Thương cha
2024-11-01 15:55
Tác giả:
Chi Hiền
blogradio.vn - Trong mắt người con như tôi, thì bố là một người đàn ông khá mạnh mẽ và luôn yêu thương vợ con hết lòng. Nhưng tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ có lúc nhìn thấy bố nằm trên giường bệnh thế này. Đó là điều tôi không thể tin nổi.
***
Đêm ngày mùng 8 tháng 6 năm 2015, tôi trằn trọc suốt đêm vì thấy khó ngủ đến lạ kỳ. Tôi thức dậy và cầm lấy cốc nước uống ực một cái rồi lại lăn lên giường ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, theo cảm tính nên tôi quyết định trả vé tàu và hủy bỏ chuyến đi du lịch cùng cơ quan. Không biết có phải trong lòng tôi đang cảm thấy có gì bất an hay không mà tạm thời chưa muốn đi đâu vào lúc này.
Tối ngày mùng 9 tháng 6 năm 2015, Mẹ gọi điện ra với giọng nói thì thào:
- Con à! Bố bị mệt lắm. Nếu đêm nay mà sức khỏe bố ổn định hơn thì không sao, nhưng nếu mà nặng quá thì chắc sáng sớm mai mẹ thuê xe ô tô đưa bố ra bệnh viện ngoài Hà nội.
- Sao lại như vậy được hả mẹ?. Con mới về quê cuối tuần xong, thấy Bố vẫn bình thường mà.
- Ừm. Bỗng chiều nay thấy bố nằm ở giường rồi kêu là không thể ngồi dậy vì thấy chóng mặt con à.
Vừa nghe dứt lời, tôi cảm thấy đôi mắt nặng trĩu rồi nước mắt cứ thế mà chảy ướt sũng cả chiếc gối.
Chuông đồng hồ điểm 6 giờ sáng, tiếng điện thoại kêu:
- A lô!, con gái à. Mẹ đang đưa bố ra bệnh viện gấp. Chắc là sẽ đến sớm thôi. Con nhớ đợi ở cổng bệnh viện để phụ mẹ dìu bố vào viện nhé.
- Vâng ạ.
Xe ô tô vừa đến, tôi liền chạy vội tới đỡ bố từ phía trong xe ra. Khuôn mặt bố hốc hác đi rất nhiều và đôi tay trở lên tê cứng vì không thể cử động được như người bình thường.
Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc, những giọt nước mắt đó không phải là sự yếu đuối. Đơn giản là nó trở thành một thứ vũ khí lợi hại nhất mà tôi từng biết. Nó giống như một liều thuốc tạm thời lúc này, sẽ giúp bố xoa dịu được những cơn đau giằng xé trong lòng.
Mẹ vì lo lắng mà chạy khắp nơi để tìm hỏi bác sỹ cách làm thủ tục để có thể đưa bố vào cấp cứu ngay cho kịp. Tôi cũng nhìn thấy đôi mắt mẹ đỏ hoe vì khóc. Có lẽ, mẹ đã thức trắng cả đêm qua để chăm sóc bố. Và giờ, mẹ cũng cảm nhận được nỗi đau mà bố đang gặp phải. Vì trước đó khoảng 1 năm, mẹ đã từng ở vào hoàn cảnh của bố, mẹ cũng bị ốm đến mức phải đưa đi cấp cứu. Nhưng rồi ông trời không phụ lòng người, đã không mang mẹ của tôi đi để mẹ vẫn còn ở bên cạnh bố lúc này, để rồi làm chỗ dựa cho bố nương tựa vào khi ngã khụy.
Trong mắt người con như tôi, thì bố là một người đàn ông khá mạnh mẽ và luôn yêu thương vợ con hết lòng. Nhưng tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ có lúc nhìn thấy bố nằm trên giường bệnh thế này. Đó là điều tôi không thể tin nổi.
Vì bố không thể ngồi dậy và đi được, nên mẹ và tôi thuê xe cáng để bố nằm ở trên. Rồi cứ thế mà đẩy bố đi đến các phòng ban để kiểm tra sức khỏe. Theo lời bác sỹ, bố phải nằm điều trị bệnh ở đây khoảng một tuần mới được xuất viện.
Các anh tôi nghe tin thế, gọi điện ra dồn dập hỏi tình hình sức khỏe của bố rồi chuẩn bị ít đồ để hôm sau ra viện và chăm sóc bố. Mẹ thương anh vì ở nhà còn con nhỏ nên nhất quyết không cho ra. Mẹ cũng muốn các anh ở lại để tiện việc trông coi nhà cửa khi bố mẹ vắng nhà. Nhưng rồi, vì tình thương bố tha thiết mà hai anh đã ra Hà nội.
Thoạt đầu, anh cả muốn xin mẹ ở lại đêm nay lo cho bố với mong muốn mẹ về phòng trọ của tôi, để nghỉ ngơi cho khỏe và lại sức. Nhưng tất nhiên là mẹ không chịu rồi, vì mẹ không muốn các con vất vả đêm hôm.
Nằm viện khoảng hai ngày, mà bố vẫn chưa thể ngồi dậy được nên việc vệ sinh cá nhân toàn là nhờ mẹ làm giúp. Có lẽ, tình cảm vợ chồng là điều gì đó thiêng liêng nhất mà không gì có thể sánh được. Cũng vì thế, mà mẹ sợ các con làm không quen hoặc sẽ khiến bố cảm thấy ngại khi để các con chạm vào thân thể gầy ốm lúc này.
Mẹ bảo các anh tranh thủ về quê sớm cho kịp chuyến xe bởi vì mẹ muốn các anh trở về với gia đình. Rồi lo công việc ở nhà, lo cho các cháu còn quá nhỏ, luôn cần có người cha ở nhà chăm sóc và vỗ về.
Mẹ sợ bố ăn không quen cơm ở bệnh viện, nên phải đi bộ khá xa chỉ để tìm được một quán cơm thật ngon. Thời gian này cũng sẽ rất vất vả cho mẹ, bởi mẹ tôi ăn chay trường cũng được gần hai năm rồi. Nên lúc nào tôi cũng chỉ sợ mẹ kiệt sức rồi lăn ra ốm như bố. Biết điều đó nên anh trai gọi điện ra:
- Em à! Mai em đến siêu thị gần nhà mua cho mẹ ít cháo sen ăn sẵn rồi mua vài hộp chè để mẹ ăn bồi bổ thêm sức khỏe nhé. Không có mải chăm sóc bố, mà mẹ không chịu ăn thì kiệt sức ra đấy.
Những ngày ở bệnh viện chứng kiến sự quan tâm và chăm sóc của mẹ dành cho bố càng làm lòng tôi thấy hạnh phúc hơn biết nhường nào.
Rồi mẹ cũng có ý bảo tôi về nhà nghỉ ngơi để mai tiếp tục công việc ở cơ quan. Tôi lo một mình mẹ sẽ rất vất vả, nhưng mẹ lại nhẹ nhàng nói:
- Con yên tâm, nếu mà một mình mẹ dìu không nổi bố đi thì mẹ sẽ nhờ các bác, các chú trong phòng đây mà.
Vừa nói dứt lời, có một chú nói vọng vào:
- Mẹ cháu nói phải đấy. Cháu cứ lo công việc cho thật tốt vào, việc ở đây có gì khó khăn thì mọi người sẽ cùng nhau giúp đỡ mẹ cháu.
Nghe nói vậy, tôi cũng yên tâm phần nào. Hàng ngày, cứ làm việc xong thì tôi lại vội vàng chạy vào bệnh viện để thăm bố và ăn cơm cùng mẹ cho đỡ buồn. Nhiều lúc, vừa bóp chân cho bố xong mẹ lại nói xen vài câu hài hước vào chỉ để bố vui và quên đi nỗi đau mà bệnh tật mang lại:
- Con gái nhìn bố này. Xem có giống một ông cố già 80 tuổi rồi không? Tóc và râu ria mọc dài lắm rồi đó.
Tôi liếc nhìn sang bố thật trìu mến, rồi khẽ lấy bàn tay vuốt nhẹ mái tóc đang xõa xuống mặt bố. Lúc này, tôi mới cảm nhận được tuổi già luôn cần có người bạn đời ở bên cạnh để chia sẻ mọi đắng cay và ngọt bùi trong cuộc đời.
Ngày bố được xuất viện, mẹ vui mừng biết mấy. Và càng hạnh phúc hơn khi bố đã đi lại được bình thường, sẽ sớm trở lại với cuộc sống như trước kia thôi.
Anh trai và tôi luôn muốn mẹ thuê xe riêng để đưa bố về quê cho an toàn và đảm bảo sức khỏe lúc dọc đường đi. Nhưng mẹ lại bảo tôi:
- Con gái à, mẹ đã suy nghĩ kỹ rồi, số tiền hai triệu để thuê xe thì mẹ sẽ trích ra thành từng đồng để gửi lại cho những người ở phòng bệnh điều trị cùng bố. Tuy số tiền ít ỏi, mỗi người cũng chỉ biếu được hai trăm nghìn đồng thôi nhưng đó là tấm lòng của cả bố và mẹ. Bởi họ còn bất hạnh hơn bố, có người bị tật nguyền và cả những người được ra viện xong lại trở về điều trị tiếp tục với những cơn đau quặn thắt. Nên mẹ để hết lại sữa và bánh kẹo cho mọi người tẩm bổ mau khỏi bệnh. Mẹ hy vọng họ sớm trở về với gia đình, với một cuộc sống bình thường.
Nghe xong, mà tôi đã bật khóc vì điều đó, bởi tôi cũng chưa nghĩ được xa và thấu đáo như mẹ. Có lẽ, thời gian bố nằm ở viện và chứng kiến những mảnh đời khó khăn cùng tình cảm mà mẹ dành cho họ càng làm cho tôi phải sống tích cực và ý nghĩa hơn. Mẹ đã giúp tôi hiểu ra rằng: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời người là cùng nhau chia sẻ lúc khó khăn và nhìn thấy những người xung quanh mình hạnh phúc.
Trong cuộc sống của chúng ta, cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều luôn cần sự an ủi từ ai đó. Đừng bao giờ ích kỷ chỉ muốn giữ hạnh phúc cho riêng mình, thay vào đó hãy luôn mở lòng và lắng nghe những âm thanh từ cuộc sống.
Rằng cuộc sống không xấu như những gì ta vẫn thường nghĩ, mà có thể nó sẽ trở lên tươi đẹp hơn khi mỗi cá nhân cho đi. Đơn giản như mẹ vẫn nói: “Cho nghĩa là hạnh phúc và cho đi là nhận lại, con gái ạ”.
© Trần Hiền - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Vì Đời Người Ai Biết Có Bao Nhiêu Ngày Nắng Đẹp | Radio Chữa Lành
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Nhà bà Lam (Phần 3)
Bữa cơm đã được mang lên, có món mà Tột thích làm anh cũng cảm thấy hạnh phúc. Bà Lam niềm nở gắp đồ ăn cho từng đứa, bà nói suốt cuộc đời bà chưa bữa cơm nào vui như hôm nay.

Mảnh trời không còn nắng
Mùa đông năm ấy, cái rét cắt da cắt thịt bao phủ lấy thành phố này. Những tưởng chỉ là những lời cãi vã nông nổi, ấy vậy mà lần này, tôi trông anh khác lắm, như thể chúng tôi sắp phải xa nhau thật lâu, thật lâu.

Thanh xuân tuổi 15 hay tiếc nuối tuổi 18
Thực ra tôi không quan tâm họ nghĩ gì về tôi cả, bản thân tôi cũng không mong cầu có thể có được một người bạn thân tại nơi cấp 3 này. Nhưng nếu như tuổi 17,18 không có những kỉ niệm tươi đẹp, chả phải là sự nhàm chán tuyệt đối mà đời người phải trải qua sao? Tôi không muốn bản thân phải tiếc nuối như vậy.

Nhà bà Lam (Phần 2)
Nhiều người hay nói má Lam nhà em hay lập lập dị và hay gắt gỏng… nhưng em luôn tin rằng đó chỉ là những lời phán xét thoáng qua mà thôi. Chứ trong thân tâm má là một người tốt và chính má cũng là người dạy em hát… Em yêu má rất nhiều.

Yêu lành - Chữa lành cho chính mình trước khi học cách yêu thương người khác
Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Charlotte Kasl đã kết hợp những kiến thức tinh hoa giữa triết lý Phật giáo và tâm lý học phương Tây để cung cấp cho độc giả một “hướng dẫn sử dụng” tình yêu tập trung vào sự chân thành và chánh niệm.

3 nơi người EQ cao không tới
Người có EQ cao không chỉ biết kiểm soát cảm xúc của mình mà còn thấu hiểu, đồng cảm và ứng xử khôn khéo với người khác.

Nhà bà Lam (Phần 1)
Thế mà cũng 10 năm trôi qua rồi, không biết bà Lam sống như thế nào, bà đã luôn bảo vệ cậu khỏi những trận đòn roi của bố mẹ chỉ vì sự ương bướng của mình, rồi thì cũng hay cho cậu tiền để mua quà. Những kỉ niệm đó thật đẹp, nếu không có bà Lam cũng chưa chắc cậu đã là một chàng thanh niên tử tế như bây giờ, nhưng giờ đây chắc cậu cũng chẳng có cơ hội gặp bà nữa.

Luôn có một nơi để quay về đó là gia đình
Không hiểu đêm đó lại dài đến vậy, bốn mẹ con ôm nhau mà khóc một trận cho đã. Bao nhiêu điều kìm nén bấy lâu cũng nói ra hết. Con biết giờ đây cả nhà mình đã hiểu nhau nhiều hơn trước.

Cũng là người xa lạ
Giờ em có oán trách bất cứ ai thì cũng vô ích. Bởi em không thể cứ mãi níu giữ lấy một người không còn yêu em nữa. Hay em phải tỏ ra thật đáng thương để dành lấy chút lòng thương hại sau cùng của anh dành cho em.

Tình yêu xanh mãi
Anh nghĩ gì khi anh bảo cô là không được chờ, vậy những năm vừa qua anh đã sống ra sao cô đã sống như nào. Nhưng cuối cùng cô cũng hiểu, tình yêu của họ khép lại trong ba từ không được chờ của anh, khép lại nhưng hơi thở vẫn còn rất đầy.