Phát thanh xúc cảm của bạn !

Sao lâu thế rồi, con không về ăn cơm với bố mẹ?

2022-02-10 01:20

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh


blogradio.vn - Nhưng 900 nghìn đó toàn là tiền 10 nghìn, 20 nghìn… Tôi cầm tiền, bất giác mẹ hỏi tôi: “Con có ngại không, cầm tiền lẻ thế thì ngại lắm nhỉ…?”, chẳng hiểu sao tôi tự nhiên xúc động quá… đó đều là những đồng tiền bố mẹ tôi phải vất vả mới có được, tại sao tôi lại phải thấy ngại.

***

Thật là cũng đã gần 8 tháng rồi tôi chưa về với bố mẹ, chưa cùng bố mẹ ăn bữa cơm gia đình, chưa về cái nơi mà tôi luôn tâm niệm rằng đó là nơi quan trọng nhất. Dịch bệnh kéo dài, cản trở công việc và học tập cũng bởi vậy mà tôi đi một mạch 8 tháng chưa về thăm nhà lần nào, dù rất muốn. Nhiều lúc chỉ muốn bỏ lại tất cả, bỏ lại công việc làm thêm, gác lại việc học hành về nhà ôm lấy bố mẹ…

Tôi là sinh viên năm 2, sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, nhưng cũng tạm gọi là đủ ăn đủ mặc. Dù gia đình không phải khá giả nhưng chưa bao giờ bố mẹ để anh em tôi thiệt thòi điều gì so với bạn bè, từ bé tôi đã luôn ý thức được điều đó nên cũng chẳng mảy may đòi hỏi. Cuộc sống cứ thế mà trôi qua thật yên bình và hạnh phúc, đối với tôi chỉ vậy là đủ. Dù gia đình không có điều kiện như những bạn bè cùng lứa nhưng bố mẹ tôi dù phải vay mượn cũng không bao giờ để tôi đóng học chậm trễ. Được bố mẹ đầu tư cho học hành từ bé nên tôi và anh cũng là những học sinh thuộc dạng khá.

Mẹ tôi vẫn hay nói: “Đời tao khổ lắm, nên anh em chúng mày cố mà học đừng có như tao, khổ lắm, sống không ngóc đầu lên nổi con ạ, nghèo nó khinh lắm…”. Đúng thật vậy, mẹ có một tuổi thơ cơ cực thật. Nhà bà ngoại tôi nghèo lắm, sinh ra được 3 chị em gái. Ông ngoại bị câm, không nói được, sau này khi dì tôi có vài tuổi ông đã qua đời. Những kí ức về ông ngoại mẹ tôi cũng không có nhiều. Bà ngoại - một nách 3 con, cuộc sống vất vả làm bà trở nên khó tính hơn nhiều, bà hay chửi mắng. Nhưng hiểu được điều đó, hiểu được nỗi vất vả của bà khi chồng mất sớm lại phải lo cho 3 đứa con nên bà mắng cứ mắng, mọi người đều im lặng. Hoàn cảnh càng khó khăn nên mẹ tôi không được cho ăn học đầy đủ, cũng chỉ biết đọc chữ. Lớn lên mỗi người có một gia đình riêng, dì ở với bà ngoại nuôi bà ngoại, cuộc sống lúc đó không sung túc nhưng cũng không còn khổ như trước nữa vì 3 đứa con của bà bây giờ đã lớn và cũng tự lo được cho cuộc sống của mình. Mẹ kết hôn với bố, tuy còn nhiều bộn bề và nhiều điều phải lo lắng nhưng gia đình nhỏ của mẹ luôn hạnh phúc và có nhiều tiếng cười.

Bố mẹ tôi lấy nhau khi trong tay không có gì. Sau này nếu ai hỏi tôi muốn có một tình yêu như thế nào thì đó chắc chắn là một tình yêu giống như bố mẹ tôi. Vì được sống trong một gia đình tuy không đầy đủ tất cả về vật chất nhưng luôn thừa sự hạnh phúc nên mỗi khi xảy ra chuyện gì tôi thường mau nước mắt, tôi khó vượt qua lắm. Đời bố mẹ tôi vất vả quá, chỉ với hai bàn tay trắng nhưng gây dựng được mọi thứ mà anh em tôi nghĩ chắc chẳng bao giờ có được. Anh em tôi ở với ông bà nội từ nhỏ trong một căn nhà nhưng phần mái nhà đã bị rủ xuống gần hết, phần hiên thì thỉnh thoảng lại rơi một vài miếng ngói, nhà bếp mỗi lần trời mưa thì ướt lắm! Tôi không rõ nữa chỉ nhớ, khi tôi lên 2 bà nội đã qua đời. Đến khi tôi lớp 8, ông nội cũng rời xa anh em tôi. Bố mẹ đi làm thì thỉnh thoảng có về thăm nhà.

Nếu mong muốn lớn nhất của bố mẹ tôi là anh em tôi được trưởng thành, khôn lớn và sống có đạo đức thì mong muốn thứ 2 có lẽ là xây được một căn nhà khang trang hơn để anh em tôi được sống trong thoải mái hơn…

Bởi vậy mà, bố mẹ tôi vất vả lắm… Mẹ tôi làm công ty, bố thì làm vài sào ruộng ở nhà. Lương công ty cố định được dăm ba triệu đủ nuôi anh trai tôi học đại học, còn mấy sào ruộng trồng hoa màu thi trang trải chi phí cho gia đình và tiền nuôi tôi học cấp III. Dù không phải lúc nào cũng có tiền để ra nhưng thật sự so với các bạn đồng trang lứa bố mẹ tôi không để chúng tôi phải thiệt thòi điều gì. Tôi nhớ lắm, có lần thu hoạch rau cải bố mẹ vừa cầm về một xấp tiền lấy tiền rau thì tôi lại xin đi đóng học, tất nhiên mẹ tôi không nề hà điều gì sẵn sàng đưa cho tôi ngay 900 nghìn đồng trong xấp tiền có hơn 1 triệu 200 nghìn đó. Nhưng 900 nghìn đó toàn là tiền 10 nghìn, 20 nghìn… Tôi cầm tiền, bất giác mẹ hỏi tôi: “Con có ngại không, cầm tiền lẻ thế thì ngại lắm nhỉ…?”, chẳng hiểu sao tôi tự nhiên xúc động quá… đó đều là những đồng tiền bố mẹ tôi phải vất vả mới có được, tại sao tôi lại phải thấy ngại.

Mẹ tôi đi làm công ty ca ngày thì sáng sớm dậy từ 5h ra đồng phụ giúp bố rồi 7h mới về chuẩn bị để đi làm, nếu làm ca đêm thì 7h sáng mẹ về chả bao giờ kịp ăn uống đều lao ra đồng ngay, quần áo còn chả kịp thay. Mẹ muốn tranh thủ giúp bố được phần nào thì hay phần đó rồi dành chút thời gian ít ỏi để ngủ lấy sức tối đi làm. Tôi muốn giúp lắm, nhưng toàn thời gian dành cho việc học nên chỉ giúp bố mẹ được vài công việc vặt ở nhà. Thời gian học cấp III chắc là thời gian kinh khủng nhất với tôi khi bố tôi bị bệnh và phải đi cấp cứu. Sở dĩ bố bị như vậy là vì lao lực, vất vả dẫn đến suy nhược cơ thể trong một thời gian dài. Tôi thương bố tôi lắm! Phải chứng kiến cảnh bố đứng giữa sự sống và cái chết có lẽ là khoảnh khắc khủng khiếp nhất mà một người con phải chịu đựng… Bố được đưa đi cấp cứu ngay đêm đó.. Mẹ cũng khăn gói theo luôn, đêm đó tôi thức cả đêm, bộn bề giữa bao suy nghĩ… Tôi sợ, sợ không còn bố nữa.. Mẹ có nói: “Chỉ mong bố mày còn sống, ngồi một chỗ cũng được, mẹ sẽ gồng gánh hết, chỉ mong bố là chỗ dựa tinh thần cho mẹ con mình”. Nhưng hình như kì tích xuất hiện, bố tôi dần hồi phục sức khỏe được trở về nhà và không có di chứng nào cả… Nghỉ ngơi một thời gian, bố lại lao vào công việc..

Nhanh thật, ấy thế mà cũng 3 năm rồi..

Và tôi cũng đã đỗ đại học, anh trai ra trường cũng có công việc ổn định… Kinh tế gia đình cũng đã ổn định hơn, sau bao năm sống tiết kiệm và tích cóp cộng với một khoản tiền đền bù. Bố mẹ tôi cũng xây được căn nhà khang trang hơn như bố mẹ mong muốn. Tất cả suy cho cùng cũng là vì anh em chúng tôi.

Xa nhà 8 tháng rồi, bỗng dưng hôm nọ tôi mơ ngủ ông nội nói với tôi một câu khi thức dậy người đầm đìa mồ hôi trong cái thời tiết mười mấy độ của Hà Nội: “Sao lâu thế rồi, con không về ăn cơm với bố mẹ con..?”.

Dịch của Hà Nội đang căng thẳng quá, đến lúc tạm gác lại công việc học tập xách balo về dọn nhà mới cho bố mẹ rồi...

© Nguyễn Thị Kim Anh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Nỗi lòng những cô gái độc thân sợ Tết | Radio Tình Yêu

Nguyễn Thị Kim Anh

Chúng ta không thể chọn bộ não của mình, nhưng có thể lựa chọn những ý tưởng yêu thích.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

Năm mới xinh tươi

Năm mới xinh tươi

Trong bao bước chân nhẹ êm trên những con đường vắng Năm mới vừa đi qua với giao thừa rộn rã

Hai đầu ngọn sóng

Hai đầu ngọn sóng

Bảo thấy gia đình em rất giống một bài hát mà em hay nghe là “Ở hai đầu nỗi nhớ”, nhưng Bảo lại muốn thêm vào là gia đình có đến ba đầu nỗi nhớ lận. Vì mẹ luôn trong bệnh viện và quay cuồng với những ca cấp cứu với những bệnh nhân còn ba ở ngoài tận khơi xa, chỉ có mỗi Bảo ở nhà và luôn ngồi vào bàn ăn một mình.

Mùa đông dang dở

Mùa đông dang dở

Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Mùa đông có anh một mùa đông có anh Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Anh bên cạnh em và bên em suốt con đường

Lời ước hẹn

Lời ước hẹn

Anh có còn nhớ lời ước hẹn cùng em Lời ước hẹn năm xưa anh đã nói Lời ước hẹn trong một ngày đông cũ Khi cơn gió đông về cứ buốt lạnh tim em

Cho con cả bầu trời

Cho con cả bầu trời

Chị nói là mẹ sẽ cho con cả bầu trời này trong đó có vô vàn tình thương của mẹ gởi theo con, để ở một nơi thật xa con sẽ luôn có mẹ, luôn có tình thương của mẹ bên cạnh, và con sẽ được ấm áp được bình yên dù không có mẹ bên cạnh.

Ngày ta gặp nhau

Ngày ta gặp nhau

Anh có đếm những ngày xuân lặng lẽ Khi cả anh cả em đều cùng ngóng trông nhau Khi bao xuân qua ta cứ mãi đợi chờ Vì những niềm vui vẫn cứ còn dang dở

Nhân vật

Nhân vật "thức tỉnh" và thể loại bi kịch

Việc các tác giả xây dựng những nhân vật "thức tỉnh" có lẽ giúp người xem nhìn nhận khái quát về nhân vật sớm hơn, cũng tạo nhiều cảm xúc hơn khi xem, đọc kịch. Nhưng đồng thời cũng giúp bi kịch đi sâu hơn, khi những nhân vật đó đã hoàn thành "sứ mệnh" của mình.

Ngày toàn thắng

Ngày toàn thắng

Rồi một buổi sáng chị mở bừng mắt khi tiếng cô phát thanh viên trên đài liên tiếp đưa tin về những cuộc rút quân của giặc Mỹ, chị Nhành thấy vui như mở cờ trong bụng. Chị cứ ôm chặt con vào lòng và gọi tên anh, nhưng chị không thể biết được ngày nào là chính xác anh quay về bên chị.

back to top