Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
2024-11-21 11:05
Tác giả:
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
***
Luôn tự nhắc nhở về giá trị của bản thân
Việc tin rằng bản thân không phù hợp với môi trường làm việc hay thường xuyên bị người xung quanh ngó lơ sẽ khiến bạn tự hỏi tại sao không ai muốn dành thời gian cho bạn. Việc này sẽ làm suy giảm sự tự tin và lòng tự trọng, khiến tinh thần của bạn trở nên sa sút.
Tự nói chuyện với bản thân sẽ có hiệu quả trong lúc này nhằm khôi phục niềm tin và sự tự tin của mình. Bên cạnh đó, việc tự tin hơn cũng mở ra những cơ hội mới bằng việc chủ động tham gia các sự kiện bạn muốn, thay vì chờ đợi lời mời.
Không làm trầm trọng hóa vấn đề
Khi cảm thấy không được quan tâm, nhiều người làm trầm trọng hóa vấn đề khi cho rằng người kia ích kỷ, xấu tính và không biết quan tâm đến người khác. Bạn cần suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Thường thì mọi người đều tập trung quan tâm đến cuộc sống của chính mình nhiều hơn.
Điều này không có nghĩa là họ bỏ rơi bạn. Những câu phản ứng của mọi người như "Mọi việc sẽ ổn thôi" hoặc "Quên việc đó đi" nghe có vẻ thờ ơ nhưng thực ra người nói lại cho rằng sẽ có ích với bạn. Họ có thể làm cho bạn vui theo một cách nào đó.
Mở rộng các mối quan hệ
Nếu bạn chỉ có một vài người bạn hoặc ít người thân thiết thì một cuộc tranh cãi cũng có thể làm xấu đi mối quan hệ đó. Do đó, bạn nên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội để gặp nhiều người hơn và để khẳng định giá trị của bản thân. Bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc các câu lạc bộ khiêu vũ, bóng bàn…
Xem lại cách thể hiện mong muốn của bản thân
Nếu nhận thấy có một nhóm người thường xuyên loại trừ bạn ra khỏi hoạt động của nhóm thì cần xem xét lại cách thể hiện mong muốn tham gia của bạn đã rõ ràng hay chưa.
Ví dụ, bạn có thói quen khoanh tay trong các buổi nói chuyện, rõ ràng việc này không có gì sai nhưng có thể khiến bạn trông như đang khép kín và không muốn trao đổi với mọi người, kể cả khi bạn không nghĩ vậy.
Hoặc khi bạn bè đang lên kế hoạch cho hoạt động thì bạn lại không có phản hồi nào cho thấy bạn muốn tham gia vào việc này, khiến người khác cho rằng bạn không hề hứng thú.
Truyền đạt cảm xúc của bản thân
Khi cảm thấy bị bỏ rơi, bạn nên nói chuyện thẳng thắn với những người liên quan để giúp bạn hiểu về vấn đề đang xảy ra tốt hơn. Khi truyền tải cảm xúc này, bạn nên nói nhiều về trải nghiệm của bản thân hơn, để tránh người đối diện có cảm giác bị buộc tội. Mọi vấn đề nên được nói một cách rõ ràng, tránh gây hiểu lầm.
Làm những việc bản thân cảm thấy thoải mái
Thực tế thì không phải lúc nào bạn cũng nhận được lời giải thích thỏa đáng sau khi bị bỏ rơi, dù người khác không cố ý làm vậy, thậm chí là họ thực sự muốn loại bạn ra khỏi những sự kiện mà họ tham gia.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa lỗi là ở bạn và việc tổn thương cũng như tức giận chỉ phá hỏng tâm trạng, thay vì mang lại những điều tích cực. Thay vào đó, hãy làm những điều mà bạn thích cùng những người thân quen khác như xem phim, trò chuyện hay cùng ăn tối để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Chia sẻ với người đáng tin cậy
Khi cảm thấy bị bỏ rơi, việc tâm sự với người mà bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè có thể giúp ích cho bạn rất nhiều. Dù có nhận được lời khuyên phù hợp hay không thì việc tâm sự với họ cũng đã giải tỏa phần nào áp lực tâm lý ở bạn.
Những cuộc trò chuyện này cũng nhắc nhở rằng, bạn có những mối quan hệ khác cần được trân trọng và vun đắp, thay vì những người đã loại bạn ra khỏi cuộc sống của họ.
phunuvietnam.vn
Mời xem thêm chương trình:
Nếu Đó Là Tình Yêu Sai Trái, Xin Hãy Từ Bỏ | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Sau cơn mưa nắng sẽ về
Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi
Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

Kí ức muốn lãng quên
Kí ức về cậu có lẽ là kí ức đời này tớ muốn quên nhất, cậu cũng có lẽ là người tớ muốn quên nhất...

Xem cuộc đối thoại chua chát của 2 mẹ con trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”