Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tiếng mẹ gọi chiều đông

2016-09-12 01:15

Tác giả:


blogradio.vn - Phải chăng bởi chúng tôi là khúc ruột của mẹ nên ở ngực có cái gì nhoi nhói chẳng lành? Tôi chạy đến nỗi hai đôi chân cứ díu vào nhau, đua nhau đòi bước trước, đường ra con ngòi chi chít những đá và gạch mẩu nằm ngổn ngang trên những dải đất đỏ bị rửa trôi trơ lên những hòn đá bằng ngón cái, ngón trỏ. Tôi vấp ngã, một lần, hai lần… nhưng rồi vẫn đứng lên mà chạy. Lần đầu tiên đôi chân ấy không biết đau cho dù chầy xước và rỉ máu.

***

“Chi, Lệ ơi đun nước cho mẹ chưa?”

Tôi vẫn nhớ như in những chiều mùa đông ấy, tiếng mẹ tôi vọng vào từ đầu ngõ, đôi chân trần lấm màu cát, màu bùn, cả thân hình ướt sũng giữa trời đông. Cái hơi lạnh khô của gió mùa đông bắc ấy ăn sâu vào tiềm thức mỗi chúng tôi, cái lạnh đến cắt da, cắt thịt, cái lạnh mà đạp cái xe cà-tàng bánh thồ nặng trịch răng vẫn đập vào nhau, thế nhưng mẹ tôi vẫn ngụp dưới con ngòi hàng tiếng đồng hồ.

Tôi ghét mùa đông, mùa mà nước rút nhanh, mùa chẳng mưa giông bão lũ để con ngòi cạn nước, để mẹ tôi không thể ngụp người trong giá lạnh.

Tôi ghét mùa đông, ghét cả tiếng gọi ban chiều của mẹ bởi ngày nào không có tiếng gọi ấy là ngày đó có mẹ mâm cơm không lạnh ngắt.

Tôi lớn lên cùng những chiều đông ấy, khi bữa cơm trưa chỉ có hai chị em ngồi chống đũa dưới manh chiếu giữa nhà. Mẹ tôi thường vác cào, vác thau ra ngòi từ cuối buổi sáng, khi trong xóm hun hút khói thổi cơm trưa sau khi ăn vội lưng cơm nguội ban sáng. Lịch trình ấy cứ lặp đi lặp lại cho đến hết mùa nước rút, đều đặn như tiếng kẻng nhà thờ làng bên ngân vào mỗi giờ Hoàng đạo. Trước khi đi không quên dặn chị em tôi chiều tối đun cho mẹ siêu nước để mẹ tắm, nhưng chẳng phải khi nào chúng tôi cũng nhớ. Gót chân của những đứa trẻ chín, mười tuổi đầu nhiều ham chơi nên quên cả lối về, cho tới khi có tiếng gọi vang lên từ phía đầu ngõ hay cổng nhà mới chợt giật mình thảng thốt, hệt như tiếng chuông gió lanh lảnh vang lên giữa một khoảng trời im gió.

Năm tôi lên mười một, mùa hè năm ấy nắng gắt mà hiếm mưa, lúa mất mùa, cả cánh đồng thấp thoáng bóng lúa bị cờ trắng tựa ngọn lau, ôm đon lúa nhẹ tâng đầy hụt hẫng, đến cả rơm cũng chẳng được đống to như mọi năm. Mỗi lần tôi đun bếp, mẹ hay quay ra răn đe:

“Đốt vừa thôi không mấy bận nữa đút đầu vào bếp mà nấu cơm con ạ!”

Tiếng mẹ gọi chiều đông

Tôi nghe cũng như không, vâng vâng, dạ dạ xong rơm lại tống đầy cửa bếp và cho lửa cháy thật to để cơm nhanh chín, nước nhanh sôi. Mùa đông ấy, chúng tôi ít phải nhặt hến hơn cho dù chiều nào mẹ cũng trở về với thân hình ướt sũng. Hai đứa tôi cho rằng người ta đã mua ngay trên bờ cho nên mẹ không phải mang về nhà cho chúng tôi nhặt nữa, cái Lệ có vẻ vui rõ rệt vì ý nghĩ đó. Chúng tôi vẫn không hay biết, tay mẹ đầy rẫy những vết xước, ngay cả vai, cả chân cũng có vết gai cào, cho tới khi bà Năm cất tiếng sang sảng ở cổng nhà tôi:

“Cái Chi, cái Lệ đâu rồi, lấy cho mẹ mày cái áo mí cái quần nhanh lên”.

Linh cảm cho tôi hay có điều gì đó chẳng lành, tôi hớt hải đưa cho bà Năm bộ quần áo rồi đôi chân cứ thế chạy theo…. Cái Lệ chạy không kịp tôi, nức nở khóc. Tôi cũng khóc, khóc cho dù chả biết tại sao. Phải chăng bởi chúng tôi là khúc ruột của mẹ nên ở ngực có cái gì nhoi nhói chẳng lành? Tôi chạy đến nỗi hai đôi chân cứ díu vào nhau, đua nhau đòi bước trước, đường ra con ngòi chi chít những đá và gạch mẩu nằm ngổn ngang trên những dải đất đỏ bị rửa trôi trơ lên những hòn đá bằng ngón cái, ngón trỏ. Tôi vấp ngã, một lần, hai lần… nhưng rồi vẫn đứng lên mà chạy. Lần đầu tiên đôi chân ấy không biết đau cho dù chầy xước và rỉ máu. Cái Lệ không kịp bước tôi, nó ngồi bệt xuống đường nức nở, hai gót chân cứ di di xuống đất. Tất cả trong chúng tôi bấy giờ là một nỗi sợ cho dù là vô hình, cho dù chỉ là linh cảm của hai đứa trẻ…

Mẹ tôi môi nhợt nhạt, cả thân hình lạnh ngắt với những hơi thở thoi thóp. Dường như bấy nhiêu đó là cả một sự gồng mình gắng gượng. Bà Năm đút cho mẹ tôi muỗng chén nước gừng, các bác, các cô đốt lửa bằng những cành xí hổ mà ai đó là chặt gọn và phơi khô bằng cái nắng hanh đầu đông…. Cái quang cảnh ấy làm một đứa trẻ mười một tuổi đầu như tôi hoảng sợ, tôi gào khóc và ra sức lay mẹ, trong trí tôi lúc ấy mập mờ những mảnh ghép năm tôi năm tuổi, khi ngoại tôi mất vì cảm lạnh. Cái đầu với hai bím tóc đã rối cứ lắc nguầy nguậy và ra sức lay mẹ tỉnh dậy. Cái Lệ chẳng biết đứng sau lưng tôi tự khi nào, tay phải nó túm chặt lấy vai áo tôi, trán toát mồ hôi. Nó ngây thơ hỏi trong tiếng thở gấp:

“Mẹ buồn ngủ quá nên ngủ quên cả ngoài ngòi hả chị?”

Đôi mắt tèm nhem nước của nó nhìn tôi, tôi càng nức nở. Có một cái gì đó đè chặt trên ngực tôi, tôi ngả đầu lên nồng ngực mẹ - ở đó vẫn còn hơi ấm….

Tiếng mẹ gọi chiều đông

Mẹ tôi nằm viện được năm ngày thì khỏe hơn đôi chút, cho dù ngày vẫn phải tiếp hai chai nước, ăn vẫn phải đút từng thìa cháo nhỏ nhưng mẹ đòi xuất viện với lí do: mùi bệnh viện khó chịu. Những ngày mẹ vắng nhà cái Lệ đột nhiên ngoan lạ thường, chiều nào nó cũng đun một siêu nước thật to, có hôm sợ nước nguội nó ngồi đun mãi, đun đến nỗi nước gần đến đáy siêu. Nghe bà Năm nói với mấy bác hàng xóm rằng mẹ tôi đi chặt những cây trinh nữ ở ven ngòi để phơi khô rồi làm củi đun, sáng thì chặt trên bờ, chiều thì lội xuống ven ngòi. Bà còn nói:

“Thôi thì nó cứ mò hến bắt chai có khi còn không cảm lạnh, chứ lội chặt củi nước ngang người rét gấp vạn lần ngụp sâu, có ngày chết oan, nó chết thì khổ mấy mống con…”.

Cứ thế khóe mắt tôi lại cay, cắn môi thật chặt để không òa lên nức nở…

Những ngày sau đó, tôi mang cái vỏ bao đạm của mẹ ra những bờ tre quét lá, cái Lệ cũng đòi vác chổi theo sau. Ngày mẹ về nhà chúng tôi đã chất trật bếp lá tre khô chỉ còn vẻn vẹn một khoảng trống nhỏ để ngồi đun bếp. Mẹ tôi cau mày yếu ớt:

“Các cô để thế kia có ngày đốt bếp của tôi cũng nên….”

Đông năm nay tôi ở trên Hà Nội, đi bộ vỉa hè đường Giải Phóng mùi cháo chai nức lên tận sống mũi, cứ thế là nước mắt lại trực trào nơi khóe mắt. Chuông điện thoại reo, tôi nghe tiếng mẹ tôi thì thầm ấm áp:

“Hà Nội lạnh lắm phải không con, nhớ đừng quên bật nóng lạnh mà tắm nước lã…”

“Vâng mẹ! Nhưng Hà Nội vẫn ấm lắm mẹ ạ, ấm hơn trăm ngàn lần cái rét của con ngòi quê mình mẹ ơi!”

© Bướng – blogradio.vn

Có thể bạn quan tâm: Về nhà thôi hạnh phúc đây rồi



Phản hồi của độc giả

Xem thêm

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

back to top