Mùa cua đồng tuổi thơ
2020-11-08 01:24
Tác giả:
Phùng Văn Định
blogradio.vn - Ngày nay, chẳng còn cảnh rủ nhau ra đồng bắt cua như ngày xưa nữa. Nhưng kỉ niệm đó luôn đã ẩn sâu trong trái tim tôi, trong nỗi nhớ về một thời tuổi thơ xa lắc.
***
Tháng Ba thường là tháng giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè. Nào là “ Nàng Bân” nũng nịu phả rét, nào là hoa gạo bắt đầu bung nở những bông hoa đỏ rực trên cây như những chiếc lồng đèn lung linh, lung linh.
Mùa hoa xoan khắp đường quê nở hoa tim tím, tỏa mùi hăng hắc chẳng làm say bầy ong. Thời tiết cũng khác hẳn với những mùa khác trong năm. Đang lành lạnh đột nhiên chuyển thời tiết oi bức rồi nắng khó chịu vô cùng. Trên những cánh đồng quê, lúa đã sắp vào đòng để trổ bông, ngậm đòng chờ mùa bội thu thì cũng là mùa sinh sản của cua đồng dưới mương nước, đồng sâu, ruộng cạn thì phải.
Dạo khắp các thửa ruộng hoặc mương nước nào đó, cua cái, cua đực bắt cặp nhau chuẩn bị cho mùa “vượt cạn”. Thoáng cái, chẳng biết đâu, cua con nho nhỏ, lăng xăng bơi trong nước kiếm mồi cùng mẹ. Và cứ thế mà lớn nhanh trông thấy.
Mới ngày nào dưới nước tập bơi, tập bò mà nay đã ra dáng những chàng cua to, khỏe biết đào lỗ để ở riêng mới cừ khôi làm sao và cũng tự lo cuộc sống cho mình nữa.
Thoáng cái, mùa hè tới. Buổi trưa, nắng nóng như đổ lửa không biết cua đồng con to, con nhỏ ở đâu mà nhiều thế lên núp dưới mảng rạ hoai, cùng nhau trốn tránh, bò ngang, bò dọc, thập thò khi nghe tiếng động dù to hay nhỏ rồi nhanh như cắt lặn xuống nước mất tăm.
Dường như trời nắng nóng nên chúng bò lên núp trên bờ ẩn dưới lớp rạ kia cho mát. Chúng lao xao thổi nước quanh miệng không lúc nào ngơi. Cứ thế chúng tôi rủ nhau bắt cua mang về để chế biến nhiều món ăn mang đậm chất làng quê. Món ăn giản đơn nhưng chứa ẩn nét giản dị, thân thương. Cua đồng thấm sâu vào kí ức mỗi đứa chúng tôi của cái thuở xa xưa.
Mẹ tôi mua cho anh em chúng tôi mỗi người một cái giỏ để đi bắt cua. Cái giỏ được đeo bên hông, trên đầu đội cái mũ lá rộng vành, cầm khúc cây dài khoảng một mét vót nhọn để làm vũ khí chống đối với loài rắn, khi đang miệt mài bắt cua mà đột nhiên gặp chúng trườn qua.
Chúng tôi ngày nào cũng cần mẫn bắt cua bỏ vào cái giỏ ấy. Nếu giỏ đầy mà còn say mê bắt thêm thì lưng quần giắt cua vào. Mặc cho nó kẹp đau ơi là đau cũng cắn răng chịu đựng. Có khi còn lấy cọng dây chuối cột ống quần dài lại bỏ cua vào và cứ thế "chiến lợi phẩm cua" tăng lên làm lòng dạ mỗi đứa chúng tôi vô cùng thích thú.
Không biết có bao nhiêu cánh đồng quê mà dấu chân chúng tôi không hằn in ở đó, có lẽ những bước chân ấy nhiều đến nỗi mà đứa nào đứa nấy thuộc làu và kể không sót bờ ruộng với mương nước nào. Sự hồn nhiên và vô tư cứ thế ăn sâu vào tâm hồn chúng tôi. Đếm đầy kỉ niệm về những buổi trưa nắng như đổ lửa mà ra đồng bắt cua thì chẳng ai lại cả gan như chúng tôi ngày xưa.
Cua đồng ngon là những con màu vàng sậm có hai cái càng đẹp và chắc. Thân cua to, dày hằn in nét giống như người ta trang trí một vết hoa văn giống hình thù thứ này, vật kia. Có con giống hình mặt người nhưng có những con lại giống mảnh vỡ li kì trong truyện cổ tích. Khi ai đó đụng vào thì như một phản xạ tự nhiên cua nghênh càng cao lên để sẵn sàng tấn công lại.
Hai con mắt nhỏ, đen bóng lồi cao liếc qua, liếc lại cùng với đôi càng chống lại kẻ bắt chúng. Nhiều khi chúng tôi bị cua kẹp trầy tay đau điếng cả người, có khi nhiều con cũng ngoan hiền nằm im cho chúng tôi bắt. Niềm vui là sau buổi bắt cua đứa nào trong lòng cũng hân hoan là bắt được nhiều cua.
Bắt cua cũng phải có kinh nghiệm, nếu không biết cách bắt thì chúng tấn công lại mình. Người lớn truyền kinh nghiệm lại cho chúng tôi “Nếu thấy chúng xuất hiện thì dùng tay chộp ngay vào thân nó thật nhanh thì nó sẽ bị mất phản xạ và cứ thế cua có chạy đằng trời”. Hay khi bắt được con to kềnh thì bẻ đốt cẳng đầu của chúng hai đốt giắt mạnh vào chỗ ngấn càng to và càng bé thì chúng không quắp ta được. Cua đơ ra và cầm thoải mái.
Thịt cua tách ra chế biến nhiều món ăn lắm, cua rang nước mắm nhĩ nêm với gia vị tai hồi thơm thoảng, rắc lá chanh thái nhuyễn thành sợi lên đĩa cua thì thơm vị quê đến ngất ngây. Cua rim lên thì còn ngon đậm đà, cách xa hàng chục mét đã ngửi thấy mùi thơm hoà quyện vào mũi chỉ muốn thưởng thức ngay.
Canh cua đồng nấu với bồ ngót hoặc rau đay tím thì ai mà chả thích. Nồi bún riêu cua có những quả cà chua bi đỏ, rau mùi thơm, hành hoa với rau muống bào ra múc vào tô, khói nghi ngút thì ngon không gì bằng.
Ăn món ăn từ cua đồng, tôi nhớ mãi cái thời gian xa của thuở nhỏ. Cứ tưởng rằng sẽ không còn gặp nữa những cảnh như thế ở quê tôi. Nhưng đó đây vẫn còn loáng thoáng vài người đeo cái giỏ bên hông, đội cái mũ lá, vác cái gậy lẽo đẽo bước trên bờ mương xi măng quỳ gối, thọc tay vào hang cua bắt những chú cua to và khỏe không như thuở ấy của chúng tôi. Tôi cảm thấy thì ra mùa cua đồng ở quê tôi vẫn còn đấy.
Ngày nay, chẳng còn cảnh rủ nhau ra đồng bắt cua như ngày xưa nữa. Nhưng kỉ niệm đó luôn đã ẩn sâu trong trái tim tôi, trong nỗi nhớ về một thời tuổi thơ xa lắc.
© Phùng Văn Định - blogradio.vn
Xem thêm: Bất chợt nỗi nhớ xa quê
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu
Mặc dù đọc rất nhiều bài về tiết kiệm, lối sống tối giản, cách chi tiêu thông minh nhưng càng đọc, tôi càng nhận ra: Chỉ biết tiết kiệm từng đồng không khiến chúng ta giàu lên. Trái lại, có những tư duy sai lệch âm thầm "rút cạn" túi tiền của phụ nữ, khiến họ suốt đời mắc kẹt trong nỗi lo tài chính.

Chỉ là quá khứ mà thôi
Đôi khi, chia tay không phải là kết thúc mà nó là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc thật sự của bản thân bạn. Có thể bạn sẽ phải đau khổ trong một thời gian nhưng nỗi đau rồi sẽ vơi đi nếu bạn chấp nhận nó.

Tiếng thở dài
Cứ mỗi độ tháng tư sang lại chạnh lòng nhớ anh hai! Nhớ luôn những anh trai làng đã ra đi không bao giờ trở lại, khác với lời hứa hẹn khi đất nước hòa bình sẽ trở về như trong thư đã viết. Bây giờ đã hòa bình thế bóng dáng các anh đâu khi quê hương vẫn đợi! Cha Mẹ già còn chờ trông?

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà
Tuổi thơ tôi có “thâm niên” chăn bò đến gần cả 10 năm. Và trong khoảng thời gian “dằng dặc” ấy, dẫu ngày nắng hay mưa, đông hay hè,… có khi chỉ thoáng chốc, có khi nguyên cả buổi chiều, chẳng ngày nào, tôi không có mặt ở bên bà.

30! Có quá già để bắt đầu lại từ đầu?
Đối với chúng ta, những con người bình thường, sinh ra trong một gia đình bình thường thì học chính là con đường nhanh nhất, dễ đi nhất để chúng ta thay đổi số phận.

Đi qua bao đau thương - hạnh phúc mãi chung đường
Thì ra, ranh giới giữa tình yêu không nằm ở giàu nghèo, không nằm ở danh phận hay định kiến. Mà nằm ở việc chúng ta có đủ yêu thương để bước tiếp cùng nhau, có đủ dũng cảm để không buông tay—dù là trong những ngày nắng đẹp hay giữa cơn bão tố cuộc đời.

Yêu lành - Học cách buông bỏ trước khi biết thế nào là tình yêu
Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Charlotte Kasl đã kết hợp những kiến thức tinh hoa giữa triết lý Phật giáo và tâm lý học phương Tây để cung cấp cho độc giả một “hướng dẫn sử dụng” tình yêu tập trung vào sự chân thành và chánh niệm.

Con là người lính hôm nay
Chị cũng đã chờ anh suốt bao tháng ngày dài, từ khi còn là người con gái thanh xuân, từ khi còn là cô gái với sắc xuân phơi phới cho đến bây giờ mái tóc chị đã điểm màu tóc bạc và cả những dòng nước mắt đã âm thầm chảy mãi trên gương mặt đã bị thời gian lấy đi tuổi trẻ. Chị vẫn mòn mỏi chờ anh trong hy vọng, rồi trong vô vọng, mà chị vẫn chờ.

Tách trà hoa...
Thời gian ở bên nhau, cái khoảnh khắc tôi thích nhất chắc là mỗi cuối ngày, được ngồi cạnh anh, cầm trong tay tách trà ấm, thỏ thẻ với nhau đôi điều về cuộc sống, về công việc. Cái ban công bình yên, vừa đủ chỗ cho cả hai, nhưng... trớ trêu thay, đó chỉ là câu chuyện tình của quá khứ.