Phát thanh xúc cảm của bạn !

Câu chuyện của cha

2023-06-22 00:05

Tác giả: Tâm An


blogradio.vn - Bố con chưa có một ngày trọn vẹn hạnh phúc kể từ khi anh con mất, ông chịu quá nhiều đau thương vì thế ông nghiêm khắc với con là vì ông chưa thấy an tâm về con. Tụi bây hơn 30 tuổi rồi, cái tuổi ngày xưa bố của bây đang lo cho cả gia đình rồi nên thông cảm và thấu hiểu cho ông.

***

- Hai bố con ông Hải lại cãi nhau rồi.

Bà tôi nhìn sang phía hàng xóm thở dài.

Tôi và Thành là bạn thân, lại là hàng xóm nữa nên đi đâu, làm gì cũng có nhau, thậm chí cái việc ế thâm niên cũng giống nhau luôn, hơn 30 tuổi đầu vẫn lông bông trong chuyện tình cảm, sống theo sở thích. Tôi và Thành cùng làm trên thành phố, dù chúng tôi chỉ là mấy gã nhân viên quèn nhưng khi về quê chúng tôi vẫn được hàng xóm có chút ngưỡng mộ vì hai thằng vừa ngoan, hiền lại học đến nơi, đến chốn. Tôi may mắn hơn Thành là gia đình tôi khá giả hơn về cả vật chất lẫn tình cảm, tôi có anh em, có bố mẹ và bà nội, còn Thành chỉ có bố. Hơn nữa bố Thành cũng lớn tuổi và có vẻ như hai bố con không hợp tính nhau nên cứ mỗi lần về nhà là hai bố con lại to tiếng và Thành lại chạy qua nhà tôi, có thể là ngủ luôn ở nhà tôi không về.

Bà tôi vừa nói xong đã thấy cái mặt nó hầm hầm đi qua nhà tôi, được cái bà và bố mẹ tôi quý nó như con nên nó cũng coi nhà tôi như ở nhà nó vậy. Nó sang để xả sự bức bối, tức giận đối với bố sang gia đình tôi, mọi người cũng ngồi im để mặc nó kể lể trách tội bố của nó.

- Con hơn 30 tuổi đầu nhưng bố con cứ làm như con còn bé lắm, lúc nào về cũng hỏi những vấn đề vụn vặt rồi chưa hiểu chuyện gì nghe người ta nói ra nói vào lại mắng con. Con không hiểu tại sao nữa, có lúc con nghĩ không biết con phải con của bố con không nữa.

Bà tôi ôn tồn:

- Bố con cũng là vì lo cho con thôi, nhà có hai bố con, thôi thì con cố gắng. Bố con cũng lớn tuổi rồi, có thể là quá khứ có nhiều đau thương quá nên bây giờ lúc nào bố con cũng lo cho con, sợ con bị bệnh, sợ con bị người ta bắt nạt, coi thường. Bố con rất sợ mất con vì con là người thân duy nhất của ông.

Rồi bà bảo thành ngồi xuống bên cạnh, tôi cũng chăm chú muốn nghe câu chuyện của bà. Bà tôi cũng đã 90 tuổi rồi nhưng ba vẫn còn khoẻ mạnh và minh mẫn, bà nói dù có quên chuyện gì bà vẫn không quên chuyện của bố thành. Câu chuyện buồn, rất buồn, không chỉ riêng bà mà những người lớn tuổi trong làng đều nhớ, đều xót xa.

Ngày đó cách đây đã hơn 30 năm rồi, đó là đầu năm 90, ở những thôn làng nghèo ở miền bắc khi đó vẫn còn bữa no, bữa đói. Gia đình hải cũng vậy, phiêu bạt từ nơi khác đến đây với một người vợ trẻ và một đứa con trạc tuổi 14,15. Gia đình hải quyết định chọn nơi làng quê nghèo làm nơi định cư vì tình người và vì đã mỏi mệt. Thương vợ thương con, không thể mãi cứ lang bạt từ nơi này qua nơi khác, an cư lập nghiệp, vậy là một cuộc sống của một gia đình mới bắt đầu. Hai vợ chồng chịu thương chịu khó, con chăm ngoan học giỏi trở thành gia đình kiểu mẫu của bao nhà.

Nhưng hạnh phúc đâu có được lâu. Ngày hôm đó đi học về phú bỗng nhiên thấy đau bụng, lúc đầu chỉ là lâm râm nhưng đến tối phú đã đau quằn quại. Cơn mưa tháng 5 chợt đổ xuống xối xả, sấm chớp bão bùng, trong bóng đêm mịt mùng mỗi khi tia chớp loé lên lại thấy dưới ánh sáng chớp nhoáng ấy có 3 con người, người bố cõng con, người mẹ cầm chiếc đèn pin run run vì lo vì sợ vừa đi vừa chạy trên con đường đất bùn lầy như ruộng lúa. Họ cũng đến được trạm xá cách đó gần chục cây số, cơn đau của phú ngày một tăng và thường xuyên hơn, cậu bé co rúm người không còn sức để mà kêu, nước mắt, mồ hôi chảy ướt đẫm cả mái tóc.

- Mẹ ơi, con đau quá.

Người mẹ bất lực nhìn con khóc không thành tiếng, chỉ biết năm đôi bàn tay trắng bệnh của con thì thầm: “mẹ đây, mẹ đây.

Cái thời năm 90 trong xã nghèo thực sự còn quá khó khăn về điều kiện y tế, các y tá ở trạm y tế cũng không thể làm gì hơn.

- Thằng bé bị đau ruột thừa cấp, phải chuyển gấp lên tuyến trên mổ không bục ra mất - tiếng cô trạm trưởng gấp gáp.

Mọi người tá hoả đi tìm người, ở một xã nghèo như vậy, đến cái xe đạp còn khó tìm nói gì đến ô tô, xe máy. Cơn mưa mùa hạ xối xả chả mấy chốc biến con suối hiền hoà trong lành trở thành con sông đục ngàu, cuồn cuộn cuốn phăng cây cầu gỗ. Nhìn đứa con trai quặn lên vì đau đớn người cha như Hải quặn thắt lòng. Trời tối nhưng mọi người đến rất đông, những thanh niên trai tráng quyết tâm vượt lũ đưa cậu bé đi cấp cứu. Dòng nước bình thường chỉ đến đầu gối thắt lưng, giờ ngập đến cổ, 6 đến 8 người phải cố gắng giơ cao chiếc võng Phú nằm để qua được con suối lũ dữ tợn, nhưng con đường đến viện còn dài lắm. Đường đất, bùn nhão ngập cổ chân, mọi người cứ thế bước nhanh vừa đi vừa chạy để đến viện tỉnh. Phú đã không còn tỉnh táo, cậu giãy giụa vì quá đau, mắt cậu trợn lên hằn những tia máu, Hải phải cho vào miệng cậu chiếc khăn vì sợ cậu cắn vào lưỡi, đôi lúc mọi người phải dừng lại vì Phú giãy giụa quá nhiều, bốn người thanh niên khoẻ mạnh mới giữ được cậu. Cuối cùng con đường dài hơn hai chục cây số cũng đến viện tỉnh, chỉ là tất cả đã không còn kịp, cậu bé 15 tuổi phải trải qua đau đớn tột cùng trước khi từ giã cõi đời. Hải nhìn con nằm lạnh lẽo trên giường bệnh, mọi người thương xót số mệnh hẩm hiu của cậu bé. Lần trở về mọi người đều mệt mỏi, Hải cõng con trên lưng thì thầm nói chuyện:

- Bố đưa con về nhé.

Con đường về nhà hiu hắt bóng những người nông dân tội nghiệp, mọi người khóc thương cậu bé. Riêng Hải, anh không rơi nước mắt, một mình cõng con vượt đường dốc trơn trượt quay trở về. Những người đi cùng anh cố gắng khuyên anh để Phú lên võng mọi người cùng đưa cậu về, nhưng anh không nói gì cả, cứ lầm lũi ôm chặt đứa con đã không còn hơi thở trên lưng.

- Hết đau rồi, nhẹ nhàng rồi, bố con mình về với mẹ con nhé.

Cả quãng đường Hải cứ liên tục trò chuyện như là con có thể nghe được, cảnh đó ai nhìn cũng thắt lòng.

Bước vào nhà đặt nhẹ con xuống giường, người đàn ông bật khóc, khụy xuống ôm chân người vợ đang ngồi thất thần như một cái xác, giờ đây sự mạnh mẽ, chịu đựng đã không còn chống đỡ nổi. Ngày hôm ấy chìm trong tang thương.

Tận 2 năm sau mọi thứ mới nguôi ngoai là vì có sự xuất hiện của Thành, ông Hải lúc này đã gần 40 tuổi. Thành chính là một niềm hy vọng, một nguồn sống mới cho gia đình ông, dân làng ai cũng nói gia đình ông sống tốt nên trời thương. Vì tuổi cao, sức khoẻ yếu lại mang bầu nên mẹ Thành không qua khỏi sau cơn vượt cạn. Cửa sinh là cửa tử, cái ngày ông Hải đón niềm vui lại là ngày ông mất đi người vợ của mình. Bà bị băng huyết sau khi sinh ra Thành vì mất quá nhiều máu nên không cứu chữa được, ông chỉ kịp ôm con cho người mẹ bất hạnh ấy nhìn con lần cuối. Người mẹ chỉ kịp nhìn mặt con khẽ nhắm mắt, rơi khẽ giọt nước mắt tiếc nuối.

Lần đầu mất đi đứa con, chứng kiến sự quằn quại đau đớn, lần hai mất đi người vợ yêu thương mấy chục năm đầu ấp tay gối. Ông gục ngã thực sự, ông không còn thiết sống, ông đã nghĩ quẩn muốn mình đi theo vợ theo con, nhưng khi người ta bế đứa trẻ mới sinh đang ngặt nghèo khóc vì chưa nhận được hơi ấm từ cha mẹ, ông lại ngồi thụp xuống, nước mắt chày dài. Đúng thế, vợ ông đã hy sinh cả tính mạng để đưa đứa bé này đến với thế gian, ông không thể bỏ mặc nó, như thế là có tội với vợ ông. Ông run run đưa tay ra đón lấy đứa bé, cuộc sống của ông không thể kết thúc được vì ông còn trách nhiệm, ông còn duyên với trần thế, ông còn người thân và còn tình yêu thương.

- Con biết không, hai đứa bây uống chung một dòng sữa. Nhớ ngày đó bố con lếch thếch ôm con đứng trước cổng xin sữa cho con, thảm thương lắm. Mỗi lần con ốm, hay đau, bố con lại thức trắng đêm trông con. Để nuôi con đi học ông làm việc không quản ngày đêm, ông sợ mình sẽ chết, con chưa trưởng thành thì sao. Bố con chưa có một ngày trọn vẹn hạnh phúc kể từ khi anh con mất, ông chịu quá nhiều đau thương vì thế ông nghiêm khắc với con là vì ông chưa thấy an tâm về con. Tụi bây hơn 30 tuổi rồi, cái tuổi ngày xưa bố của bây đang lo cho cả gia đình rồi nên thông cảm và thấu hiểu cho ông.

Tôi không biết mình nước mắt từ khi nào khi nghe câu chuyện của bà, thằng Thành cúi gầm mặt xuống vai run run. Nó đứng dậy hai mắt đỏ hoe xin phép ra về, tôi nhìn sang bà nội, bà cũng rơm rớm. Tôi biết bà không muốn nhớ lại những chuyện đau thương, nhưng để có thể để cho Thành hiểu bố nó hơn thì bà phải kể lại.

Hôm sau nó đã sang khoe khoang với tôi, nó sẽ đưa bố lên thành phố chơi và nó sẽ tìm về nơi bố nó bắt đầu gặp mẹ nó.

- Trước bố tao không có điều kiện, giờ tao muốn thật nhanh tìm được người thân của bố, của mẹ. Bố tao không còn một sợi tóc đen nào nữa mày ạ.

Tết năm đó gia đình tôi và nó cùng ăn một cái tết ấm áp. Tôi biết không chỉ nó phải trưởng thành, tôi nhìn lại gia đình mình, mái tóc của mẹ không còn suôn mượt, vết thời gian trên mặt cha nhiều không đếm được. Tự hỏi mình còn bao nhiêu thời gian để cho mình chuẩn bị trưởng thành? Không còn nữa, tốc độ già đi của cha mẹ không đợi chúng ta chuẩn bị nữa. Hãy trưởng thành, yêu thương, hạnh phúc khi còn có thể, khi còn có cha mẹ, gia đình.

© Tâm An - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Quay Về Bên Trong Chữa Lành Chính Mình l Radio Tâm Sự

Tâm An

Đam mê những áng văn hay, đẹp

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lũ trẻ của rừng núi

Lũ trẻ của rừng núi

Nhưng tôi chưa bao giờ hỏi mẹ tôi tại sao học sinh lại quý mẹ như thế, tôi chỉ nhìn chăm chăm vào khung cảnh viễn tưởng mà mình tạo ra, mà quên mất mẹ tôi đã cống hiến biết bao nhiêu năm tháng ròng rã cho những búp măng non trẻ ấy.

Rồi một ngày...

Rồi một ngày...

Không một ai trong chúng ta có thể chấp nhận nổi người thân ra đi ngay trước mắt mình, và bây giờ thì tôi cũng vậy! Tôi cũng sợ mất bố, tôi cũng sợ mất mẹ và tôi cũng sợ một ngày nào đó, mình trở thành mồ côi...

Tình khi say

Tình khi say

Tình yêu là gì mà anh nhớ em thế Tình yêu là chi mà lòng say nhanh quá

Lời hứa tháng mười (Phần 5)

Lời hứa tháng mười (Phần 5)

Cô cứ nghĩ mình đã quên được tất cả và có thể sẵn sàng mở lòng với một mối quan hệ mới, nhưng hóa ra tận sâu bên trong, cô đang trốn tránh chứ không phải đối diện và quên được chúng. Cô có thật sự xứng đáng với người con trai này không?!

Người thông minh dùng nguyên tắc

Người thông minh dùng nguyên tắc "7-3" trong đối nhân xử thế, nhờ vậy cuộc đời sóng yên biển lặng

Trong đối nhân xử thế, những bí mật quan trọng vẫn nên được che giấu và không để người khác biết.

Phụ nữ 4 con giáp này được hưởng phúc về đường tình duyên, càng lớn tuổi càng hấp dẫn

Phụ nữ 4 con giáp này được hưởng phúc về đường tình duyên, càng lớn tuổi càng hấp dẫn

Thời gian trôi qua, có những thứ càng trở nên quý giá, giống như rượu càng ủ lâu càng thơm. Vẻ đẹp của 4 con giáp này cũng tựa như vậy.

Một mình trong đêm

Một mình trong đêm

Và cô cũng biết rất rõ cô không thể xa công việc, xa đồng đội, xa ước mơ của cô là đem lại cuộc sống bình yên cho mọi người, như ngày nào cô đã thề và đã hứa rất xúc động rất dũng cảm trước cờ Tổ quốc cờ Đảng thân yêu.

Viết cho em

Viết cho em

Em viết cho em những năm còn vụn vỡ Lúc tình yêu em tìm chẳng thấy đâu Trái tim em găm đầy mảnh dao nhọn Và em ước gì mình chưa từng thương ai

Ngày bố đi

Ngày bố đi

Nó bắt đầu biết giúp mẹ làm việc, cái mảnh sân đầy lá hôm nay đã được bàn tay vụng về nhỏ xíu đó quét gọn, đống chén bát chất đống đó đang dần dần được vơi đi, mấy bộ quần áo hình như mấy ngày chưa giặt cũng đã được nó đem đi sưởi nắng cùng dàn hoa thiên lý. Nó dần hiểu chuyện hơn.

back to top