Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nhà mình đã không còn chiếc Ăng-ten trời cũ kỹ

2017-09-05 01:17

Tác giả:


blogradio.vn - Ngày xưa, thời vẫn chưa có tivi màn hình phẳng, nhà nào phải khá giả lắm mới có được cái tivi bắt sóng bằng ăng-ten trời. Nhà tôi không giàu nhưng bố tôi nghiện bóng đá, nhiều năm tích góp cũng mua được một cái tivi 21 inch đặt ở phòng khách nhà dưới. Cái ang-ten trời đặt vắt vẻo trên sân thượng, cạnh mái ngói màu đỏ sẫm phủ một lớp rêu xanh. Hồi nhỏ, lúc tivi bắt sóng yếu, phải chạy lên sân thượng xoay ăng-ten.

***

 Nhà mình đã không còn chiếc Ăng-ten trời cũ kỹ

Nếu bỗng nhiên chú mèo máy Doraemon xuất hiện và cho tôi một món bảo bối thần kỳ, chắc chắn tôi sẽ chọn cánh cửa thời gian, mang tôi về lại đúng khoảnh khắc ấy, về lại giây phút chưa có những vết nứt tình cảm, về lại giờ khắc bố con tôi vẫn vui vẻ cười nói với nhau. Và có lẽ, khoảnh khắc ấy giờ chỉ còn lại trong mùa nhớ, trong hồi ức của một đứa con xa nhà.

Ngày xưa, thời vẫn chưa có tivi màn hình phẳng, nhà nào phải khá giả lắm mới có được cái tivi bắt sóng bằng ăng-ten trời. Nhà tôi không giàu nhưng bố tôi nghiện bóng đá, nhiều năm tích góp cũng mua được một cái tivi 21 inch đặt ở phòng khách nhà dưới. Cái ang-ten trời đặt vắt vẻo trên sân thượng, cạnh mái ngói màu đỏ sẫm phủ một lớp rêu xanh. Hồi nhỏ, lúc tivi bắt sóng yếu, phải chạy lên sân thượng xoay ăng-ten.

Bố hỏi: "Được chưa?"

Con: "Quay sang tí nữa chứ còn nhiễu sóng lắm!"

Bây giờ, hết được vậy rồi, bố nhỉ?

Nhớ mùa World Cup năm ấy, để tránh chuyện cánh đàn ông nhậu nhẹt bóng đá gây rối làng rối xóm, cha xứ xóm đạo tôi đặc cách mở màn hình máy chiếu cho xem bóng đá ngay tại sảnh trường giáo lý xứ. Lại còn phục vụ đồ ăn, nước uống nữa. Thế là 2h sáng, cả xóm rủ nhau tụ tập lên nhà thờ xem World Cup hết, chị lớn chị bé trong nhà tôi cũng không ngoại lệ. Chỉ còn mình tôi với bố một mình ở nhà xem World Cup với cái TiVi 21 inch bé nhỏ, thi thoảng lại xẹt xẹt vài cái, màn hình nhiễu sóng mờ mờ ảo ảo. Có khi chẳng còn trông thấy người lẫn bóng. Nếu không có chú bình luận viên chắc hai bố con tôi còn nhầm lẫn đủ thứ, rằng cầu thủ đang giữ bóng là thành viên đội tôi cổ vũ hay là đội của bố, hay cái chú đang la hét kia là cầu thủ hay trọng tài. Những lúc như thế, bố tôi lại leo lên sân thượng, xoay xoay chỉnh chỉnh cái ăng-ten trời, thỉnh thoảng lại nói vọng xuống: “Được chưa?”. Tôi ngồi chực trước cái tivi, vì lí do đang đến đoạn gay cấn, thời khắc “ông chú” tôi yêu thích đang giành bóng trên sân cỏ nên nghe tiếng của bố, lại ậm ờ nói vọng lên: “Dạ! Chưa được ạ!”. Cầu thủ đá quá hay, khiến con nhỏ chỉ biết dán mắt vào màn hình theo dõi, mặc kệ ông bố đang loay hoay trên sân thượng. Đoạn hội thoại đó cứ lặp đi lặp lại cho tới khi bố tôi sốt ruột quá. Lại nghe tiếng hò hét từ nhà thờ vọng lại, nên lật đật chạy xuống xem tiếp.

 Nhà mình đã không còn chiếc Ăng-ten trời cũ kỹ

Thấy màn hình đã trong hơn một chút, sợ bố giận tôi mới lên tiếng: “A! đỡ hơn rồi ạ!”

Bố chỉ kịp chép miệng: “Chậc!” một cái vì đội bóng bố cổ vũ chuẩn bị giành quả đá phạt trên sân cỏ. Thế là hai bố con lại tiếp tục xem hết trận đấu, dù cái tivi lâu lâu lại giở chứng nháy nháy, xoẹt xoẹt trêu tức vài cái.

Suốt 64 trận thi đấu World Cup bố tôi vẫn là người leo lên sân thượng xoay cái ăng-ten trời giữa màn đêm đen như mực, còn tôi vẫn ngồi chực trước cái tivi thần thánh, vẫn cái tật mải xem mà bỏ quên ông bố trên sân thượng.

Xa rồi mùa World Cup năm ấy, nhà mình đã không còn xài cái tivi cũ kĩ đó. Chị cả đã mua cho bố cái tivi màn hình phẳng rộng lớn. Bố tôi đã già và tôi đã lớn. Bố tôi không còn phải leo lên sân thượng xoay cái ăng-ten trời cũ kỹ, tôi cũng không còn phải ngồi chực trước tivi lặp lại cái đoạn hội thoại “Được chưa?”, “Chưa được” nữa.

Con gái của bố đã rời nhà vào Sài Thành - một nơi xa lắc xa lơ để theo đuổi ước mơ mặc dù cả nhà ngăn cản.

Thế nhưng bố à! Chỉ cần ai đó nhắc tới Euro hay World Cup, thậm chí chỉ là thoảng nghe được tiếng hò hét cổ vũ, con gái của bố lại nhớ về khoảnh khắc ấy, nhớ về bố, nhớ về nhà, nhớ về cái tivi cũ kỹ, nhớ về cái ăng-ten trời năm đó, nhớ về cả những yêu thương vụn vặt,…

From: Con gái hư của bố

© Tóc Rối – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

back to top