Phát thanh xúc cảm của bạn !

Thương nhớ ngày hạ nêu xưa

2024-01-20 04:20

Tác giả: Khánh An ( Hồng Minh)


blogradio.vn - Tết mới là mùa dưa nên đây là dịp duy nhất trong năm có thể ăn thỏa thích  những miếng dưa ngọt ngào, mọng nước. Do vậy, nhìn cặp dưa trên bàn thờ mỗi lúc đi ngang hay đi thắp nhang, mắt đứa nào cũng ánh lên sự thèm thuồng, háo hức.

***

Đối với nhiều người miền Tây Nam Bộ, kỷ niệm về những cái Tết đơn giản, xưa cũ với dăm ba đòn bánh tét đậu mỡ, mứt dừa cùng cành mai bên cặp dưa to tròn… trở thành một phần ký ức không thể phai mờ. Với thế hệ 7x, 8x như chúng tôi, đó là những cái Tết của những năm tháng còn khó khăn vì bữa ăn hàng ngày, nên khi được bố mẹ mua cho bộ quần áo mới thì sung sướng, mất ngủ cả đêm để tưởng tượng đến ngày được mặc. Đó cũng là cái Tết của những ngày vô tư tuổi nhỏ, theo bè bạn trong làng rồng rắn đi chúc Tết để được ăn kẹo bánh, nhận những phong bao lì xì đo đỏ. Và đó cũng là những cái Tết của sự trông đợi xen lẫn thèm thuồng trong ánh mắt khi nhìn lên bàn thờ nghi ngút khói nhang rồi thầm nhẩm tính xem còn mấy ngày nữa thì được hạ nêu mà ăn bánh trái, kẹo mứt…

Theo phong tục lâu đời của người Việt, từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp, sẽ dựng cây nêu có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ hay vật gì đó tùy theo phong tục từng địa phương. Việc này mang ý nghĩa tiễn đi những thứ xui xẻo, không may mắn của năm cũ, nghênh đón những điều may mắn trong năm mới, trừ ma quỷ, không cho ma quỷ tới quấy phá gia đình để có một cái Tết thật bình an.

Theo truyền thống, cứ đến ngày mồng 7 tháng Giêng thì làm lễ Khai Hạ (người Trung Hoa gọi là lễ Nhân Nhật), khi đó cây nêu ngày Tết sẽ được hạ xuống sau khi nhà nhà tiến hành làm lễ cúng Trời, Đất. Lễ Khai Hạ (còn gọi là lễ hạ nêu, lễ hóa vàng, lễ tạ) để kết thúc Tết Nguyên Đán, mọi người quay trở lại với công việc thường ngày. Thời gian tiến hành không nhất thiết phải làm cố định vào buổi nào, có thể sắp xếp làm sáng hoặc chiều tùy theo điều kiện công việc. Ý nghĩa quan trọng của lễ Khai Hạ là ở chỗ: tạ lễ Trời, Đất, Thần, Phật, Gia Tiên… đã về chứng giám cho lòng thành và sự vui vẻ của những người đang sống nhân dịp đầu năm, cầu xin các đấng cao minh, Tiên tổ phù trì cho mọi người trong gia đình có cuộc sống may mắn, phát đạt mọi bề trong năm mới. Quan niệm dân gian cho rằng trong những ngày Tết nguyên đán, các vị thần linh và những bậc gia tiên về ăn Tết cùng con cháu, họ luôn luôn ngự trên bàn thờ mỗi nhà. Và khi kết thúc Tết con cháu sẽ hóa vàng để cáo lễ tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh. Do vậy không có gia đình người Việt nào, xưa cũng như nay, đã dâng hương cúng lễ Giao thừa vào sáng mồng 1 Tết mà lại bỏ qua làm lễ dâng hương hạ nêu.

Cư dân miền Tây Nam bộ xưa cũng vậy. Sáng mùng 7, hương chức tụ tập ở đình sau khi cúng Trời, Phật mâm trái cây bánh mứt nhang đèn, ông chánh bái (bồi bái) đánh ba hồi mõ (khai mõ) và ba hồi trống (khai trống) để báo hiệu cho dân biết đình làm lễ Khai Hạ rồi hạ nêu xuống. Từ lúc đó dân làng mới được phép làm lụng đồng áng. Gặp những năm công việc ruộng rẫy quá thúc bách không thể chờ đến mùng 7 thì mùng 3, ban Hội tề nhóm tại đình làng ký tên thỏa thuận cho ông chánh bái làm lễ Khai Hạ sớm hơn, bấy giờ dân làng mới dám làm lụng trên ruộng vườn. Tại tư gia, chủ nhà làm cơm canh cúng các bàn thờ rồi hạ nêu, đồng thời lấy đồ thờ xuống cho con cháu ăn lấy thảo. Trong nửa  đầu thế kỷ XX, còn tục trồng nêu vào đêm 30 Tết nên ngày Khai Hạ còn duy trì. Nhưng sau đó, nhiều nhà không dựng nêu nên lễ Khai Hạ bị lãng quên dần, hầu như dựng nêu và Khai Hạ chỉ còn ở các đình, chùa. Còn gia đình chỉ nấu mâm cơm cúng trong, ngoài nhà và hạ bánh trái xuống cho con cháu ăn mà thôi.

Khi tôi sinh ra và lớn lên, do điều kiện xã hội tác động nên phong tục có nhiều thay đổi. Hầu như ai cũng chọn ngày mùng 2, hay mùng 3, mùng 4 để bắt tay vào công việc của một năm mới, ít khi họ chờ tới mùng 7. Cũng từ đây, ngày cúng bái để làm lễ hạ nêu là mồng 3 và đó cũng là ngày trẻ con thời trước mong đợi nhất trong dịp Tết vì chỉ có dịp này mới được ăn tấm bánh, miếng quà.

Hồi đó, ai cũng còn khó khăn nên nhà nào cũng chỉ có chưng bánh tét, thèo lèo đậu phộng, kẹo trứng chim, mứt dừa nhiều màu, sang hơn chút nữa thì có bịch bánh xốp hay thùng bánh quy kem. Tuy nhiên, dù gia cảnh thế nào thì cũng có cặp dưa hấu to đẹp ở hai bên, chặn trên dải giấy ngũ sắc kết thành tệp hình mũi tên hướng xuống. Vì khi ấy kĩ thuật canh tác chưa cao, nên cả năm, chỉ có dịp Tết mới là mùa dưa nên đây là dịp duy nhất trong năm có thể ăn thỏa thích  những miếng dưa ngọt ngào, mọng nước. Do vậy, nhìn cặp dưa trên bàn thờ mỗi lúc đi ngang hay đi thắp nhang, mắt đứa nào cũng ánh lên sự thèm thuồng, háo hức.

Vẫn nhớ là vào ngày hạ nêu, cha mẹ làm mâm cúng xong, tôi và em trai nhanh nhảu chạy lấy nhang thắp và xì xào khấn vái. Không biết cha mẹ, ông bà nói những gì, còn chúng tôi thì hầu như chỉ biết lầm rầm trong miệng: Ông bà tổ tiên ăn xong rồi, cho con xin, con cám ơn.

Mâm cúng hạ xuống, chẳng ai chịu ăn cơm, mà lại te te ôm quả dưa xuống chực ăn. Biết là không thể ngăn cản nổi, cha mẹ đành lắc đầu mà xẻ dưa, đưa một phần thật bự cho chúng tôi tùy xử. Đợi ròng rã mấy ngày nên ai cũng vội cắn những miếng thật lớn cho đã thèm, rồi vét thật sạch lớp thịt đo đỏ, ngọt ngọt, có khi tiếc quá, còn cắn luôn cả một miếng cùi trăng trắng vào miệng. Sau đó, lại chí chóe tranh giành và chia phần bánh kẹo trong những cái lắc đầu mỉm cười của người lớn trong nhà.

Nhanh thật, mới đó mà đã mấy chục năm, tuổi thơ đã qua, thời gian đã trôi, mọi điều đã thay đổi, tất cả chỉ còn trong kí ức. Ngày nay, trẻ con lớn lên là đã được ăn những loại bánh kẹo được đóng gói cẩn thận với đa dạng chủng loại. Hầu như đa số trẻ em ngày nay đủ đầy, ít thiếu thốn nên làm gì có những giây phút chờ đợi rồi vui mừng và hạnh phúc như ngày mồng 3 năm nào của chúng tôi nữa.

Nhớ lắm một thời!

Thương quá ngày hạ nêu xưa!

© Khánh An (Hồng Minh) - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Nếu Yêu Anh Là Sai, Em Xin Từ Bỏ | Radio Tình Yêu

Khánh An ( Hồng Minh)

Dù có đi cả đời khói bụi, tôi vẫn tin hạnh phúc ở cuối con đường.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)

Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.

Món canh nhót dân dã mẹ nấu

Món canh nhót dân dã mẹ nấu

Hồi ức đẹp đẽ về những mùa nhót tuổi thơ ùa về. Tôi với chị dằng dai, rủ rỉ... Bồn chồn nhớ quê…. Rồi tôi bỗng thèm được ăn món canh nhót dân dã mẹ nấu năm nào!

Có một Sài Gòn không ai nỡ rời đi

Có một Sài Gòn không ai nỡ rời đi

Với tôi, thành phố này ngạc nhiên đến kỳ lạ, lại đẹp đến ngỡ ngàng…

Ánh nắng mùa đông (Phần 1)

Ánh nắng mùa đông (Phần 1)

Tớ hi vọng chúng ta sẽ mãi bên nhau như thế. Tớ không thích kết bạn, cũng không thích hợp để làm bạn của ai cả nhưng cậu là người đầu tiên đứng trước mặt tớ và bảo vệ cho tớ, vậy nên cậu là ngoại lệ duy nhất của tớ.

Giấc mơ không tắt – gửi thanh xuân của tôi

Giấc mơ không tắt – gửi thanh xuân của tôi

Tôi không phải nữ chính trong tiểu thuyết. Tôi không có một cuộc đời được sắp đặt sẵn, không có một chàng trai dịu dàng luôn đứng phía sau ủng hộ mình, không có những tình tiết kỳ diệu biến ước mơ thành sự thật chỉ trong một đêm. Nhưng tôi có chính mình.

4 thứ cản trở phong thủy, phá tan tài lộc: Bạn nên tiễn ra khỏi nhà càng sớm càng tốt

4 thứ cản trở phong thủy, phá tan tài lộc: Bạn nên tiễn ra khỏi nhà càng sớm càng tốt

Có những món đồ trong nhà tuy nhỏ, tưởng không quan trọng nhưng lại âm thầm ảnh hưởng đến vận khí cả gia đình.

Phụ nữ hãy trọn tình yêu thương bằng chính bản sắc của mình

Phụ nữ hãy trọn tình yêu thương bằng chính bản sắc của mình

Tôi nói với cô bạn: nếu thực trong tâm không tha thứ, buông bỏ được thì hãy ra đi, cuộc sống này ngắn ngủi lắm, sống cạnh nhau chỉ là những dằn vặt, sai lầm chồng chất sai lầm thì cuộc sống lãng phí quá.

Sau cơn mưa nắng sẽ về

Sau cơn mưa nắng sẽ về

Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!

Mình muốn một tình yêu như vậy!

Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên

Lỡ duyên

Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

back to top