Hành trình đi đến tự do
2024-11-22 20:50
Tác giả:
Võ Thị Thắm
blogradio.vn - “Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
***
Mọi người thường hay nói tôi có đôi mắt rất buồn, đôi mắt cứ như chứa đựng nỗi sầu vạn cổ nào đó. Nỗi buồn ấy sâu thăm thẳm, trông nó vừa bi ai, vừa não nề. Tôi nhận ra, sự nặng nề của một tâm hồn nhạy cảm, yếu ớt làm cách nào cũng chẳng thể nào che giấu được.
Từng bị bắt nạt vì ngoại hình xấu xí, từng bị chế giễu vì ba mẹ ly hôn, từng muốn kết thúc cuộc đời vì không tìm thấy điểm tựa,... tất cả những điều ấy đã khiến tôi đã trở nên dần lạc lõng, đau đớn giữa thế giới mênh mông cô độc. Suốt một thời gian dài, tôi sống nhưng hồn đã chết đi một nửa, tôi mặc nhiên để nỗi ưu phiền trải dài miên man, tôi để nó tô gam màu đen tối cho cuộc sống của mình. Mọi thứ cứ như vậy cho đến khi tôi vô tình mua cuốn sách “Dám bị ghét” của tác giả Koga Fumitake, Kishimi Ichiro tại một tiệm sách cũ.
Tôi cứ nghĩ “Dám bị ghét” sẽ là một cuốn sách vỗ về trái tim nhỏ bé và cô độc của tôi. Bởi lúc này, tôi cần lắm một quyển sách có thể ngập sâu vào thế giới đầy nỗi đau của mình để chữa lành. Thế giới ấy đang chứa đựng vô vàn vết xước, vô vàn những nỗi buồn tê tái khôn nguôi, dù vô hình nhưng chúng lại âm thầm bào mòn tôi từng phút, từng giây. Tôi khao khát, hy vọng những triết lý trong quyển sách ấy có thể may lại vết thương đang bị khui miệng và chảy máu ròng rã bấy lâu, nhưng không...
“Dám bị ghét” như một cú tát vào mặt tôi, khiến tôi thức tỉnh. Triết lý của Adler tuy nhẹ nhàng nhưng xoáy sâu vào tâm trí tôi những ý nghĩa sâu sắc đến vô cùng. “Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Tôi đau đớn, tổn thương vì những mảnh vỡ quá khứ đó là vì tôi đã “gán những ý nghĩa sai lầm” cho quá khứ của mình. Adler đã nêu rõ: “Chúng ta quyết định cuộc đời mình bằng cách gán ý nghĩa nào đó cho những trải nghiệm trong quá khứ.” Quá khứ vẫn như vậy, nhưng tôi đã gán cho nó ý nghĩa như thế nào, tôi định nghĩa nó như thế nào, đó là do tôi lựa chọn. Suốt bao nhiêu năm, tôi “không sống trong thế giới khách quan” tươi đẹp, mà tôi chọn “sống trong thế giới chủ quan do chính mình tạo ra.” Một thế giới phức tạp, hỗn mang đa chiều đến cùng cực đều là do tôi tưởng tượng. Tôi hoàn toàn còn có sự lựa chọn khác hay gán ý nghĩa khác cho quá khứ của mình, tôi không cần phải “buộc phải chọn như vậy.”
Trong quá khứ, tôi đã từng chìm sâu vào đáy vực với những dấu hỏi: “Tại sao họ lại ghét mình? Tại sao lại làm như vậy với tôi? Tại sao cứ lại là tôi?” Tôi cứ để tiếng lòng của mình bị dày xé ra từng mảnh vụn, tâm can bị khuấy động chẳng phút nào yên. Vậy mà, “Dám bị ghét” đã phân định rõ giữa nhiệm vụ của bản thân tôi và nhiệm vụ người khác. Mọi sự suy xét, đánh giá,... đều là can thiệp vào nhiệm vụ của người khác. Nhiệm vụ của tôi đó là điều chỉnh, kiểm soát những gì nằm trong tầm tay của mình.
Tôi đã từng như thế, sống với những ảo ảnh mà quá khứ vọng về, vậy mà chỉ qua cuộc đối thoại giữa triết gia và chàng thanh niên, tôi đã hoàn toàn buông bỏ đi “tảng đá quá khứ” nặng nề.
"Tâm lý học Adler không phải là tâm lý học để thay đổi người khác mà là tâm lý học để thay đổi bản thân”. Sau khi đọc sách, tôi đã có thể gỡ bỏ những tổn thương đã đeo bám suốt thời gian qua. Cuốn sách “Dám bị ghét” đã khiến tâm hồn tôi như được tái sinh, sống một đời mới, một cuộc đời không còn những mảnh vỡ sắc nhọn chờ chực làm tổn thương mình. Những triết của Adler không chỉ giúp tôi yêu lấy thực tại, mà nó còn khiến trái tim tôi đập rộn ràng hơn, yêu cuộc đời đến tha thiết vô cùng.
So với những video hài hước, giải trí trên internet, sách có vẻ không thú vị lắm. Nhưng sau này tôi mới nhận ra rằng, đằng sau những trang giấy bị ép khô trong xác chữ quen mòn ấy là mảnh đất kiến thức màu mỡ. Mảnh đất tinh túy đó có khả năng cứu rỗi cả cuộc đời của một con người. Tôi vẫn còn nhớ như in về ngày đó, ngày đầu tiên tôi cầm trên cuốn sách “Dám bị ghét”, cũng là ngày đặc biệt vô cùng, bởi ngày hôm đó chính là ngày tâm hồn tôi có cơ hội được tái sinh…
© Võ Thị Thắm - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Liệu Cô Đơn Có Thật Sự Đáng Sợ ? | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Sau cơn mưa nắng sẽ về
Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi
Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

Kí ức muốn lãng quên
Kí ức về cậu có lẽ là kí ức đời này tớ muốn quên nhất, cậu cũng có lẽ là người tớ muốn quên nhất...

Xem cuộc đối thoại chua chát của 2 mẹ con trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”