600 cây số cùng những giọt nước mắt
2020-05-27 01:20
Tác giả:
Mộc Đan
blogradio.vn - Con biết ba mẹ mong con sau khi học xong có một công việc ổn định ở thành phố lớn, nhưng ba mẹ ơi, với con không có gì quan trọng bằng gia đình cả.
***
Ngày con xách vali vào Sài Gòn học đại học, con đã nghĩ mình đã quá quen với việc sống xa nhà, chắc lần này cũng không có gì to tát cả. Nhưng rồi càng gần đến ngày đi, lòng con càng nặng trĩu, nước mắt cứ rơi mỗi đêm nằm nghĩ đến những ngày không còn gần ba mẹ.
Ngày cấp 3, ba cho con xuống tỉnh thi vào trường chuyên. Lúc mới xuống đi ôn chẳng bạn chẳng bè con bắt đầu thấy sợ. Cho đến lúc bước vào phòng thi, nhìn những gương mặt bên cạnh xa lạ đến mức con chỉ ước giá như con chưa từng chọn bước vào một môi trường mới như thế này. Bước ra khỏi trường thi, con nói với ba rằng chắc là con không đậu đâu. Ba bảo không sao, không đậu thì về trên huyện học, tự nhiên con cảm thấy có thể như thế lại tốt. Thế nhưng kết quả không như mong muốn, con là những người được chọn cuối cùng, và thế rồi những ngày tháng đầu tiên sống xa nhà bắt đầu. 60 cây số với một con bé vừa vào lớp 10 thật sự rất xa. Con còn chẳng dám gọi về nhà, sợ mình sẽ khóc, sẽ làm ba mẹ lo lắng hơn. Mỗi buổi chiều thứ 7 lại muốn nhanh nhanh chóng chóng kịp chuyến xe cuối cùng về nhà.
Có những cuối tuần, về nhà còn chẳng đủ 24 tiếng, nhưng vẫn không cầm lòng được mà muốn nhìn thấy ba mẹ thêm một chúc, khẽ ôm mẹ mỗi buổi tối ngủ cùng. Chỉ thế thôi rồi hôm sau lại xách cặp lên chuyến xe quen thuộc tiếp tục cuộc hành trình còn dang dở ngoài kia. Con chẳng dám khóc thật to mỗi lúc mẹ đưa con ra đón xe, mà chỉ lặng lẽ vẫy chào mẹ lên xe rồi rơi nước mắt. Con biết mẹ đã khóc rất nhiều khi con đậu trường chuyên, những lúc con chuẩn bị đi mắt mẹ cũng đỏ, nhưng lại chẳng dám để những giọt nước mắt kia chảy ra.
Cứ như thế, con đi qua thời cấp 3 của mình với kì nghỉ hè ngắn ngủi bên gia đình, rồi tiếp tục bước vào giảng đường đại học. Giờ không còn là 60 nữa mà là 600 cây số, 12 tiếng đi xe, cảm giác ngày đầu xuống tỉnh học không những ập về mà còn mạnh mẽ hơn rất nhiều. Con biết ba mẹ nào cũng muốn con cái có một môi trường học tốt nhất, và trong thời buổi phát triển như thế này, chỉ có đến các thành phố lớn mới có cơ hội tiếp cận với những gì tốt hơn, rồi cũng phải đứt ruột tiễn những đứa con vào nơi phồn hoa phố hội.
Con nhớ ba mẹ, nhớ nhà một, thì nỗi nhớ và lo lắng của ba mẹ dành cho con mười. Lần đầu tiên vào Sài Gòn có ba đi cùng nhưng con vẫn khóc. Khóc khi nhìn thấy mẹ đứng ở bến xe vẫy tay, nhìn theo con mãi chẳng về. Khóc khi nghĩ lần này đi rồi bao lâu nữa mới được về nhà. Khóc khi nhìn cửa kính xe cảnh vật cứ dần trôi về phía sau. Khóc khi chào tạm biệt ba về nhà, chỉ còn lại mình con nơi xa lạ này. Chỉ có 1,2 người bạn quen, còn lại mọi thứ trắng xóa như một trang giấy. Gọi điện về nhà cũng chỉ lặng lẽ ngồi nghe ba mẹ nói, sợ bản thân sẽ nấc lên những tiếng nghẹn ngào để rồi ba mẹ phải lo. Dù cho có trải qua bao nhiêu lần về rồi lại đi, con vẫn luôn giấu giọt nước mắt mình sau cửa kính, luôn mỉm cười thật tươi chào ba mẹ, rồi lặng lẽ rơi nước mắt khi chuyến xe lăn bánh. Rất nhiều người từng hỏi sao con có thể về nhà trong khi chỉ có vài ba ngày cuối tuần được nghỉ, vừa tốn tiền xe, vừa mệt người.
Tất nhiên tiền là một vấn đề quan trọng, nhưng với con, con có thể giảm chi tiêu cả tháng để dành tiền về với ba mẹ, về nhà mọi mệt nhọc đều được rũ bỏ. Nhiều lúc con chẳng thể nào quen được với cuộc sống xô bồ nơi Sài Gòn nhộn nhịp, chỉ muốn thật nhanh được về nhà, nhưng rồi chỉ có thể gặm nhấm nỗi buồn một mình vì những tiết học, những bài thi dồn dập tới giữ chân con lại. Thật sự muốn gọi về cho ba mẹ mà khóc thật to như hồi còn nhỏ mỗi lần khó chịu trong lòng.
Đến nay đã ba năm rồi, con đã đi được phân nửa quãng đường. 600 cây số cùng với những giọt nước mắt chẳng vơi đi, nhưng ba mẹ yên tâm, con đã mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đã có thể gọi điện về nhà nói chuyện cả tiếng mà chẳng còn thấy nghẹn ngào, chẳng còn nhiều thời gian rảnh về nhà nữa, mà chỉ có thể mong ngóng đến tết rồi lại hè để về nhà quanh quẩn bên ba mẹ. Con biết ba mẹ mong con sau khi học xong có một công việc ổn định ở thành phố lớn, nhưng ba mẹ ơi, với con không có gì quan trọng bằng gia đình cả.
Có thể công việc con vất vả hơn một chút, kiếm được ít tiền hơn một chút nhưng chỉ hi vọng được ở gần ba mẹ hơn một chút. Con gái của ba mẹ đã trưởng thành rồi, dù có gục ngã con cũng sẽ mạnh mẽ đứng lên, để những giọt nước mắt của mẹ, của con không vô nghĩa. Cuộc sống của con luôn có ba mẹ là điểm tựa vững chắc nhất, nên hãy tin và tự hào về con ba mẹ nhé. Con yêu ba mẹ rất nhiều!
© Mộc Đan - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Gia đình là nơi mà ai cũng muốn về | Family Radio
Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh