Phát thanh xúc cảm của bạn !

Giọt nước mắt qua ô cửa sổ

2016-11-16 01:15

Tác giả:


blogradio.vn - Cái hanh khô cuối thu cứ vờn mãi trong tâm trí tôi cùng mùi rơm khô hễ gặp lửa là cháy bừng bừng, câu hỏi của đứa trẻ ấy bám diết chân tôi qua hàng ngàn cây số. Tôi bỗng thấy mình ích kỷ quá! Tôi quên trong em tôi cũng chẳng ít những nỗi buồn.

***

Tôi xách balo về quê sau ba tuần xa nhà. Ba tuần ấy tôi đã đi dọc miền đất nước để nắm tay những đứa trẻ vùng cao đầy nắng gió. Tôi tự sưởi ấm trái tim mình bằng những nụ cười trong vắt thân thương của những trẻ nơi địa đầu Tổ Quốc xa xôi.

Tôi đến nơi những đứa trẻ cần tôi, nơi có những cuộc gặp gỡ đầu tiên hoặc là duy nhất nhưng tràn đầy tình thương. Cũng bởi đi nhiều nên tôi quen với cuộc sống xa nhà, tôi chẳng còn quá háo hức trở về như dạo đầu mới lên Hà Nội phồn hoa và nhấc chân vào những chuyến xe thiện nguyện.

Ngày cuối cùng trong ba tuần này tôi ở lại nhà của một đứa trẻ người Dao. Đêm ở vùng cao lạnh như đợt gió mùa dầu đông ở đồng bằng, đứa trẻ ấy đốt lửa bằng nắm củi khô ban chiều tôi đi nhặt cùng nó ở trên núi để tôi sưởi ấm. Tôi kéo nó ngồi sát cạnh mình, kể cho nó nghe những ánh đèn nơi thị thành náo nhiệt, kể về những ngôi trường nó có thể vươn tới nếu chịu khó học hành… Kể thật nhiều để cho nó niềm tin mà kiễng chân đi qua sỏi đá nơi này. Nó cũng kể cho tôi nghe về những đứa bạn mùa đông khoác tấm chăn con công ngày xưa đến lớp, những cụ già cả ngày phải ngồi bên bếp củi vẫn thấy rét run, kể về cả ước mơ được nuôi em cắp sách đến trường. Nó bỗng quay sang hỏi tôi: “Cô ơi, các em cô chắc vui lắm cô nhỉ?” Tôi khựng lại trước ánh mắt ráo hoảnh ấy, bất giác muốn trở về nhà…

Giọt nước mắt qua ô cửa sổ

Tôi cũng có những đứa em, mỗi đợt tôi về chúng có thể thức đến sáng để kể cho tôi nghe hàng ngàn câu chuyện mà dù có khéo thế nào cũng không thể ghép thành một cuốn tiểu thuyết có đầu, có đuôi. Chúng ngóng tôi về trong mỗi ngày cuối tuần. Em tôi có vui không, với tôi đó là một câu hỏi khó cho dù tôi có cố gắng cả đời cũng không thể có được câu trả lời là: Có. Câu hỏi của đứa trẻ người Dao xoáy sâu trong trí tôi, nó như giục tôi phải về nhà dù ngày mai có bão. Và tôi về vào buổi sớm hôm sau bằng xe máy của một anh trong đoàn thay vì đi ô tô cùng mọi người…

Cái hanh khô cuối thu cứ vờn mãi trong tâm trí tôi cùng mùi rơm khô hễ gặp lửa là cháy bừng bừng, câu hỏi của đứa trẻ ấy bám diết chân tôi qua hàng ngàn cây số. Tôi bỗng thấy mình ích kỷ quá! Tôi quên trong em tôi cũng chẳng ít những nỗi buồn. Chúng ngóng tôi về bởi nhớ tôi và cũng bởi “nhớ nhau”. Cô chú tôi ly hôn khi đứa bé mới tám tháng tuổi, còn đứa lớn mới học mẫu giáo bé. Sau ly hôn, chú vào nam, cô sang Đài Loan khi vừa cai sữa đứa bé. Một đứa bên nội, một đứa ở nhà tôi cùng bà ngoại. Tôi gần như là sợi dây duy nhất gắn kết chúng lại với nhau, bởi mỗi lần vào ngày nghỉ lễ hay cuối tuần tôi thường sang đón đứa lớn về nhà tôi chơi, còn mọi người ai cũng có cho mình những lý do riêng.

Tôi về đến nhà vào chiều thứ sáu, chỉ kịp chào bà rồi ẵm đứa em đến trường của anh nó. Lớp chưa tan, tôi cho đứng ngoài ô cửa sổ, đôi mắt đen ấy tìm điểm dừng và gọi tên anh nó. Như một phản xạ tự nhiên, thằng bé quay ra cười tươi rói, hớn hở, ánh mắt ấy, đôi chân ấy muốn bước ra lắm rồi nhưng còn sợ cô. Chúng cười với nhau. Những đứa trẻ khác nhìn chị em tôi, có một vài đứa gọi “em bé ơi!”. Đứa bé ấy cứ ưỡn người đòi vào trong lớp học, nó bám lấy thanh sắt cửa sổ, nhìn anh nó rồi khóc, nó gào như xé đi cái im ắng của mảnh sân giờ vào lớp. Tôi cũng khóc. Cô giáo của em tôi cũng khóc. Anh nó vẫn cười chạy ra chỗ cửa sổ nắm tay em.

Đêm ấy, chúng không tỉ tê hàng trăm câu chuyện với tôi, chúng nằm cạnh nhau, dạy nhau hát và cứ thể ngủ ngon - một giấc ngủ không có nỗi nhớ nhau…

© Bướng – blogradio.vn

Có thể bạn quan tâm: Mỗicuoocjc gặp gỡ trong đời đều có một lý do



Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top