẩn quốc gia. Chị tiếp tục với công việc trồng người để mang lại nhiều thành tích cho nhà trường và cho ngành nhiều hơn thế nữa. Mỗi năm học qua đi là mỗi năm chị trăn trở với bao công việc. Chuyến đò sang sông thành công là do người đứng mũi cầm sào chèo lái. Người quản lí dày dạn kinh nghiệm ấy vẫn nỗ lực hết mình cho nhà trường, đương đầu với những lúc khó khăn. Chị đưa cho tôi xem cái Huân chương Lao động Hạng III của cá nhân đạt được năm 2011.
- Này em, cái này hạnh phúc lắm em, cũng gần một thập niên rồi đấy.
- Chắc ngày mà nghe tin đi nhận Huân chương chị thức cả đêm?
- Ừ em. Kỳ lạ ghê thật đấy. Cả đêm không ngủ, cứ thao thức, thao thức, mong cho trời mau sáng để đi sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhận về khoe với mọi người.
Chị đã vất vả cống hiến cho tập thể, giấc ngủ ngon thi thoảng mới thoảng qua, chị rùng mình “đôi khi đang làm việc mà ngủ trong ruột lúc nào không hay em ạ!” nhưng đối với chị thật là một con người tự “vượt lên chính mình” để gặt hái những thành quả tốt đẹp. Có những giọt mồ hôi đã đổ xuống thấm mảnh đất khô cằn thành ruộng lúa, nương ngô nhưng giọt mồ hôi chát mặn của chị đổ xuống thì lại mọc lên “cây đời trăm năm” khỏe khoắn, tươi đẹp. Giọt nước mắt sung sướng, vỡ oà dâng tràn đọng nhiều cảm xúc. Tôi hỏi:
- Khi chị nhận Huân chương trên bục như thế, chị nghĩ tới ai?
Mắt chị ừng ực nước đầy xúc động.
- Chị nghĩ tới gia đình, tới các anh, chị lãnh đạo của Phòng Giáo dục Tân Châu, các thầy cô trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân và…Còn tấm này (tôi chỉ vào cái Danh hiệu Nhà Giáo Ưu tú) chắc chị hai đêm không ngủ?
Tôi đùa vui khi chị nhận tin cũng về Sở Giáo dục tỉnh nhận chứ dễ gì chỉ có hai ngày. Năm nhận vinh dự ấy là năm 2012. Chị lấy xuống đưa cho tôi xem rồi chụp làm kỉ niệm. Tôi ngắm nghía từng góc, đọc từng dòng chữ ghi trong đó. Nét chữ Nhà Giáo Ưu Tú in đậm sao trân quý biết nhường nào. Sự cống hiến cho ngành giáo dục dân tộc của đất nước như một chiến công hiển hách phải đổ bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, vất vả mới hưởng niềm hạnh phúc.
Nhà Giáo Ưu Tú là danh hiệu cao quý mà có lẽ suốt cả đời làm nghề dạy học ít ai có thể đạt được như chị Nguyễn Thị Lệ Khanh.
Thành công để có những niềm vui suốt cả đời cống hiến cho ngành giáo dục. Chị về hưu nhưng vẫn ấp ủ ước mơ gì đó. Chị tham gia các hội như: người cao tuổi để sống khỏe và có ích cho xã hội; Hội Cựu giáo chức; Hội chất độc màu da cam/đi-ô-xin… rồi tự mở trường Mẫu giáo Tư thục Hạnh Phúc tại Tân Châu.
Chia tay chị trong buổi trưa của một ngày đẹp trời. Chị tiễn tôi đi ra khỏi cổng với nụ cười tỏa trong nắng thật đáng yêu. Tôi đi rồi mà ngoái nhìn lại vẫn thấy dáng chị đứng đó nhìn tôi cho tới khi khuất hẳn. Thật là một con người chỉ biết trọn đời cống hiến việc làm không biết mệt mỏi cho giáo dục dân tộc đúng như Chủ tịch nước tặng Danh hiệu Nhà Giáo Ưu Tú cho chị mà chị lồng danh hiệu ấy vào khung kính trang trọng nhất, treo nơi cũng trang trọng nhất trong ngôi nhà mình ở.
© Phùng Văn Định - blogradio.vn
Xem thêm: Tình như hoa trong gương trăng dưới nước, phút chốc tan thành mây
Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.