Phát thanh xúc cảm của bạn !

Một thoáng Sài Gòn

2022-08-09 01:25

Tác giả: Huỳnh Phúc Hậu


blogradio.vn - Tôi ngồi sau lưng anh để nhìn Sài Gòn qua ánh trăng vàng lại càng nhớ quê da diết, ánh trăng vàng soi xuống vệ đường tạt vào quán hủ tiếu gõ, một lần nữa đẩy tôi vào những hoài niệm xưa. Tôi miên man nhớ về chiếc quang gánh của mẹ mỗi khi phiên chợ sớm bắt đầu, mẹ gánh trên vai không chỉ là đôi gánh hàng rau ra chợ, mà mẹ còn gánh cả tương lai của tôi trên vai mình.

***

“Đường kia đông đúc xô bồ

Ngã tư, con hẻm, ngõ nhà vắng tanh”.

Trái với khung cảnh tấp nập chốn thị thành như người ta vẫn hay nhắc đến. Một tối, tôi ngồi trên chiếc xe máy cà tàng cùng anh quyết định rẽ vào những con hẻm của Sài Gòn. 

Trước đó, chúng tôi phải chạy trên con đường tấp nập xe qua lại, tiếng còi xe dọi vào tai như thức tỉnh tâm trí của kẻ lãng du chỉ hứng thú với bao điều xưa cũ. Có người bảo, tôi già hơn so với tuổi, bởi tôi không hứng thú với những thứ xa hoa của thời đại, tôi thích cầm trên tay chiếc máy ảnh cơ với những bức ảnh ngả màu hơi vàng vàng đầy hoài cổ, tôi thích những công trình dường như đang chờ ngày sụp đổ mặc cho nó phủ lên mình bao lớp bụi thời gian, dù là biểu tượng huy hoàng khắc sâu vào tiềm thức bao người ở thành phố hoa lệ này. Đôi lúc tôi kiếm tìm điều gì đó hoài niệm nhất có thể giữ cho mình những nét riêng khi nhắc về thành phố, có lẽ đó chính là những con hẻm.

Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy muốn thoát ra khỏi căn phòng lạnh lẽo của mình nhưng không định hướng sẽ đi về đâu, cứ mạnh dạng mà rẻ hẻm ở Sài Gòn. Thời gian như ngưng đọng trong những con đường khá nhỏ với những ngôi nhà màu vàng cam không thể nào lẫn vào đâu được, sự cũ kỷ phủ màu trầm tích của thời gian sẽ không có công nghệ nào có thể tái hiện, ít nhất là đối với tôi. 

sai_1

Tôi cũng không biết vì sao lại thích những điều cổ kín đến vậy, khi thấy một kiến trúc có niên đại chừng vài trăm năm tôi lại cảm thấy cơ thể mình ấm nóng như muốn ôm trọn khung cảnh ấy vào lòng. Dưới ánh trăng, những căn nhà cổ hiện lên trong thế giới đầy ủy mị, tôi thấy tâm hồn mình thật sự trôi về miền của những an yên. 

Tôi ước gì mình có thể xây dựng cho riêng mình một căn nhà có mái ngói theo lối kiến trúc ba gian làm từ gỗ, một khoảng sân rộng rồi đào ao trồng sen, súng cho đầy, phía sau hè sẽ trồng nhiều cây cau làm hàng rào để hứng mảnh trăng vàng ngã bóng, rồi mắc võng đong đưa ngâm nga đôi lời ca cổ. Bình yên, không quá đỗi lo toan như những mảnh đời hối hả giữa chốn thị thành, đôi lúc bản thân ta chạy theo bao điều mới mẻ rồi vô tình đánh mất những ước mơ thuở xuân thì, có lần tôi đọc được một bài viết “cuộc đời tái bản”, bài viết ấy như đánh thức đôi phần trong cõi lòng vốn đã già nua của mình.

Chúng ta đang sống trong vòng xoay vô tận, sẽ không khó nếu một ngày đi làm chúng ta bắt gặp cảnh mẹ con đang ngồi trên vỉa hè bán vài gói bông ráy tai với làn da cháy nắng, sẽ không khó để thấy cảnh chú xe lăn mất đôi chân đang quay đều vòng xe để mời chào từng tấm vé. 

Nhưng sẽ rất khó, nếu ta muốn dừng lại để chiêm nghiệm về bản thân mình, chỉ là khi Sài Gòn vô tình làm ta đau thì bản thân mới khụy xuống để đau đáu tìm những điều an yên nhằm xoa dịu những vết hằn, chỉ là khi ta cảm thấy bản thân thua kém mới nhận ra xuất phát điểm của mình chưa bằng người khác, lúc này ta lại oán trách cho số phận, tại sao ông trời cho ta sinh ra trong gia đình nông dân ở một miền quê nghèo khó, chân lấm tay bùn. Thật vậy! chúng ta, ai chắc rằng chưa một lần dỗi khi nhắc về quê hương, về làng quê cưu mang ta trong suốt mùa của ký ức?

sai_-_gon_1

Quẹo hẻm Sài Gòn như chính việc chúng ta đang chọn một lối đi mới – rời xa quê hương. Cảm giác tha hương bôn ba giữa chốn thị thành có bao giờ làm bạn mệt mỏi? Chắc chắn có và không dưới đôi làn bạn muốn dừng chân, nếu tuổi thơ bạn gắn liền với nếp sống ở quê, thì việc quẹo vào các con hẻm Sài Gòn sẽ làm bạn bất giác nhớ về nó. Con hẻm nhỏ như lối nhỏ bạn được đưa đến trường thuở bé, các cửa hàng tạp hóa như những ngôi nhà “mặt tiền” trong khu nhà lồng chợ ở quê mình, các ánh đèn le lói ở những khu trọ như những bóng đèn đêm các anh, các chú đi soi cá, bắt ếch mỗi khi gặt xong mùa vụ. 

Khung cảnh ấy tràn vào tâm thức ta một cách vô tình như nhắc ta không bao giờ được quên nguồn cội. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy bài học về yêu quê hương, đất nước, ấy vậy mà đôi lần ta lại quên đi nơi đã cưu mang mình trong suốt miền ký ức. Ta muốn trút bỏ lớp bùn non trên tay cha, phủi bỏ mùi rơm trên tay mẹ và xóa bỏ đi những khoảng trời yên bình, tươi đẹp. 

Chúng ta hăng hái khi miêu tả về ánh điện thị thành nên đôi lần làm nhàu trang giấy có viết về sự le lói của bầy đom đóm cạnh mé sông, con thuyền. Ai đó giữa Sài Gòn hỏi về quê ta chỉ miêu tả qua loa vì nữa vờ quên, nữa không thèm nhớ, còn khi về quê, ta lại luyên thuyên nói đến Sài Gòn như chốn thiên đàng với bao điều đẹp đẽ. Đúng là Sài Gòn hoa lệ mang đến ta bao điều mới mẻ, nhưng làm ta đau lòng thì Sài Gòn lại ôm trọn. Quê hương dù có nghèo, nhưng đó là nơi ấp ôm ta khôn lớn, quê hương mang lại ta những điều dịu dàng nhất vì có mẹ, có cha.

sai_21

Chưa dừng ở đó, tôi ngồi sau lưng anh để nhìn Sài Gòn qua ánh trăng vàng lại càng nhớ quê da diết, ánh trăng vàng soi xuống vệ đường tạt vào quán hủ tiếu gõ, một lần nữa đẩy tôi vào những hoài niệm xưa. Tôi miên man nhớ về chiếc quang gánh của mẹ mỗi khi phiên chợ sớm bắt đầu, mẹ gánh trên vai không chỉ là đôi gánh hàng rau ra chợ, mà mẹ còn gánh cả tương lai của tôi trên vai mình. 

Chưa bao giờ tôi nghe mẹ than vãn về bao điều nhọc nhằn trong cuộc sống, từng bữa cơm, con cá mẹ đều chừa cho tôi phần ngon nhất, bởi với mẹ tôi chính là tương lai. Vất vả mưu sinh, lo gì chuyện mưa nắng cho tấm thân mình, chỉ cần có đồng ra đồng vô làm đầy mâm cơm gia đình là đã trọn vẹn.

Sài Gòn nhiều hẻm, nhưng hẻm nào cũng đưa ta ra một con đường lớn. Đưa ta về với thực tại vốn mãi xô bồ.

© huỳnh phúc hậu - blogradio.vn

Xem thêm: Nhặt nhạnh ký ức tuổi thơ | Family Radio

Huỳnh Phúc Hậu

Có mắt mà không nhìn thấy vẻ đẹp, có tai mà không thấy điều hay, có trái tim mà không thấy chân lý, chưa cảm kích thì chưa thể cháy hết mình (Totto Chan bên cửa sổ).

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.

Viết cho tuổi mười tám

Viết cho tuổi mười tám

Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".

Đôi tay người bạn

Đôi tay người bạn

Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?

Mùa hoa cải năm ấy

Mùa hoa cải năm ấy

Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.

Viết cho người đã cũ

Viết cho người đã cũ

Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.

Ai bán

Ai bán

Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười

Tía là quê hương

Tía là quê hương

Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba

back to top