Ký ức đẫm vị nước mắt
2017-07-06 01:05
Tác giả:
Tôi không nghĩ giữa Hà Nội rộng lớn như thế này tôi lại gặp được chị Hạnh một cách tình cờ đến thế, tôi bị cuốn hút vào câu chuyện về dòng chảy cuộc đời là chị, và tôi thường trêu chị rằng: “Chị Hạnh, chị rõ ràng là người bất Hạnh nhất trên thế gian này rồi”. Những lúc ấy chị lại cười, nhấp nháp ly rượu trước mặt rồi thả hồn vào màn đêm không điểm dừng trên cao. Tôi xin được phép kể về một câu chuyện rất ngắn, rất nhỏ so với những gì chị đã trải qua...
Hà Nội vào đông lạnh lắm, từng cơn gió đột ngột luồn vào sống lưng lạnh buốt, tê tái tới tận từng thớ thịt. Thời tiết dẫu có khắc nghiệt như vậy cũng không thể ngăn nổi dòng người vẫn hối hả ngoài kia vẫn hào hứng lướt xe nhanh trên con phố đêm đầu mùa. Hạnh rảo đều từng bước chân trên vỉa hè, phóng ánh mắt về phía bầu trời xa xăm, mù mịt, chẳng lấy nổi một ánh sao. Bất giác, Hạnh đổ dồn ánh mắt về một gia đình nọ, bố đi ngoài cùng, mẹ ở phía bên kia và một bé con đang lon ton ở giữa, một hình ảnh gia đình kiểu mẫu.
“Hôm nay Cún được 9 điểm bài tập làm văn.” - Bé con hí hửng khoe bố mẹ nhưng vẫn thấp thoáng nét mặt không hài lòng. “Nhưng mà cái Như lớp trưởng được tận 10 điểm cơ, nên được cô giáo mời lên đọc diễn cảm trước lớp” .
“Cún nhà ta được 9 điểm là giỏi quá rồi. Lát về bố mẹ mua ô mai để thưởng Cún nhé, chịu không nè?”
Ở một góc nhìn nào đó, Hạnh thấy hình ảnh của mình trong đó. Chị có năng khiếu làm văn từ nhỏ, hồi cấp I, bạn bè ai cũng sắm một quyển sổ để chép nhạc chứ riêng mình chỉ, chị sắm hẳn một tập vở dày để làm thơ. Những bài thơ ngây ngô nhưng vô cùng chân thật dẫu nó chẳng tuân theo một quy luật vần điệu gì cả. Hồi cấp II, có lần cô giáo ra đề tập làm văn như thế này: “Điều đáng nhớ nhất về tuổi thơ?”. Bài đó Hạnh được 9 điểm, cao nhất lớp, cũng được cô giáo mời lên đọc trước lớp. Tôi còn nhớ câu đầu tiên của bài văn như thế này: “Điều đáng nhớ nhất về tuổi thơ là tiếng xe của bố, tiếng xe ấy từ lúc em còn nhỏ cho đến bây giờ vẫn là thứ âm thanh mà em không thể nào quên.”
Lúc đó, cả lớp cười, chỉ mình Hạnh lặng yên một hồi lâu rồi hít một hơi thật sâu trước khi chuẩn bị đọc tiếp phần còn lại. Sẽ là nói dối nếu tôi nói rằng khi Hạnh vừa dứt lời, cả lớp không một ai đỏ hoe cả mắt. Tôi xin phép Hạnh được trích bài tập làm văn của chị dưới đây.
"Điều đáng nhớ nhất về tuổi thơ là tiếng xe của bố, tiếng xe ấy từ lúc em còn nhỏ cho đến bây giờ vẫn là thứ âm thanh mà em không thể nào quên. Cứ mỗi lần tiếng xe của bố vừa đến đầu ngõ, không khí trong nhà em bỗng dưng thay đổi hẳn. Có hôm trời sập tối, ba mẹ con em đang vừa coi phim vừa ngồi cười rất là vui vẻ nhưng khi nghe tiếng xe bố về, cái Tân lại hốt hoảng chạy đến núp sau lưng mẹ, em và cái Thảo thì phải chạy ngay vào bàn học. Lúc nào bố cũng rú ga thật mạnh vài lần rồi mới tắt hẳn trước khi vào nhà. Và sau đó, bố sẽ chào cả nhà với một câu nói quen thuộc: “Về nhà nhìn thấy cái mặt chúng mày là chỉ muốn chết quách đi cho xong”.
Và theo lời chị kể, cứ đều đặn như vậy mỗi đêm, ngày này qua tháng nọ, bố chị lại về nhà lúc chập tối với hơi men ngà và nồng nặc mùi bia. Ông đánh mẹ chị vô cớ hoặc với những lý do chẳng đâu vào đâu. Chẳng hạn như lúc mẹ chị dọn cơm ra trước mặt ông, mặt mày cứ chúi húi xuống đất là y rằng sẽ bị ăn ngay một bợp tai chỉ vì: “Mày khinh tao à? Vợ kiểu gì trước mắt chồng con lúc nào cũng ũ rũ”, chị và mấy đứa em chỉ biết ăn cơm chan nước mắt, chẳng một ai dám lên tiếng cho đến khi toàn bộ mâm cơm bị ông ném xuống sàn.
Bấy giờ, chị Hạnh chỉ mới là một cô bé tiểu học nhưng là con cả trong nhà, hơn ai hết, chị phải nhận thức được rằng mình cần phải mạnh mẽ cùng với mẹ và các em. Nhưng những lúc như thế, chị chỉ biết ôm các em chui ru rú trong góc phòng mà khóc, khóc trong tiếng đổ vỡ của đồ đạc và tiếng la hét của mẹ ngoài kia. Bà nội chẳng dám ra can ngăn vì bà toàn ngất xỉu và lên cơn tim vào những lúc trước, hàng xóm chỉ biết đứng ngoài nhìn vào chỉ trỏ.
Tôi hỏi chị: “Làm sao chị có thể sống được những tháng ngày dài cùng cực như thế?”.
Chị chỉ cười, rồi chị lại khóc, khóc chẳng ra nước mắt vì có lẽ chị đã khóc quá nhiều trong quá khứ. Tôi cứ thế nhìn chị thật lâu, mặc cho chị thỏa sức lạc về dòng ký ức: “Có những ngày chị chẳng muốn về nhà, đi học về là cứ rong ruổi trên phố, chị sợ về nhà lại gặp nụ cười gượng gạo của mẹ. Có lần, mẹ cho tiền ba chị em đi ăn chè đầu ngõ, đến khi bố về chẳng thấy bọn chị đâu lại lôi mẹ chị ra đánh.”
Lắm lúc chẳng muốn ra khỏi nhà, mỗi lần bước ra khỏi cổng là bắt gặp bao nhiêu ánh mắt đổ vào, ánh mắt thương hại có, đồng cảm có mà khinh khi cũng không ít.
Tôi nghẹn lòng theo từng câu nói của chị, có lẽ tôi đã có thể lý giải một phần nào đó sự nghi vấn của mình.Tôi thử hỏi, có phải là quá khắt khe và nghiệt ngã khi chị và những đứa em của chị phải sống trong một tuổi thơ như vậy? Sống trong một môi trường như thế, nơi mà bạo lực gia đình xảy ra như một thói quen hằng ngày, còn người ta quên đi mất giá trị của tình thân và phải học cách thích nghi, mạnh mẽ và chống chọi cùng nó để vượt qua. Có lẽ đối với chị Hạnh, một người con gái gầy gò và nhỏ nhắn là thế nhưng dường như sự trưởng thành và cứng rắn hằn rõ trên gương mặt của chị. Nhìn chị, tôi có thể dễ dàng đoán rằng chị là một con người nặng trĩu suy tư và ít nhiều đã chai mòn đi cảm xúc.
Đó chỉ là một giai đoạn ngắn của tuổi thơ trong cuộc đời đầy sóng gió của chị. Người con gái ấy đã học cách mạnh mẽ từng ngày, từng giờ và mãi mê lạc trong con đường đi tìm một mái ấm trọn vẹn. Có những ngày chẳng biết đi về đâu, không thể quay lại phía sau vì đó là nhà, chẳng thể bước tiếp vì đó là một cuộc sống với rất nhiều cám dỗ, trái phải cũng chẳng có ai là người thân, chỉ biết ngoảnh mặt lên trời và tự hỏi: “Đôi khi nhà còn có phải là nơi để ta trở về?”
© Tác giả ẩn danh – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu