Những năm tháng đi chở đồ đun bếp, con nhớ mãi mẹ ơi!
2020-12-10 01:05
Tác giả: Bang Le
blogradio.vn - Bây giờ lớn rồi, Hồng nghĩ lại, tại sao ngày xưa bản thân lại dễ bị những lời trêu chọc làm mình xấu hổ. Bởi những năm tháng đi chở đồ đun bếp cùng mẹ, thật khó để tìm lại.
***
“Chiều nghỉ học, con đi giun xe thồ cho mẹ chở đồ đun bếp về nhé”.
Nghe mẹ nói Hồng đã thấy ngại. Đi giun xe, phải đi bộ rõ xa. Mẹ cắt đồ đun ở mãi ngã ba đường quốc lộ, cách nhà gần hai cây số. Nhưng không đi thì ai giun xe cho mẹ đỡ nặng.
Ở làng Hồng, mọi người chủ yếu đun rơm rạ. Mỗi mùa gặt, tuốt lúa xong, rơm được rũ ra phơi khắp đường làng. Ngoài đồng, rạ được dựng lên như những cái nón úp, chờ khô sẽ ngã xuống đem về nhà.
Những lúc sấn rơm rạ thật vui. Tuy hơi rặm nhưng được nhảy trên đống rơm rạ êm êm thật thích. Hồng thường trèo lên trên đống rơm, giúp mẹ rải đều rơm rạ, giận chân cho rơm rạ chặt xuống để sau này rút dần đun, đống rơm rạ không bị đổ.
Đôi khi Hồng chẳng chú tâm, chỉ thích giẫm giẫm, nhảy nhảy khiến đống rơm rạ sấn gần xong mà lại bị đổ. Mẹ phải hì hục sấn lại, sau khi đã quát Hồng một trận tơi bời.
Nhà nào nhiều ruộng, đống rơm rạ to, tha hồ đun từ mùa gặt này sang mùa gặt sau. Nhà Hồng chỉ có vài sào ruộng, rơm rạ ít, thường phải đi kiếm thêm đồ thổi.
Mẹ Hồng hay đi quét lá tre, nhặt nhạnh những tàu lá chuối khô, còn Hồng thường bẻ những cành tre nhỏ, vặt những tấm bẹ măng đầy lông ở vườn sau nhà về phơi đun nhưng chẳng được là bao.
Hàng tuần, lớp Hồng vẫn đi lao động. Sân trường đầy lá xà cừ rụng, có thể quét được hàng bao. Số lá đó mang về phơi khô để đun quá tốt. Nhưng làm cán bộ lớp, có hơi sĩ diện, Hồng tỏ ra không cần những bao lá ấy và để cho mấy đứa cùng lớp lấy hết đem về.
“Hồng ơi, nhanh lên. Đội cái nón vào cho đỡ nắng”.
Mẹ đã chuẩn bị xong xe thồ, Hồng xếp gọn đôi dép vào góc nhà. Đi giun xe, phải ghì chân xuống lấy sức đẩy xe, đi dép thì chẳng mấy chốc mà rách.
Mẹ dong xe đi. Tiếng sạp thồ kin kít, lọc xọc. Đường gạch khấp khểnh, sợ vấp ngã, Hồng dán mắt xuống đường. Giá xe thồ của mẹ có bàn đạp như xe thồ của mấy chú bán muối. Lúc chưa thồ nặng thì sắp lên gác ba ga đằng sau và ngồi lên yên đạp, đỡ phải đi bộ mỏi chân.
Hết đường gạch là cổng làng, nơi có cây xà cừ cổ thụ bóng bao trùm một đoạn đường dài. Hai mẹ con rẽ vào con đường đá liên huyện. Phải đi bộ dọc con đường đá này hơn một cây số nữa mới đến chỗ mẹ cắt đồ đun bếp.
Tháng mười âm lịch, trời nắng hanh, đường đá lấp lánh. Những viên đá lởm chởm ven đường đâm vào chân Hồng đau nhói. Đi bộ lâu dưới cái nắng hanh, Hồng thấy hơi mệt và bức bối.
Những ngôi nhà ven đường đa phần đóng cửa cho đỡ nắng và bụi. Mấy quán tạp hóa lác đác người. Mẹ vẫn đi mải miết, vượt trước Hồng một đoạn xa.
“Mẹ ơi. Chờ con với”.
Nghe tiếng gọi, mẹ quay lại, chờ Hồng bước thấp bước cao đi tới.
“Đá đâm vào chân con đau quá”
“Thế thì lên đây mẹ chở”.
Chẳng ngần ngừ, Hồng leo lên sạp thồ, ngồi trên gác ba ga, bám tay vào cái cọc đốc cho khỏi ngã. Được mẹ chở thế này thì còn gì bằng. Gió thổi man mát, Hồng phóng tầm mắt nhìn ngó xung quanh.
Hết đoạn có người ở, đường đá vắng vẻ hẳn. Bên phải là dòng sông nước trong mát. Bên kia sông là cánh đồng làng bên trải tít tắp. Bên trái con đường đá là cánh đồng của làng Hồng, nền ruộng nứt nẻ trơ những gốc rạ.
Đến gần ngã ba, giao giữa đường đá và quốc lộ lớn, mẹ nhìn trước nhìn sau rồi vòng xe sang bên kia đường.
“Đến nơi rồi. Con xuống đi”.
Hồng trèo xuống xe, đưa mắt tìm kiếm.
“Đồ đun đâu hả mẹ?”.
Lúc ở nhà mẹ bảo cắt cây cỏ, Hồng cứ nghĩ là cỏ tranh, loại cỏ dài dài có thể lợp mái nhà. Đến nơi chẳng thấy chỗ nào có cỏ khô nên Hồng thắc mắc.
“Đây con”. Mẹ Hồng chỉ tay dọc theo bờ cỏ ven đường.
Lúc này Hồng mới vỡ lẽ. Thì ra mẹ cắt cây cứt lợn, nôm na mọi người vẫn gọi thế, còn có lần xem ti vi, Hồng thấy người ta gọi nó bằng cái tên mỹ miều là xuyến chi.
Những cây cứt lợn mọc um tùm ven đường, cao gần bằng Hồng, mẹ đã kì công cắt, xếp gọn từng nếp ngay ngắn, thẳng hàng trải dọc ven đường. Sau mấy hôm nắng hanh, chúng đã nỏ quắt đi thành màu nâu đen.
Những cây này đun bếp sẽ thích lắm, rất đượm lửa, không hao như lá chuối hay lá tre. Chở được số cây này về thì giêng hai khỏi lo đồ thổi.
Hồng nhớ tới những lần phải vơ đống lá ẩm đun bếp, thổi lửa hết cả hơi, khói mù mịt cay xè mắt, mãi mới được bữa cơm.
Hồng nhớ tới lần đi xâu lá đa về phơi. Mẹ buộc cho Hồng một cái đinh to vào sợi dây dài, Hồng ra gốc đa đình, chọc lá đa rụng, đầy xâu lại chạy về nhà tuốt ra sân phơi.
Còn có lần, để cho nhanh, Hồng mang dễ và bao ra đình quét lá. Gần ngay gốc đa là trường mẫu giáo. Hôm đó Hồng đội cái nón rách của mẹ. Thấy Hồng cầm bao quét lá, lại đội nón rách, mấy thằng nhóc học lớp mẫu giáo lớn rướn cổ qua hàng rào bảo Hồng “Đồ ăn mày! Đồ ăn mày!”.
Hồng tức, thanh minh “Tao không phải là ăn mày. Tao đi quét lá thôi!”. Bọn nhóc vẫn không dừng lại “Ê! Đồ ăn mày! Đồ ăn mày!”.
Lần ấy, Hồng chỉ muốn chui ngay xuống đất để không bị bọn nhóc trêu chọc. Sau đó, vừa tức, vừa xấu hổ, Hồng quét vội vàng xung quanh gốc đa, cả lá đa, cả rác rưởi, tống hết vào bao rồi chạy về nhà. Từ lần ấy, Hồng không ra đình xâu hay quét lá đa nữa. May mà mẹ nghĩ ra cách cắt cây cứt lợn phơi khô để đun.
Thế mà lúc trưa nghe mẹ bảo đi chở đồ đun bếp, Hồng lại ngại. Từ nay, nếu thiếu đồ đun, Hồng sẽ đi cắt cây với mẹ. Như thế, chẳng sợ bị ai trêu chọc nữa. Hồng cũng không còn thấy ngại khi lát nữa phải đi bộ hai cây số giun xe về.
Một cách hào hứng, Hồng lăng xăng gom những cây xuyến chi cho mẹ bó lại để chở về.
Bây giờ lớn rồi, Hồng nghĩ lại, tại sao ngày xưa bản thân lại dễ bị những lời trêu chọc làm mình xấu hổ. Bởi những năm tháng đi chở đồ đun bếp cùng mẹ, thật khó để tìm lại.
© Bang Le - blogradio.vn
Xem thêm: Không điều gì quý giá hơn hai tiếng “gia đình”
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu