Ký ức cũ
2017-06-15 01:12
Tác giả:
Ngôi nhà cũ của bà ngoại tôi quay mặt hướng ra cánh đồng. Phía trước là một rặng liễu chạy dọc theo con mương thủy lợi, tiếp đó là núi Gòi và xa hơn nữa là dãy núi đá vôi sừng sững nằm bên kia Thủy Nguyên - Hải Phòng, được ngăn cách bởi con sông Phi Liệt, một nhánh nhỏ của sông Kinh Thầy. Những ngày hè tháng Sáu, nắng gắt đến mấy thì nhà bà tôi vẫn mát rượi vì gió từ cánh đồng thổi vào. Sau đầu hồi ngôi nhà ngói ba gian của bà tôi có trồng cây lá ngót. Gọi là lá ngót vì khi nấu nó ngót đi rất nhiều, ăn vào rất mát. Cây này thông thường sau vài năm thì sẽ cao tầm vai người nhưng lá sẽ già và cứng. Còn như mẹ tôi vẫn trồng và hay cắt tỉa thì nó chỉ cao như giậu mồng tơi và lá rất xanh.
Nông thôn đầu những năm 90 thế kỉ trước, thịt lợn là món ăn sang mà chỉ giỗ tết hay có khách thì ở quê người ta mới dám mua để ăn. Ngày đó nuôi lợn phải sáu tháng hay một năm mới mổ thịt và con nào con đó cũng đều trên một tạ. Ngày bé, tôi thường xuyên ở với bà ngoại. Mỗi lần thịt lợn là tôi phải vào ở từ đêm hôm trước để xí cái đuôi và quả bóng lợn để nghịch. Mỗi lần thịt lợn, bà tôi thường giữ lại rất nhiều mỡ, thậm chí để dành ăn mấy tháng. Đủ các loại mỡ từ mỡ lá, mỡ mông đến mỡ gáy hay mỡ bạc nhạc. Bà tôi cho tất vào chảo to để rán lấy mỡ, còn tóp mỡ thì cất vào cái liễn sành to để dành ăn dần. Bữa cơm thường ngày của bà tôi chỉ độc có rau muống luộc, mắm cáy, lâu lâu mới có miếng đậu phụ hay mấy con cá khô rán mặn đắng lại. Phần mỡ và tóp bà tôi thường để dành để rang cơm ăn buổi sáng cho dễ ăn. Có những hôm hết, bà vẫn phải dùng nước lã để rang.

Những ngày tháng sáu oi ả, thi thoảng vì tôi khảnh ăn nên bà tôi vẫn thường lấy tóp mỡ để dành ra nấu với lá ngót. Lúc đó tôi sẽ được một bát canh thật ngọt. Sau này khá hơn chút nữa, thì bà tôi vẫn giữ cái thói quen tích tóp mỡ để nấu với tép rang hay kho với những con cá rô, các diếc cho béo.
Còn nhà cũ của tôi, ngôi nhà mà tôi sinh ra lại là ngôi nhà ngói hai gian. Phía trước là cây dừa và ao nước. Ở quê, người ta thường trồng dừa ở cạnh cầu ao, vừa lấy bóng mát vừa lấy quả. Trồng ở rìa cầu ao thì không tốn đất mà quả lại to, ngọt. Cái ao này cứ mùa mưa rào là cá rô và lươn rạch lên rất nhiều, tha hồ đuổi bắt. Ông anh con bác ruột tôi ngày bé rất nghịch, mới chỉ bẩy hay tám tuổi mà bơi giỏi lắm. Suốt ngày thấy ông bơi dưới ao, giả làm bà còng chết trôi.
Thủa ấy, những ngày đầu hè, tôi hay có thói quen dậy sớm, ngồi ở hiên trông lên đàn cò trắng bay thành hình chữ V trên bầu trời hoặc nhìn lên cây dừa mà ngắm những con chim đang hót hoặc nghe đài phát thanh. Lâu lâu, không hiểu sao mẹ tôi vẫn lấy đâu ra miếng ổi đào cho tôi vào mỗi sáng sớm. Những lúc đó tôi hỏi thì mẹ tôi bảo nhặt ở gốc dừa, do đàn dơi tha về. Chẳng biết có thật không, nhưng từ đó sáng nào tôi cũng dậy sớm để chạy ra gốc dừa mà chẳng thấy quả ổi nào, chỉ thấy hoa dừa rụng trắng cả gốc. Phía bên phải ngôi nhà, bố tôi có trồng hai cây xoan đào. Vừa lấy bóng mát, vừa làm gỗ giường hay xà nhà vì gỗ xoan đắng, ít mối mọt.
Ở quê, thường nhà nào cũng có một cái giếng để giặt giũ, tắm rửa. Bể chỉ để hứng nước mưa dùng cho việc nấu ăn. Mọi thứ tắm giặt đều dùng đến nước giếng. Nhà tôi ngày đó cũng có một chiếc giếng, về mùa mưa nước khá trong. Tôi có ông anh họ tên là Khoa, ông nội anh Khoa là anh ruột ông nội tôi. Anh Khoa hơn tôi hơn chục tuổi, tôi chẳng rõ cụ thể là bao nhiêu, chỉ biết năm tôi mới bốn hay năm tuổi thì anh Khoa đã đi làm rồi và cứ chiều hay những hôm không có việc lại sang nhà tôi chơi. Anh rất hay trêu tôi, vì mỗi lần trêu tôi thì tôi vẫn hay trêu ngươi lại và làm trò rất hóm, miệng nhăn nhở cười khoe cái bộ răng sún trông rất buồn cười. Ngày đó tôi hay trêu anh bằng cách gọi trại tên anh và tên bố anh. Những lúc bị anh bắt được, anh thường dọa tôi bằng cách bế dốc ngược người dọa bỏ xuống giếng, chỉ cần tôi cười ngoác miệng khoe hàm rang sún và bảo chừa rồi là anh lại tha…
Sau cạnh nhà tôi là nhà bác họ hàng xa, chẳng rõ là xa như thế nào. Đại loại là tôi vẫn gọi bằng bác. Nhà bác có bốn anh con trai, có người hơn cả tuổi bố tôi, có người bằng, còn lại là kém. Ngày đó, tôi là thằng rất lém, hóm, nghịch như quỷ sứ và rất nỏ mồm nên mấy ông anh này rất quý. Vì đang tuổi thanh niên nên các ông ý rất hay đi tán gái. Mà ngày xưa, thanh niên muốn đi tán gái thì đầu tóc phải thơm, quần áo phải gọn, đi xe Mipha hay xe xích hộp. Mấy ông anh này cũng không ngoại lệ. Mỗi lần trước khi đi tán gái là các ông ấy hay lôi xà bông Camay hoặc dầu gội Mỹ Hảo ra gội. Bánh xà bông có in hình cô gái và chữ Camay ngày đó rất sang và đắt. Phải để dành tiền mới mua được. Vì nó là tiêu chuẩn xà bông thơm. Chứ như bác tôi, dì tôi làm công nhân chỉ có tiêu chuẩn hộp xà phòng ướt, giặt rất tốn… Mỗi lần các ông ý sang tắm nhờ ở cái giếng nước nhà tôi là hay rủ thằng oắt con năm tuổi như tôi ra tắm xà phòng Camay cho thơm. Có những hôm đang ăn cơm, mặc dù tắm rửa rồi tôi cũng cố và cho xong bát cơm rồi chạy ra bảo ông ý tắm cho, kẻo ông lại về mất thì tiếc không được tắm xà phòng.

Những ngày hè tháng sáu, sau khi gặt xong thì vào mùa nước lên. Bố tôi và chú em họ vẫn hay đi rủ nhau đi mò tôm ở cửa cống cuốn. Những con tôm đồng ở đó rất to, mẩy, vỏ mỏng, rang với lá chanh ăn rất thơm. Những ngày đó, tôi thường ngồi trên cái ghế con tự xúc cơm ăn với tôm rang, muối lạc, nước canh rau muống và ngắm trăng lên sớm. Tôi vẫn nhớ câu ca dao mẹ hay đọc:
“Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên…”
Trong lúc tôi ngồi ăn cơm còn mẹ tôi thì làm gạo. Phần lớn những câu ca dao mà tôi thuộc đều do mẹ thôi hay đọc những lúc tôi vừa ăn, mẹ vừa làm hay những đêm hè sáng trăng.
Sau này nhà tôi chuyển ra nhà mới, bố mẹ tôi bán lại nhà cũ cho bác tôi, cái ao cũng được bác tôi lấp đi sau đó để làm nhà, cây dừa cũng bị chặt đi. Cái giếng cũ thì cũng bị lấp đi mấy năm sau. Chỉ có mấy ông anh nhà bên thì vẫn giữ thói quen tắm xà bông Camay với nước giếng và đến giờ vẫn chưa ai chịu lấy vợ. Những con tôm đồng mùa nước lên cũng chẳng còn, chỉ còn tóp mỡ lá ngót là thứ mà tôi có thể tìm lại nó vào một ngày không xa.
© Cá Kho – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý
Người sinh những tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn và có sự nghiệp thành công.

Ước mơ của mẹ
Mặc dù, tôi chỉ là đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng muốn được yêu thương và ba mẹ quan tâm như vậy, nhưng rồi tôi hiểu được mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Dẫu sao, anh em tôi vẫn còn có mẹ dù cuộc sống có khổ cực nhưng chưa bao giờ anh em tôi phải nhịn đói ngày nào.

Món ăn của mẹ
Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày
Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)
Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.

Món canh nhót dân dã mẹ nấu
Hồi ức đẹp đẽ về những mùa nhót tuổi thơ ùa về. Tôi với chị dằng dai, rủ rỉ... Bồn chồn nhớ quê…. Rồi tôi bỗng thèm được ăn món canh nhót dân dã mẹ nấu năm nào!