Phát thanh xúc cảm của bạn !

Vì ba là cảnh sát giao thông

2022-12-29 01:10

Tác giả: Khánh An ( Hồng Minh)


blogradio.vn - Ba của em là cảnh sát giao thông và bốn tiếng “cảnh sát giao thông” đó đã theo An từ lúc lọt lòng, âm thầm ngấm vào từng tiếng hát lời ru của mẹ. Và dần dần trở thành một phần trong dòng máu chảy dạt dào trong huyết quản của bản thân An từ lúc nào mà em cũng không hay. An nhớ hồi lúc còn nhỏ, mỗi khi cùng mẹ đi ra đường hoặc thấy ai mặc quân phục màu cam đi ngang nhà là An đều chỉ trỏ và vui mừng reo lên “Ba kìa, mẹ ơi”. An hãnh diện lắm khi có ai đó hỏi ba em làm nghề gì, em luôn trả lời dõng dạc, đầy tự hào “Ba con là cảnh sát giao thông ạ”.

***

Hôm nay là ngày sinh nhật của An.

Học xong bài của ngày mai, dẹp gọn mấy cuốn sách giáo khoa cùng tập vở trên bàn học lại, An ra ngồi trước cửa đợi ba. Ba Trung của em đã hứa là sẽ về ăn cơm tối với cả nhà, rồi còn mua quà và bánh sinh nhật cho em nữa. Mẹ em từ sáng đã đi chợ, mua nhiều đồ ăn ngon để chiều nay làm bữa liên hoan nhỏ có các món mà em thích ăn để cả nhà quây quần với nhau. 

Không phải là lần đầu tiên được cha mẹ tổ chức mừng sinh nhật, nhưng hôm nay An vui lắm vì lâu rồi ba Trung mới có mặt trong bữa tiệc mừng sinh nhật em với em và mẹ. Hồi nhỏ xíu thì em không biết, chứ từ khi em lớn lên, em nhớ là không mấy khi ba cùng em và mẹ đón sinh nhật cùng em. Ba em toàn đi trực, đi công tác vào ngày sinh của em nên năm nào cũng thường xuyên chỉ có em và mẹ mà thôi.

Năm nay thì khác, hôm qua ba đã nói chắc chắn là xong ca trực chiều, ba sẽ mua quà, mua bánh cho An, về nhà ăn cơm để cả nhà hát bài Happy Birthday cho An thổi nến. Nghe ba nói, em rất vui và háo hức, sáng nay trước khi ba đi làm, An còn hỏi thêm lần nữa cho chắc, bởi vậy từ trưa, em cứ nhấp nhổm và mắt cứ trông ngóng ra ngoài đường, đợi bóng chiếc áo quân phục màu vàng cam quen thuộc.

Ba của em là cảnh sát giao thông và bốn tiếng “cảnh sát giao thông” đó đã theo An từ lúc lọt lòng, âm thầm ngấm vào từng tiếng hát lời ru của mẹ. Và dần dần trở thành một phần trong dòng máu chảy dạt dào trong huyết quản của bản thân An từ lúc nào mà em cũng không hay. An nhớ hồi lúc còn nhỏ, mỗi khi cùng mẹ đi ra đường hoặc thấy ai mặc quân phục màu cam đi ngang nhà là An đều chỉ trỏ và vui mừng reo lên “Ba kìa, mẹ ơi”. An hãnh diện lắm khi có ai đó hỏi ba em làm nghề gì, em luôn trả lời dõng dạc, đầy tự hào “Ba con là cảnh sát giao thông ạ”.

Lớn hơn một chút, An dần hiểu thế nào là “cảnh sát giao thông”. Đó là là hầu như không ngày nào ba có nhiều thời gian ở nhà hay đưa đón em đi học như nhiều bạn bè khác. Là có những đêm không ba ở nhà ngủ cùng mẹ và sáng tinh mơ khi em thức dậy, chuẩn bị đi học thì ba mới về đến nhà mặt mũi phờ phạc sau một đêm trực hay đi tuần tra. 

ba_2

Đó cũng còn là những ngày lễ Tết, cuối tuần, nhà ai cũng sum vầy rôm rả hay cùng nhau đi chơi, riêng nhà em thì thường xuyên thiếu ba và không mấy khi có dịp được đi chơi cả nhà. Ba em phải đi trực để đảm bảo an ninh, an toàn giao thông trên các tuyến đường, nhà chỉ có em và mẹ.  Đó cũng là những buổi cơm trưa hay tối bày ra chỉ có 2 chén nhỏ, những khi ấy An biết “Ba Trung lại bận trực rồi”. Không mấy khi An và mẹ có thể ăn cơm cùng ba em cả.

Lớn thêm chút nữa, “cảnh sát giao thông” trong tâm trí An là những buổi chiều muộn, ăn xong bữa cơm, ba thay quân phục, trước khi đi làm thì đi đến bàn thờ thắp nhang. Ba vừa đi khuất, An đứng núp sau cửa nhà, lặng lẽ nhìn mẹ Thư run run thắp nhang cầu trời khấn phật. An biết đêm nay ba cùng các chú ở cơ quan ra quân truy quét một nhóm đua xe phân khối lớn rất đông người.

Bây giờ, ba Trung của An đã là đội trưởng đội cảnh sát giao thông của thành phố mà gia đình em đang sinh sống nên rất bận rộn, cứ mải miết đi làm, đi trực, đi công tác. 

Ngày nào cũng vậy, thời gian ở cơ quan của ba Trung còn nhiều hơn ở nhà, mọi việc trong gia đình, chăm lo cho em học hành, một tay mẹ Thư của em chu toàn. Thậm chí ba em ít khi có thể về thăm ông bà cùng em và mẹ được, dù hai bên nội ngoại đều ở ngay trong tỉnh. 

Thường thì cuối tuần, vài tháng một lần, mẹ đưa An lúc thì về thăm nội, lúc thì thăm ngoại. Có những lần bà nội hay ông bà ngoại ghé thăm nhà, nhưng cũng không thể gặp ba bởi vì ba đang trong ca trực hay đang họp cơ quan. Lịch trình dày đặc của đội CSGT – trật tự thành phố nơi ba Trung công tác như tỉ lệ nghịch với quỹ thời gian mà ba dành cho bản thân, bạn bè, họ hàng.

Xã hội ngày càng phát triển, phương tiện đi lại mỗi lúc một đông, có thêm nhiều người chạy ẩu, đi sai luật, nhiều nhóm đua xe, lạng lách, đánh võng. Vì vậy việc nhiệm vụ của ba và đội CSGT của ba ngày một nhiều và càng ngày em càng ít được gặp ba hơn, ít được chuyện trò hay khoe thành tích học với ba. Nghề của ba em lại thường xuyên phải ở ngoài đường nên em để ý thấy rằng mỗi năm nước da của ba em cứ thêm sạm màu và chưa khi nào ba đi làm về mà em không ngửi thấy mùi mồ hôi mặn chát từ bộ quân phục thân thương.

Hồi học mẫu giáo hay lớp 1, em buồn lắm, khi thấy ba mình không đưa đón mình đi học hay đưa mình đi chơi như cha của tụi bạn. Mẹ phải nói mãi, giải thích mãi em mới nguôi nguôi, không trách móc hay giận dỗi ba nữa. Dần dần qua bài vở, sách báo, em hiểu việc ba em không thể dành nhiều thời gian cho gia đình như ba của nhiều bạn bè em vì ba em là một cảnh sát giao thông với nhiều công tác, nhiệm vụ đặc thù riêng của ngành công an. Từ đó, em thấy thương ba nhiều hơn và nay đã là một học sinh lớp 6, em luôn nỗ lực trong học tập, cố gắng phụ giúp mẹ việc nhà để ba em an tâm công tác và mẹ em có nhiều thời gian để chăm lo bài vở ở trường, mẹ em cũng là một giáo viên mà.

ba_41

Ngồi đợi ba, An cứ thẫn thờ suy nghĩ mãi những chuyện xưa nay, cũ mới như thế. Em cứ nghĩ, cứ nhớ, rồi lại vẩn vơ mỉm cười một mình. Lúc này, bày biện bữa tiệc nhỏ lên bàn ăn đã xong, không thấy An vô lăng xăng phụ mình như mọi lần, chị Thư - mẹ An- rảo bước đi tìm. Thấy con đang ngồi trước cửa, cứ ngóng ra phía đường lớn đến nỗi không hay mình đang bước đến sau lưng, chị khẽ cất tiếng ;

- An ơi, vô nhà thay đồ đẹp đi con, để mình còn ăn sinh nhật, chắc ba sắp về rồi đó con à.

Nghe tiếng mẹ, An giật mình quay lại và mỉm cười ngượng nghịu.

- Dạ, con tính ngồi chờ ba về rồi mới vô thay đồ đó mẹ. Con muốn coi bánh sinh nhật của con có con mèo như con dặn không, với lại coi là ba mua quà gì cho con nữa.

- Con an tâm, ba đã nói là ba làm mà, con sẽ có bánh ngon, quà đẹp. Vô thay đồ đẹp mẹ tặng đi nè, để còn đón ba chớ con.

- Dạ mẹ.

Đến lúc này An mới chịu vô thay bộ đồ đầm rất đẹp mà mẹ mới mua tặng em lúc sáng. Trong lòng rộn ràng, háo hức một niềm vui khó tả, em tưởng tượng ra chút nữa ba mẹ sẽ chúc em những gì, rồi em sẽ báo cho cha mẹ chuyện em được cô giáo khen và có điểm tốt như thế nào, cả nhà sẽ vui vẻ ra sao và sẽ điện thoại cho ông bà nói những chuyện gì… Vừa thay đồ, chải tóc, em vừa tủm tỉm cười trước những sự tưởng tượng của mình về bữa tiệc sinh nhật sắp diễn ra. Lòng em vui sướng còn hơn khi em được điểm 10 trong bài kiểm tra của em nữa.

Hôm nay mẹ Thư cũng đã chọn mặc một chiếc váy thật đẹp, vậy là tất cả mọi thứ đã chuẩn bị xong, chỉ còn đợi ba về là bữa tiệc sẽ bắt đầu. Vừa ngồi đợi ba, hai mẹ con em vừa chuyện trò, em và mẹ đều muốn cùng ba có một bữa sinh nhật thật vui và ấm áp. Lúc này đồng hồ điểm 7 giờ tối, giờ mà thường thì ba đã về tới nhà từ lâu, nhưng hôm nay thì ngoài đường vẫn im ắng, chưa có tiếng còi xe hay ánh đèn xe báo hiệu ba Trung về.

Điện thoại di động của mẹ chợt reo vang, khi mẹ bắt máy, An nghe tiếng nói trầm ấm quen thuộc của ba từ đầu dây bên kia.

- Alo, anh đây. Hai mẹ con đang chờ anh phải không? Con chắc trông anh lắm, nhưng hai mẹ con ăn cơm trước đi, anh chưa về được. Có một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra lúc chiều, đến giờ chưa giải quyết xong.

- Dạ anh.

- Em chuyển lời chúc mừng sinh nhật con dùm anh nha. Hai mẹ con ăn cơm trước đi, chút nữa anh về, anh đã đặt bánh và mua quà cho con rồi. Hai mẹ con thông cảm cho anh, từ chiều đến giờ anh bận quá, không gọi điện báo cho em và con được.

- Dạ, em hiểu mà, anh làm việc đi. Mọi việc ở nhà để em lo, không sao đâu anh à.

Khi quay lại, thấy An đã lẳng lặng ngồi quay mặt vào bàn ăn, chị Thư bước đến đặt tay trên vai con gái.

- Ba bận việc đột xuất con à, mẹ con mình ăn sinh nhật thôi. Ba đã đặt bánh, mua quà cho con rồi, chút ba về sẽ đem về sau, rồi cả nhà mình hát bài Happy Birthday cho con nha.

- Dạ, nãy con có nghe nè. Con không buồn đâu, mẹ con mình ăn đi ạ.

An quay lại mỉm cười cho mẹ an lòng, nhưng đó là một nụ cười méo xẹo không giấu được nỗi buồn trong ánh mắt. Thư ôm lấy con, vỗ vỗ vào tấm lưng bé nhỏ.

- Cám ơn vì con đã hiểu cho ba.

- Dạ, con biết là ba con bận việc. Có nhiều chuyện mà không ai có thể thay thế cảnh sát giao thông như ba được.

- Công việc của ba là vậy mà con.

- Dạ, năm nay ba không ăn sinh nhật với con và mẹ được thì năm sau ba dự bù, mẹ ha. Có đồ đẹp mẹ tặng, có mẹ chúc mừng cùng con vậy là con vui lắm rồi. Vì ba là cảnh sát giao thông mà, đang có tai nạn, có việc cần ba thì sao ba có thể về với con được chứ, đúng không mẹ?

- Đúng rồi con à.

me_41

Cô biết An đang buồn nhưng lòng cô cũng rộn lên một nỗi vui mừng lẫn tự hào vì con mình đã khôn lớn và biết thông cảm cho những khó khăn của ba mẹ.

Khi hai mẹ con đã ăn uống, dọn dẹp nhà cửa xong xuôi, An đã ngồi vào bàn học bài và mẹ Thư cũng đem sách vở ra để soạn giáo án, lúc này mới có tiếng xe máy rồi tiếng bước chân gấp vội bước vào nhà. An ngước nhìn lên, là ba Trung. Với bộ quân phục lem luốc khói bụi, một tay xách chiếc bánh kem, một tay cầm con gấu bông xinh đẹp, ba đã về. An vui mừng chạy ào ra đón ba, ôm lấy ba, ngửi thấy mùi hồ hôi mằn mặn, em biết ba mình đã vừa trải qua một ngày làm việc rất vất vả. Chị Thư  mỉm cười bước lại, cầm bánh và quà cho chồng, anh Trung bấy giờ vội ôm lấy đứa con gái nhỏ bé mà mình vừa thất hứa một lần nữa, không về ăn sinh nhật cùng con. Anh ôn tồn hỏi khẽ:

- Ba về trễ quá, con có buồn ba không An?

- Dạ không, sao con lại buồn ba? Con cám ơn ba thật nhiều mới phải chớ ba.

- Con không trách ba không giữ lời hứa với con à?

- Dạ không, ba có việc đột xuất mà.

- Cám ơn, cám ơn con rất nhiều, Bảo An à.

- Con còn tự hào nữa ba à, vì ba là một cảnh sát giao thông và đã xử lý tốt đẹp một vụ tai nạn nghiêm trọng trước khi về nhà chúc mừng sinh nhật con.

Lúc này chị Thư mới cất tiếng.

- Đúng rồi, vì ba là cảnh sát giao thông, mà tai nạn xảy ra thì không ai biết trước được nên mẹ con mình phải hiểu và cảm thông cho ba chứ, ba yên tâm đi.

- Dạ, đúng rồi đó mẹ - An vui vẻ quay sang

- Con lấy bánh sinh nhật ra thắp nến để con thổi và ước nha mẹ.

- Chứ con còn đợi đến khi nào nữa đây?

ba_3

Chị Thư tươi cười đưa cái bánh cho con, rồi nhẹ nhàng đứng bên cạnh chồng, dõi theo bóng dáng nhỏ bé đang nhảy chân sáo ra bàn ăn. Nhìn người vợ yêu dấu cạnh bên, anh bỗng thấy thương chị thật nhiều. Ngày xưa, lúc mới quen nhau, có lần chị đã nói “Em ước mong sao sau giờ làm anh có thể giúp em đưa đón con, dạy dỗ chúng nó nên người, dạy cho chúng nó những bài học mà chỉ có người bố mới làm được…”. Một điều ước thật bình thường, giản dị nhưng anh chẳng bao giờ làm được. Anh không đỡ đần được gì, một tay chị quán xuyến trong ngoài, vừa đi dạy, vừa chăm lo, dạy bảo cho con. Thế nhưng chị không một lời oán trách, cứ âm thầm đứng bên mà giúp đỡ, mà động viên anh cố gắng.

Anh Trung đưa tay đặt lên vai vợ siết nhẹ, chưa khi nào anh thấy lòng mình vui như lúc này. Mỉm cười mãn nguyện bên vợ con, anh như quên hết mọi vất vả của ngày dài làm việc, anh chỉ còn cảm nhận rất rõ hạnh phúc gia đình ngọt ngào và thấy mình là người thật sự may mắn. Anh đã được vợ thấu hiểu, cảm thông, nay anh lại có cô con gái tuy còn nhỏ nhưng đã rất hiểu chuyện. Anh như có thêm động lực để ngày càng nỗ lực hơn trong công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó, góp phần bảo đảm cho an ninh trật tự trên mọi tuyến đường của quê hương yêu thương. Anh nhất định sẽ làm tròn chức trách của mình, để  có thể mãi là niềm hãnh diện của con ngoan, của vợ hiền. Trong giây phút đoàn tụ xúc động trong ngày đặc biệt của con gái, anh tự hứa như thế với lòng mình, một người chiến sĩ cảnh sát giao thông của lực lượng CAND Việt Nam.

© Khánh An ( Hồng Minh) - blogradio.vn                                      

Xem thêm: Chưa một lần bố nói yêu con nhưng ... | Family Radio



Khánh An ( Hồng Minh)

Dù có đi cả đời khói bụi, tôi vẫn tin hạnh phúc ở cuối con đường.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thanh xuân năm ấy của chúng ta

Thanh xuân năm ấy của chúng ta

Nhìn thì cũng có vẻ bình thường nhưng chúng tôi cũng có cho mình những hoài bão và cố gắng hết mình. Thế nhưng áp lực cũng đã xuất hiện với những đứa trẻ đang tuổi lớn và có những cái tôi riêng. Có những điều mà đôi khi nó thật khó để bày tỏ với bất kì ai thậm chí là người mình thân thiết.

Viết cho em - Cô gái mùa thu tháng 9

Viết cho em - Cô gái mùa thu tháng 9

Em biết không, cô gái tháng 9 có điều gì đó rất riêng biệt. Em không ồn ào như những cơn mưa mùa hạ, cũng không quá trầm lặng như ngày đông giá rét. Em dung hòa giữa tất cả, giữa sự mạnh mẽ và mềm mại, giữa những khát khao cháy bỏng và nỗi lo âu thầm lặng.

Xa nhưng không cách

Xa nhưng không cách

Những điều giản dị nhưng chân thành từ Minh khiến Đan nhận ra rằng, giữa những mất mát và thử thách, có những giá trị và tình cảm bền chặt vẫn có thể sinh sôi và phát triển.

Mùa thu chết...

Mùa thu chết...

Cuộc sống thật đau đớn, thật nhiều khổ sở, nhưng tôi vẫn mỉm cười. Tại sao à? Bởi khi tôi khóc, nó cũng chẳng khác gì cười, không thay đổi được gì cả.

Sự kỳ diệu của những nỗi đau

Sự kỳ diệu của những nỗi đau

Chúng ta sợ người khác lãng quên nỗi đau họ đã gây ra cho mình nhưng không sợ mình vẫn luôn thầm nhớ. Chúng ta trách người khác đối xử bất công với mình nhưng chưa bao giờ dám thừa nhận mình đang tự tổn hại chính mình.

Tình lỡ

Tình lỡ

Duyên thầm tình lỡ hoài nhung nhớ Nhặt cánh hoa tàn xác xơ rơi Dưới gót chân son mùa lá đổ Một người ngồi nhớ một người xa

Chúng ta rồi sẽ hạnh phúc

Chúng ta rồi sẽ hạnh phúc

Ôm bất hạnh vào người chưa bao giờ là cách để hoá giải nỗi đau. Nếu muốn chữa lành tổn thương cho chính mình, điều đầu tiên bạn cần làm chính là xác định nguyên nhân khiến mình đau khổ. Khi nào bạn vẫn chưa thừa nhận vấn đề của mình, khi đó bạn sẽ không có lối ra cho câu chuyện. Và bạn biết đấy, mọi nỗi đau đều cần có thời gian để chữa lành thế nên chúng ta không cần quá vội vàng.

Cậu chỉ đến một lần phải không?

Cậu chỉ đến một lần phải không?

Hình như cậu ít nói, tớ thì không muốn chủ động, chúng ta nhắn tin với nhau cũng chỉ ngắn gọn được đôi ba dòng là kết thúc, cứ thế chúng ta như hai người bình thường, không chút động lòng, không vướng bận.

Người khôn ngoan thật sự biết cách “đi làm”: Kiếm nhiều tiền, giữ sức khỏe tốt, nâng cấp bản thân, vui vẻ mỗi ngày!

Người khôn ngoan thật sự biết cách “đi làm”: Kiếm nhiều tiền, giữ sức khỏe tốt, nâng cấp bản thân, vui vẻ mỗi ngày!

Trân trọng công việc của mình, đi làm thật tốt, có động lực và rèn luyện thể chất lẫn tinh thần là cách "chăm sóc" hiệu quả nhất cho cơ thể và tinh thần của bạn.

back to top