Thế giới của một người trưởng thành có phải là cô đơn?
2022-11-21 01:30
Tác giả: Thương
blogradio.vn - Nói cho cùng, cô đơn là một đặc thù của người trưởng thành. Điều mà người lớn có thể làm, đó là kìm hãm tất cả vào bên trong, lặng lẽ để nó trôi vào quên lãng. Có lẽ tôi đã đứng vững ở thế giới người trưởng thành không còn mắc kẹt, chênh vênh giữa sự chuyển giao của cuộc sống này. Có lẽ tôi thực sự trưởng thành rồi.
***
Thế giới của một người trưởng thành sẽ như thế nào?
Là khi tôi nhận ra được xung quanh mình đều là sự cô đơn, khi tôi bước vào một quán cà phê thay vì bước vào một quán trà sữa, là tôi mở ngay máy tính để tiếp tục công việc thay vì nhắn tin với bạn bè để cùng đến trò chuyện. Khi tôi nhận ra những người tôi yêu thương, những người bạn thân của tôi không còn nhiều thời gian dành cho tôi nữa mà thay vào đó là lo cuộc sống của chính bản thân họ.
Là khi tôi mệt mỏi đến cùng cực, chật vật hay thê thảm, hoặc trốn vào một góc nào đó khóc một trận thật lớn khóc đến khi tôi ngủ thiếp đi sau đó tỉnh dậy trang điểm và làm như không có chuyện gì xảy ra tất cả chuyện ngày hôm qua chỉ là một cơn ác mộng, như chính bản thân của chật vật của ngày hôm qua chưa từng tồn tại.
Hoặc tôi sẽ đến một nơi nào đó không có người như một quán cà phê yên tĩnh, tìm một chỗ ngồi có thể quan sát được mọi thứ xung quanh để ngắm dòng người đông đúc hưởng ké sự náo nhiệt của thế giới bên ngoài, xua tan đi nỗi chật vật trong chính tâm hồn mình.
Hoặc tôi sẽ lái chiếc xe máy quen thuộc đi khắp các nẻo đường ở Sài Gòn, hòa mình vào dòng xe cộ, nước mắt cứ không ngừng chảy xuống nhưng đều được gió hòa tan, cho dù tôi khóc lớn cỡ nào thì cũng không có ai biết thậm chí cũng không có ai quan tâm,sau khi tôi về đến nhà thì nước mắt cũng khô rồi cứ như vậy tôi lại là một người mạnh mẽ, như vậy chính bản thân tôi cũng cảm thấy thoải mái.
Nhớ lúc còn bé, mỗi lần có chuyện gì ở trên lớp tôi đều chạy về kể cho ba mẹ nghe, nếu có chuyện buồn chỉ cần sà vào lòng mẹ khóc một trận, nghe mẹ xoa xoa tấm lưng rồi an ủi nói không sao đâu? Rồi sau đó mẹ sẽ nấu rất nhiều món ngon để làm vơi đi nỗi buồn. Nhưng bây giờ tôi chật vật trong thế giới của người trưởng thành tôi mệt mỏi, chán chường nhưng lúc tôi gọi về cho gia đình đó, tôi muốn lớn tiếng khóc to nhưng tôi chợt nhận thấy tôi trưởng thành rồi, sau khi nghe được giọng nói quen thuộc nhưng tôi không thế bật khóc chỉ biết kìm nén kể lại những chuyện vui và tỏ ra bản thân rất ổn, bản thân rất tốt.
Hồi còn nhỏ, tôi chưa bao giờ trông thấy chị gái than vãn với mẹ về những gì xảy ra trong ngày hôm nay, cũng chẳng thấy chị tâm sự cùng mẹ bao giờ. Tôi từng gặng hỏi mẹ rất nhiều lần, rằng tại sao chị không tâm sự cùng mẹ. Mỗi lần như vậy, mẹ tôi cũng chỉ im lặng không nói gì, sau này trưởng thành rồi tôi dần dần hiểu ra.
Càng lớn, tôi càng hiểu ra sự cô đơn mà chị tôi từng chịu đựng. Không phải là chị tôi không muốn nói, mà thật ra là không đủ can đảm để nói. Chị sợ mẹ sẽ lo lắng, bất an, nên chị lựa chọn chịu đựng một mình. Chị chọn cô đơn chống chọi với thế giới khắc nghiệt của người trưởng thành, còn hơn là khiến người thân nhọc nhằn, xót xa vì cuộc đời của bản thân.
Là khi những người bạn thân nhất ngồi lại với nhau sẽ kể làm công việc gì rồi, lương có cao hay không, môi trường làm việc có tốt hay không? Hoặc là khi nào sẽ kết hôn, có người yêu hay chưa? Từ khi nào các cuộc trò chuyện trở nên cứng nhắc như vậy, không còn có thể vô tư thoải mái mà kể với nhau chuyện trên trời dưới biển nữa.
Khi muốn đi du lịch với nhau sẽ cùng nhau bàn bạc suốt 1 tháng trời nhưng vẫn không thể nào tìm ra được khoảng thời gian thích hợp để cùng nhau đi du lịch, là trong 365 ngày trong một năm nhưng mà cũng không có thời gian 2 ngày để đi du lịch cùng nhau. Là khi tôi buồn, stress muốn có người tâm sự, nhắn tin điện thoại hay thậm chí đi gặp trực tiếp nhưng cũng không biết nói thế nào? Hoặc là bắt đầu từ đâu lúc như thế tôi chỉ cười xòa và nói rằng “Mọi thứ đều qua rồi, nên cũng không biết kể từ đâu nữa, kệ đi.”
Là khi trong một mối quan hệ yêu đương, lúc tôi cần người đó nhất nhưng tôi không thể lúc nào cũng làm phiền đến người đó, lúc ốm tôi có thể tự mua thuốc thậm chí tự đến bệnh viện, tôi đói bụng có thể tự mua đồ ăn, tôi khát có thể tự mua nước, trời mưa tôi có thể mua ô, mua áo mưa, thậm chí nếu tôi lười tôi có thể chạy mưa về, là khi cùng nhau đi uống nước đi chơi vào cuối tuần thì mỗi người sẽ cầm một chiếc điện thoại, ngồi cạnh nhau nhưng tâm có thể cạnh nhau không?
Trưởng thành rồi tôi sẽ cảm thấy có một mối quan hệ yêu đương rất tốt có thể ở cạnh nhau những tháng ngày dài, nhưng trưởng thành cũng cho tôi biết đến một lúc nào đó khi mối quan hệ này mất đi tôi sẽ chẳng làm gì được cả, tôi có thể khóc, có thể quậy phá, có thể uống rượu nhưng tôi không thể làm gì khác ngoài việc buộc bản thân mình chấp nhận sự thật và tìm cách buông bỏ.
Phật dạy “Không nên dính mắc nhiều quá, đời người có rất nhiều điều vốn không được như ý muốn. Thế giới sẽ không nghênh đón và hòa hợp với bạn, trái đất không phải xoay chuyển vì bạn, vậy nên không nên quá dính mắc vào việc chúng ta sẽ sở hữu những gì, ngay cả bản thân chúng ta cũng chẳng qua chỉ là những vị khách qua đường trong cõi hồng trần này, khi sinh ra là đến trong tay trắng, chết rồi lại có thể mang theo được cái gì đây? Cho nên học cách buông bỏ là bài học vô cùng quan trọng trong cuộc sống này. Càng dính mắc vào điều gì thì điều đó làm bạn đau khổ nhiều nhất.”
Là khi trong công việc hay đời sống hàng ngày tôi chỉ làm công việc của bản thân mình, đôi khi tôi giúp một ai đó tôi sẽ không cần tuyên bố với thế giới này là tôi đã giúp người nào đó, tôi có lòng tốt như thế nào?
Tôi giúp người đó đơn giản chỉ là bản thân không thể làm lơ trước những việc như vậy, chứ không cần thế giới này công nhận là một người tốt gì cả. Hay đôi khi tôi bị bạn bè hiểu lầm về một vấn đề nào đó, tôi của trưởng thành sẽ không nổi nóng cãi lại, tôi sẽ im lặng cho hoặc cho bản thân một khoảng lặng đủ để bình tĩnh rồi mới bắt đầu nói chuyện và giải thích về việc mình làm, tôi sẽ chỉ nói đúng vấn đề còn những cái khác sẽ không quan trọng nữa vì tôi biết “trưởng thành là khi bạn không cần giải thích với quá nhiều người về việc bản thân mình đang làm” có người hiểu tôi sẽ cho rằng tôi đằm tính, cẩn trọng, người không hiểu sẽ nói tôi ngạo mạn, tự phụ.
Khi tôi cảm thấy bản thân mình và gia đình, bạn bè những người mình yêu thương bình an vui vẻ còn quan trọng hơn lời nhận xét đánh giá của người ngoài xã hội. khi trưởng thành rồi tôi cũng không còn quan tâm nhiều về việc người ngoài nhìn tôi như thế nào, đánh giá tôi ra sao? Quan trọng hơn là tôi biết mình ở vị trí nào? Cần làm điều gì và phải sống như thế nào? Khi nghĩ đến những điều này thì tôi cảm thấy trưởng thành hẳn là một điều tốt.
Sau này một ngày nào đó, khi tôi nhìn lại cuộc sống này tôi sẽ thấy thì ra bản thân đã kiên cường đến mức nào? Thì ra tôi từng vui vẻ như vậy, từng đau khổ như vậy? Từng chật vật như vậy? Từng thê thảm như vậy? Nhưng tôi đã trưởng thành rồi, thành công đứng vững trong thế giới của những người trưởng thành. Nhìn lại những cô bé cậu bé,vì chứng minh mình trưởng thành mà đã ngỗ nghịch như thế nào? Khi đó tôi sẽ cảm thấy cảm ơn vì cho dù khó khăn cỡ nào tôi cũng chưa từng gục ngã hay từ bỏ.
Lúc còn bé, tôi đều trông mong mình sẽ lớn nhanh, sẽ được làm những điều mình yêu thích, tự do đặt chân đến nơi mình mong muốn mà không bị gò bó bởi gia đình. Nhưng khi đã thực sự trưởng thành, tự mình thấu hiểu được những cảm nhận về sự cô độc trong thế giới của người lớn, tôi mới thấm nhuần được câu “Trưởng thành đồng nghĩa với làm quen với sự cô đơn”.
Nói cho cùng, cô đơn là một đặc thù của người trưởng thành. Không phải là không có bạn, mà là không còn người nào quan trọng và thân thiết đến mức có thể tùy tiện than thở, hay nói cho cùng chỉ là không muốn làm phiền quá nhiều đến cuộc sống của họ, họ còn có cuộc sống riêng những thứ mà họ phải gánh vác riêng, hoặc tôi cũng không có đủ dũng khí để trò chuyện cùng ai.
Điều mà người lớn có thể làm, đó là kìm hãm tất cả vào bên trong, lặng lẽ để nó trôi vào quên lãng. Có lẽ tôi đã đứng vững ở thế giới người trưởng thành không còn mắc kẹt, chênh vênh giữa sự chuyển giao của cuộc sống này. Có lẽ tôi thực sự trưởng thành rồi.
© Hoài Thương - blogradio.vn
Xem thêm: Miệng cười nhưng không thể giấu nỗi buồn trong ánh mắt | Radio Tình yêu
Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Chuyện ngày mưa
Sau này lớn hơn chút thì tôi mới biết rằng, ai cũng có cuộc sống của riêng mình và người ta cũng không có quá nhiều thời gian để bận tâm đến bạn đâu; hơn hết bạn phải sống vì bạn chứ đâu thể để ý ánh mắt người ta nhìn mình được.
Đất và nước
Nhưng nước ở đây, nước ở cái giếng nhà ông lại có thêm điều này nữa, đó là nước còn cho ông còn cho gia đình ông sự quyện chặt của tình thân của tình thương con người với nhau.
Mùa thu vắng em
Vắng em rồi khung trời cũ quạnh hiu Anh thẫn thờ nhìn mùa thu vừa tới Nơi em đi là nơi xa vời vợi Nhớ em nhiều anh biết phải làm sao.
Người thầy đầu tiên
Khi nhận ra một đứa trẻ phát triển hành vi bị lệch lạc người ta sẽ tìm thấy nguyên nhân đầu tiên chính là bố mẹ đã không theo dõi, quan tâm sát sao và đúng thời điểm với con cái mình.
Hành trình cô độc của một bộ máy trên sao hỏa
Chỉ có âm thanh của chính nó – tiếng bánh xe lăn trên cát, tiếng động cơ hoạt động – là những âm thanh duy nhất robot có thể nghe thấy. Trên hành tinh không sự sống này, robot trở thành kẻ độc hành trong vũ trụ rộng lớn.
Anh yêu Đất nước, anh yêu em
Từ lời nói ngọt, từ nụ cười ánh mắt hay cả những cái nhíu mày khó coi của em đều khiến chàng trai trẻ bồi hồi, xao xuyến. Tình yêu anh dành cho cô ấy ngày càng lớn lên, chỉ đứng sau tình yêu anh dành cho tổ quốc.
Tự hào và yêu thương: những suy nghĩ về cộng đồng LGBT+
Tại sao chúng ta không thể mở rộng lòng mình, chấp nhận sự đa dạng và yêu thương mọi người như họ vốn là? Nếu bạn đã từng yêu, bạn sẽ hiểu rằng tình yêu không có giới hạn, không có ranh giới. Vậy tại sao chúng ta lại đặt giới hạn lên tình yêu của người khác?
Đừng xấu hổ vì hoàn cảnh sinh ra ta
Bà không biết con có nhìn lại rồi dõi theo từng bước chân đi của bà không? Nhưng bà chỉ biết rằng bà vẫn âm thầm dõi nhìn theo con bước vào lớp học cùng với các bạn.
Mẹ còn trong trái tim con
Mẹ còn trong trái tim con Còn trong hơi thở, mỏi mòn tháng năm Còn trong sâu kín nỗi buồn Còn trong vạt nắng chiều buông nhạt nhòa.
Hành trình trở về
Tôi nhớ về những ngày tháng ở quê, những bữa cơm gia đình đầm ấm, những buổi chiều ngồi bên bờ sông nghe tiếng sóng vỗ. Tôi nhận ra rằng mình đã đánh mất điều gì đó rất quan trọng. Tôi đã bỏ quên những giá trị tinh thần, bỏ quên gia đình và những niềm vui giản dị.