Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tháng ngày tuổi thơ tôi

2023-11-10 04:20

Tác giả: Mio


blogradio.vn - Thời ấy, tôi ham chơi nhiều hơn ham học, tôi luôn chờ đợi lúc tan trường để được đi chơi, quậy phá với đám bạn gần nhà. Chúng tôi rủ nhau đến những khu đất trống cạnh nhà máy để tìm kiếm các quả dại ven đường. Mỗi ngày, đám trẻ chúng tôi lại bày ra một trò chơi khác nhau để thỏa mãn trí tò mò

***

Người ta thường nói: Khi là một đứa trẻ, ta luôn mong ước được lớn lên. Đến khi đã trưởng thành, ta lại mong mình được bé lại. Bây giờ khi đã không còn là trẻ con nữa, tôi mới thấm thía điều này.

Tôi là người con thứ hai trong gia đình có ba chị em với ba mẹ là những người thợ trong xưởng máy. Tôi cũng các chị đã có thời gian dài sống trong dãy nhà tập thể cũ kỹ, được xây dựng từ rất lâu bên cạnh khuôn viên nhà máy.

Ở dãy tập thể cũ, tôi có rất nhiều bạn bè, bọn họ đều có bố mẹ làm trong nhà máy giống tôi. Chúng tôi cùng nhau đi học, còn nhau vui chơi mỗi khi ba mẹ vắng nhà. Thời ấy, tôi ham chơi nhiều hơn ham học, tôi luôn chờ đợi lúc tan trường để được đi chơi, quậy phá với đám bạn gần nhà. Chúng tôi rủ nhau đến những khu đất trống cạnh nhà máy để tìm kiếm các quả dại ven đường. Mỗi ngày, đám trẻ chúng tôi lại bày ra một trò chơi khác nhau để thỏa mãn trí tò mò, nào là: Săn lùng đom đóm vào những đêm hè, chạy ra khu đất để nghe bản tình ca của dế, đuổi bắt những chú chuồn chuồn bay là là dưới mặt đấy đang thực hiện trách nhiệm báo động về một trận mưa lớn sắp đến. Hay là những ngày trời nổi gió, chúng tôi làm một con diều từ chế bằng giấy bóng kính và những thanh tre mảnh, cắt ba đoạn ni lông dài để làm chiếc đuôi diều uốn lượn trong gió. Cặm cụi làm một lúc thì háo hức cho một tác phẩm đã hoàn thành, liền lập tức nối một đoạn dây dù vào để bắt đầu đưa vào hoạt động. Chúng tôi đồng thanh hô to:

- Thử chạy ra bãi đất trống đi xem diều có bay được không!

Thế là chúng tôi kéo nhau lao ra khu đất trống và la hét:

- Thả đi! Thả đi! Thả đi! A… Bay rồi kìa!

Ban đầu, chiếc diều cũng đón gió mà bay lên trong tiếng reo hò. Những sau, nó loạng choạng rơi cái “bịch” làm chúng tôi lại túm tụm bàn bạc sửa chữa trước khi đưa vào hoạt động lần hai.

Có những ngày, chúng tôi chạy ra ven sông đùa nghịch. Làn gió đang trên đường tiến tới đất tiền chạy ngang qua chúng tôi mát rượi khiến từng lọn tóc bay bay. Mấy cậu trai là những tay bơi cừ khôi lập tức nhảy xuống sông hòa mình vào dòng nước mát lạnh, sải tay quạt nước thể hiện tài năng bơi lội và tự đắc rằng:

- Bọn mày nhìn kình ngư bơi lội đây này.

Có vài cậu trai bơi giỏi giả vờ lặn nước và ngoi lên phía sau lưng các bạn và “hù” một tiếng làm cậu bạn giật mình, cậu trai đó thấy vậy liền phá lên tười sằng sặc, nói không thành lời:

- Mày giật mình vì sợ ấy gì?

Cậu bạn bị hù kia cũng không vừa, hất nước vào tên “hung thủ” và ngay lập tức đuổi theo, quát lớn:

- Tao mà phải sợ mày hả?

Tên “hung thủ” kia cũng đâu có vừa khi đã chuẩn bị trước tinh thần cho cuộc đuổi bắt này nên đã lặn mất tăm từ bao giờ.

Vài giây sau, cậu ta ngoi lên mặt nước và tiếp tục cười người bạn của mình:

- Tao ở đây cơ mà, chúng mày tìm bên ấy làm gì thấy!

Thế là cuộc đuổi bắt dưới nước bắt đầu xảy ra với tiếng hét lớn:

- Mày giỏi thì đứng lại cho tao!

Trái hẳn với những tên con trai hiếu động, tôi và các bạn nữ ngồi bên bờ sông chơi những trò chơi dân gian. Cái Dịu - một người bạn của tôi cần mảnh giấy lên xem xét và báo rằng:

- Theo như lịch trình tớ theo dõi thì tuần này đã chơi trồng nụ trồng hoa hai lần, nu na nu nống năm lần, bịt mắt bắt dê một lần ở sân nhà máy. Nên hôm nay chúng ta đến lịch chơi ô ăn quan, vì từ cuối tuần trước đến giờ bọn mình chưa chơi lần nào cả.

Nghe sự thống kê đầy thuyết phục của Dịu, tôi và các bạn hiểu ý tản ra đi tìm những hòn sỏi nhỏ và hai viên gạch lắm tượng chưng cho hai “quan”. Tôi và cái Hương hàng xóm được ở lại phân công ngồi vẽ bàn cờ. Nét vẽ bằng gạch kẻ trên nền đất thành nhưng ô vuông lớn và kết thúc bằng hai hình bán nguyệt ở hai đầu làm nhà cho các “quan lớn”. Nhìn các ô vuông đều nhau là đủ đoán được Hương là một tay kẻ ô chuyên nghiệp rồi. Vừa toàn thiện xong chiếc bàn cờ tự vẽ, Hương nói lớn:

- Các bạn ơi, tớ vẽ xong rồi, các bạn đem sỏi đến đây chơi đi!

Nghe tiếng gọi của Hương, các bạn chạy ùa về tập trung bên tác phẩm trên nền đất kia. Năm viên sỏi được đặt vào từng ô cho đến khi đã đầy hết hai hàng. Sỏi đã được chia xong nhưng còn thừa rất nhiều, nên những viên sỏi xấu và nhỏ bị loại bỏ và thay thế bằng những viên tròn, đẹp. Chúng tôi bắt đầu phân vai cho nhau:

- Tớ là trọng tài, hai bạn ngồi đây là người chơi, còn lại các bạn là khán giả cổ vũ. Bạn nào chơi thua sẽ phải đi ra cho bạn khác vào chơi cùng người thắng.

Dứt lời, Dịu “trọng tài” tuyên bố:

- Trò chơi bắt đầu, xin mời các đối thủ hiệp một oẳn tù tì để tìm ra người đi trước.

“Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này”

- Cái kéo đã thắng tờ giấy, xin mời cái kéo đi trước – Trọng tài ra lệnh.

Tôi vừa ra cái kéo nên đành đợi lượt đi sau, đối thủ vơ lấy nắm sỏi và bắt đầu đi.

- Mình ăn được một ô rồi nhé, đến lượt bạn đi đi – Người bạn nhẹ nhàng nói.

Tôi ngồi suy nghĩ hồi lâu xong bắt đầu lượt đi của mình, tôi chọn ô nhiều sỏi nhất để rải, đi mãi đi mãi mà vẫn chưa hết lượt. Khán giả phàn nàn:

- Người chơi này đi vòng quanh thế giới lâu quá.

Cuối cùng sau vài vòng quanh bàn cờ, tôi đã ăn được một viên duy nhất trong ô. Khán giả lại bình phẩm:

- Đi mệt vậy mà được bồi bổ có một viên như thế này thì chết đói mất.

Thế là cả đám trẻ cùng cười.

Ván cờ cứ thế tiếp tục cho đến khi số lượng của mỗi bên ăn được ngày càng nhiều. Mà trên bàn cờ lúc ấy có một ô quan rất lớn chưa được ăn, đến lượt tôi đi thì có một ô trống ngay cạnh “quan”, tôi tiến thêm vài viên về phía ô trắng ấy và ôm hết ô quan về hướng mình, hí hửng nói:

- Hi hi, tớ ăn được con quan này rồi nhé!

Trọng tài vui mừng tuyên bố:

- Trò chơi kết thúc, chúng ta đã tìm ra người thắng cuộc ở hiệp một.

Dịu cầm tay tôi và giờ lên cao, một bạn khác giả vờ làm người trao giải đội cho tôi một vòng nguyệt quế được tết bằng thân cây dại, khán giả vỗ tay chúc mừng.

Vài hiệp tiếp theo được kéo dài đến khi xế chiều. Bầu trời bắt đầu rực đỏ bởi màu hoàng hôn, tiếng chim gọi nhau về nghe văng vẳng phía chân. Lúc ấy trọng tài lại đứng dậy tuyên bố:

- Do điều kiện thời gian không cho phép nên tôi kết thúc trò chơi tại đây và sẽ tổ chức lại vào một ngày đẹp trời khác.

Đám trẻ lại hoan hô và bắt đầu chào tạm biệt nhau ra về. Tôi cũng phải nhau chóng trở về nhà nếu không sẽ bị mắng vì tội đi chơi về muộn. Vừa về đến nơi, thấy chị gái đang trong bếp nấu cơm, tôi lập tức chạy vào rửa rổ rau đang để gần bên chậu nước và bảo chị:

- Chị để em rửa chỗ rau này cho.

Chị đang ngồi đun bếp nấu cơm nghe tháy tiếng tôi liền ngó ra nước và mắng nhẹ:

- Tên này hôm nay đi chơi về muộn xong biết vào phụ việc lấy lòng luôn cũng khéo quá ta.

Tôi cười nhỏ và bảo chị:

- Chị ơi, tí bố mẹ về chị được mách chuyện hôm nay em đi chơi về muộn nhé. Tại em đi chơi ô ăn quan đang đến hồi gay cấn nên em chưa muốn về luôn.

Chị bảo:

- Để xem có phụ được nhiều việc nấu cơm không đã mới xem sét là có mách bố mẹ hay không.

Tôi nhanh nhảu đáp:

- Chị để em làm nốt cho, chị đừng bảo bố mẹ là được, không em bị quát mất.

Thế là hai chị em vừa ngồi nói chuyện vừa nấu cơm đợi bố mẹ về. Tôi kể cho chị rất nhiều về những trò chơi của tôi và đám trẻ đã cùng nhau bày ra. Câu chuyện hai người quên đi thời gian và chẳng mấy chốc đã thấy tiếng bố mẹ nói to trước cửa:

- Hai đứa nói chuyện gì mà vui thế hả, chả bù cho em Tún đang khóc hu hu vì vừa đi nhổ răng về đây.

Đứa em gái út của gia đình tôi đang gục trên vai mẹ và đầm đìa nước mắt vào phòng. Khuân miệng nhỏ há to để lộ ra vị trí chiếc răng cửa đang trống vắng. Chị chạy ra ôm lấy em và bảo:

- Ra đây chị xem đau như thế nào nào.

Cái Tún thấy chị ra dỗ lại càng khóc to ăn vạ. Chị an ủi:

- Nín đi, mấy nữa nó mọc cái răng khác chắc khỏe hơn giống răng chị đây này.

Nói xong Chị hé răng cười, để lộ hàm răng đều tăm tắp. Tún nghe chị bảo thế thì cũng nín hẳn, nũng nịu:

- Chị ơi, không có răng thì em không ăn bánh được.

- Để chị nấu cho em cái gì mềm mềm ăn nha – Chị dỗ dành.

Nói rồi, Chị bắc bếp quấy một nồi sắn dây cho em ăn. Tún vừa thổi “phù phù” cho bớt nóng vừa nhìn chị cười.

Gia đình tôi lúc nào cũng đầm ấm và hạnh phúc như vậy đấy. Thời gian trôi qua, căn nhà nhỏ ấy đã chứng kiến sự trưởng thành của ba chị em gái tôi. Chúng tôi lần lượt lớn lên rồi đi học xa. Rồi chằng mấy chốc, chị tôi cũng có gia đình, tôi thì cũng đã đi làm được một năm trên thành phố. Ở nhà chỉ còn bố mẹ và cái Tún. Lâu lâu, tôi lại hẹn chị và đám bạn về gặp nhau để hỏi thăm sức khỏe của từng người và nhắc lại những kỷ niệm nghịch ngợi thời con nít.

Tôi vừa kể lại, vừa mường tượng hình ảnh ngày tôi còn nhỏ. Và cảm ơn vì tôi đã có những ký ức tuổi thơ thật đẹp.

© Nguyễn Thu Hà - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Xin Đừng Sống Trong Chênh Vênh | Radio Tâm Sự

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top