Hai vở cải lương trứ danh trong MV ‘Cung đàn vỡ đôi’ của Chi Pu
2020-06-12 09:00
Tác giả:
Giọng đọc:
Hà Diễm
Sau MV Không thể cùng nhau suốt kiếp của Hòa Minzy, Cung đàn vỡ đôi của Chi Pu là một MV chất lượng khi khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử Việt Nam. Trong Cung đàn vỡ đôi, Chi Pu đã lồng ghép nghệ thuật cải lương – yếu tố văn hóa Nam Bộ để kể câu chuyện tình tay ba giữa Ba Trà, Hai Tân và Thu Hà. Đây có thể chưa phải là một sản phẩm hoàn hảo đối với những người hâm mộ nghệ thuật cải lương truyền thống nhưng MV vẫn rất thành công trong việc truyền tải giá trị cổ truyền cho giới trẻ.
Hai câu cải lương mở đầu là “thần cú” trong bài vọng cổ Tình anh bán chiếu
MV "Cung Đàn Vỡ Đôi" mở ra một vùng sông nước mênh mông, huyền diệu với những ánh đèn lập lòe, hắt lên mặt nước, một không gian đậm chất miền Tây Nam Bộ, khiến khán giả chợt bồi hồi. Cảm xúc của khán giả càng được đẩy lên cao trước hai câu hát vang vọng khắp cả một miền sông nước, mang đến một sự thôi thúc mãnh liệt cả về không gian lẫn thời gian.
"Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào.."
Tình anh bán chiếu là bản vọng cổ được soạn giả NSND Viễn Châu viết năm 1959, bài này đã đưa tên tuổi của NSND Út Trà Ôn khi đó lên hàng thượng thừa, được vô số thế hệ khán giả mê say. Thậm chí, Tình anh bán chiếu còn được xưng tụng là "bài vọng cổ vua", hễ nhắc tới Viễn Châu lẫn Út Trà Ôn, ngay lập tức khán giả đã có thể nhớ ngay đến.
Chi Pu đã vô cùng khéo léo khi chọn cách mở đầu đầy ấn tượng như trên, không cần phải giới thiệu dài dòng, chỉ cần một vùng sông nước với giọng ca Tình anh bán chiếu của Út Trà Ôn vang lên, khán giả lập tức đã cuốn theo câu chuyện.
Đoàn cải lương Tân Cổ là một đoàn hát rong, rày đây mai đó, phục vụ cho bà con khắp vùng đất Nam Kỳ. Ngay từ những phân đoạn mở đầu, ta có thể thấy đây là một đoàn hát nghèo, sử dụng những khoảng đất trống để tận dụng làm sân khấu. Đây là một nét văn hóa đặc trưng vào thời kì ấy, và cũng chính trong những gánh hát rong ruổi bốn phương này, rất nhiều "viên ngọc thô" đã được tìm ra và trở thành những tên tuổi của làng cải lương.
Hai vở cải lương kinh điển – hai cột mốc cuộc đời của cô Ba Trà
Không chỉ mang đến một vùng không gian văn hóa đậm chất Nam Bộ những năm đầu của thế kỉ trước, Chi Pu đã khéo léo trong việc lồng ghép hai vở cải lương kinh điển, mang một thông điệp ẩn đằng sau đến cho khán giả.
Vở cải lương thứ nhất xuất hiện ở những phân đoạn đầu tiên, khi Ba Trà vẫn còn là một nghệ sĩ cải lương trẻ của đoàn hát Tân Cổ với kép chính là Hai Tân. Đây cũng là vở cải lương khiến chính Ba Trà cũng đã nảy sinh tình cảm với Hai Tân - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Tác phẩm "Lục Vân Tiên" là một kiệt tác thơ lục bát của cụ Nguyễn Đình Chiểu, đã từng được chuyển thể thành rất nhiều thể loại khác nhau, trong đó có cả cải lương tuồng cổ.
Trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trong những phân đoạn nổi tiếng nhất của tác phẩm trên, được đưa vào chương trình học phổ thông. Đây chính là trích đoaạn thể hiện được tinh thần trượng nghĩa, hào hiệp của bậc nam nhi ngày trước, như một tiếng lòng của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu giữa những năm tháng nhiễu nhương.
Trên sân khấu, Ba Trà đã hóa thân thành nàng Kiều Nguyệt Nga, giữa đường đi với nàng hầu Kim Liên thì gặp bọn cướp. Phận gái liễu yếu đào tơ, tay không tấc sắt nên đành phó mặc cho số phận. Không ngờ, có chàng Lục Vân Tiên do Hai Tân thủ vai, bất ngờ đi ngang, dẹp yên bọn cướp, cứu lấy hai người con gái. Đó cũng là mở đầu cho mối lương duyên giữa Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên sau này.
Vở cải lương thứ hai diễn ra vào nhiều năm sau, khi Ba Trà đã trở thành một nghệ sĩ tài danh, được diễn trong nhà hát lớn với hàng trăm khán giả theo dõi. Trên sân khấu, Ba Trà hóa thân thành một nhân vật lộng lẫy, đầu đội mũ miện, tay cầm tấm long bào lộng lẫy màu vàng. Đây chính là trích đoạn nổi tiếng trong vở cải lương kinh điển Thái hậu Dương Vân Nga. Thần thái của Ba Trà - Chi Pu lúc này quả thật khiến khán giả trầm trồ vì thể hiện được sự uy nghiêm và thần thái của một vị Hoàng Thái hậu trong lịch sử Việt Nam.
Vở cải lương trên dựa trên một sự kiện có thật: năm 980, giặc Tống sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh, triều đình lúc đó Vua còn rất bé không thể đảm đương đại sự. Thái hậu họ Dương đã vì nghĩa lớn, gạt bỏ tình riêng, khoác áo long bào cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tôn lên làm Vua của nước Đại Cồ Việt để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc.
Có thể thấy, có rất nhiều tuồng tích cải lương cổ, nhưng ekip Chi Pu đã kiên định chọn hai vở tuồng cổ rất thuần Việt như trên, đây cũng là một thông điệp về tinh thần tự hào dân tộc mà nữ ca sĩ đã gửi gắm đến cho khán giả trẻ. Bên cạnh đó, việc chọn hai vở cải lương trên cũng không hoàn toàn là ngẫu nhiên.
Vở Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tượng trưng cho giai đoạn trẻ trung, vẫn còn ngây thơ và hồn nhiên của cô gái Ba Trà. Còn đến vở Thái hậu Dương Vân Nga, một hình tượng "nữ cường" tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam, qua đó cũng thể hiện việc Ba Trà năm xưa giờ đây đã trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập. Hai vở cải lương tượng trưng cho hai cột mốc trong cuộc đời của Ba Trà, càng khiến khán giả thêm đồng cảm và thương xót cho nhân vật này.
Chi Pu tham vấn cả “Cải lương chi bảo” để làm MV
Chọn một đề tài tương đối khó - bộ môn nghệ thuật cải lương truyền thống - thế nên Chi Pu cùng ekip của cô đã phải hết sức thận trọng. Được biết, để dàn dựng trên sân khấu một phân đoạn rất ngắn trong hai vở cải lương "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" và "Thái hậu Dương Vân Nga", Chi Pu và đội ngũ thực hiện MV đã có sự tham vấn và học hỏi từ những nghệ sĩ cải lương gạo cội, lừng danh bậc nhất Việt Nam.
Trước hết, Chi Pu cùng ekip đã có sự tham vấn với NSND Bạch Tuyết, người được mệnh danh là "Cải lương chi bảo", một trong những tượng đài cải lương của Việt Nam. NSND Bạch Tuyết không chỉ là một nghệ sĩ cải lương, bà còn tham gia soạn các vở tuồng, đặt lời vọng cổ cho các bản tân nhạc, một nhà nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật cải lương. Năm 1995, bà trở thành Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam, tên tuổi của bà trong và ngoài nước đều vang danh. Ngày nay, nhắc đến nghệ thuật cải lương truyền thống, chắc chắn một trong những cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu khán giả chính là NSND Bạch Tuyết.
Tham vấn thôi chưa đủ, Chi Pu và ekip còn tìm đến Nghệ sĩ Thanh Sơn để "tầm sư học đạo". Nghệ sĩ Thanh Sơn là hậu duệ đời thứ ba của gia tộc cải lương Bầu Thắng, Minh Tơ, Thanh Tòng nức tiếng nhiều thập kỉ qua. Nghệ sĩ Thanh Sơn là con trai út của cố nghệ sĩ Minh Tơ và là em trai cố NSND Thanh Tòng, là người ngày đêm nỗ lực bảo tồn bộ môn nghệ thuật cải lương truyền thống với đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ - Thanh Tòng vẫn luôn sáng đèn. Nghệ sĩ Thanh Sơn cũng là người Việt Nam đầu tiên được Nhà hát Le Mandapa (Paris, Pháp) mời sang giảng dạy về bộ môn hát bội, cải lương pha hát bội, cải lương tuồng cổ - góp phần đưa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam vang danh quốc tế.
Nghệ sĩ Thanh Sơn đã chỉ dạy cho Chi Pu những động tác và biểu cảm, bước đi đặc trưng trong hai vở tuồng trên. Mặc dù thời gian "học tập" tương đối ngắn, nhưng trong buổi họp báo ra mắt MV "Cung Đàn Vỡ Đôi" ngày 3/6 vừa qua, Nghệ sĩ Thanh Sơn đã có lời khen gửi đến Chi Pu, nhấn mạnh cô học hỏi rất nhanh và rất chịu khó, không hề tỏ vẻ "tiểu thư" như nhiều cô gái khác.
Mặc dù vẫn bộc lộ một số yếu điểm trong giọng hát, nhưng khán giả đều phải thừa nhận đây là một sản phẩm đầy tâm huyết, nghiêm túc và chỉn chu từ phía Chi Pu. Sử dụng chính sức ảnh hưởng tích cực đến giới trẻ để gửi gắm những thông điệp văn hóa - nghệ thuật cổ truyền qua chính sản phẩm âm nhạc, đó luôn là một điều đáng trân trọng và lan tỏa.
Theo Trí thức trẻ
Giọng đọc: Hà Diễm
Thực hiện: Hằng Nga
Minh họa: Hương Giang
Xem thêm: MV Không thể cùng nhau suốt kiếp sát sử đến đâu?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Từng có nhau trong đời (Blog Radio 806)
Anh nói xem, giữa việc chưa từng gặp gỡ hay đã gặp nhau rồi nhưng phải chia xa thì sẽ mang đến nhiều tiếc nuối hơn.

Người cũ từng thương
Có người từng nói, để gặp một người chúng ta chỉ cần một giây, để yêu một người có lẽ chúng ta chỉ cần một ngày, nhưng để quên đi một người đôi khi chúng ta cần đến cả một đời. Thực ra trong suốt cuộc đời mỗi người, để gặp được một người mà mình thích không dễ dàng gì. Mỗi một cuộc tình đều có ý nghĩa nhất định. Tình yêu trong giai đoạn thanh xuân chính là quá trình giúp ta trải nghiệm cũng như trưởng thành. Chỉ cần chúng ta dũng cảm để yêu thì xem như tuổi trẻ của chúng ta không có gì tiếc nuối.

Nếu gặp lại, mong rằng sẽ là một ngày mưa (Blog Radio 805)
Tôi từng có một câu chuyện rất dài, vắn tắt vài ba câu liền kể hết. Cậu ấy từng có một cuộc đời thật đẹp, bỗng nhiên một ngày hóa thành sương mờ đắm mình trong biển nước.

Sao phải buồn vì những điều đã cũ
Chào bạn ngày hôm nay của bạn như thế nào? Vui vẻ hay âu lo dù có thế nào thì cũng mong rằng bạn của ngày mai sẽ luôn là phiên bản tốt hơn bạn của hôm này nhé. Dù cho cuộc đời không vì nước mắt của bạn mà dịu dàng hơn, bão giông lại càng không vì những bước chân trốn chạy của bạn mà nhường cho mặt trời hửng nắng. Cuộc đời đâu phải một giấc ngủ, để sau một đêm dài với những cơn ác mộng, bình minh sẽ rạng phía đằng đông. Tất cả sẽ ổn thôi mãi chỉ là một lời trấn an vô nghĩa - nếu hôm nay bạn lựa chọn buông xuôi.

Giữ anh đi! Anh sẽ ở lại (Blog Radio 804)
Khi họ nói muốn ra đi, thực chất trong lòng ngàn vạn lần muốn hét lên: “Hãy giữ anh đi! Anh sẽ ở lại!” Họ chỉ muốn một lần được người mình yêu níu kéo, để biết trong lòng cô ấy, họ quan trọng đến nhường nào.

Tình đầu là tình bỏ lỡ
Anh là mối tình đầu mà tôi nghĩ mình đã vô tình bỏ lỡ. Nhưng sự thật đã chứng minh, chỉ cần còn tình cảm, còn đủ yêu thương và trân trọng, thời gian chỉ là một ý niệm nhỏ nhoi.

Con về đưa mẹ đi khắp thế gian (Blog Radio 803)
Máy bay chuẩn bị cất cánh rồi, Châu nhắn cho mẹ một tin “Mẹ chuẩn bị đi nhé, con về đưa mẹ đi khắp thế gian”.

Hạnh phúc đáng giá bao nhiêu
Xin cho tôi về lại thủa hoang sơ, lúc mà tâm hồn vẫn còn đang lớn, khi mà bản thân còn chưa gai góc, nhuốm màu cuộc sống. Xin hãy cho tôi trở lại những ngày hồn nhiên, trong trẻo, được sống với ước mơ thủa nhỏ, sống với con đường mà mình chọn lựa.

Blog Radio 802: Nỗi ám ảnh mang tên ‘người cũ’
Cô chợt nhớ đến đã đọc ở đâu đó một dòng như thế này: “Người cũ vừa khóc, người hiện tại liền thua”. Người cũ của anh khóc rồi.

Trên tình bạn dưới tình yêu
Trăng dưới nước là trăng trên trời, cậu trước mắt là người trong tim. Tưởng chừng như ánh diệu kỳ ấy với tay là có thể ôm trọn trong lòng, nhưng cuối cùng lại đem bản thân ngã nhào vào ao sâu lạnh lẽo từng tấc. Chuyện tình của cậu cũng không mấy vui, tôi đoán thế, chuyện tình của tôi chỉ cần thích cậu là đủ rồi.