Người mang ánh sáng
2023-06-24 02:10
Tác giả: Cúc Tịch
blogradio.vn - Cô sẽ đem bài học đầu đời cũng như bài học lớn nhất mà cô học được đến với những người cần nó, giống thầy vậy, cô sẽ giống thầy sẽ là một người heo đuổi ánh sáng, mang sự rực rỡ đến những nơi tối tăm nhất trên thế giới này.
***
Cô bước đi trên đường, ánh mắt thất thần, gương mặt buồn bã, từ cánh tay phải những vết trầy xước ban nãy còn có vẻ nhẹ nhàng bây giờ đã rướm máu.
Cô ngồi xuống hàng ghế đá dưới vỉa hè, nhìn lên bầu trời hít thở thật sâu cảm nhận màn đêm đang chiếm lấy không gian. bầu trời hôm nay thật đẹp, những ngôi sao sáng lấp lánh tô điểm cho vầng trăng tròn trĩnh đang tỏa ra thứ ánh sáng dịu dàng xoa dịu tâm hồn mỗi ai ngắm nhìn nó, nhưng đối với cô ánh trăng này chất chứa nhiều nỗi buồn.
mỗi khi cảm giác cô đơn, buồn bã, cô đều nhìn lên trời và mong có điều gì đó kì diệu sẽ xảy ra khiến cô thoát khỏi mớ hỗn độn của cuộc sống, nhưng có lẽ nó sẽ không bao giờ xảy ra đâu, nhất là đối với một người như cô.
Cúi đầu, khẽ cười nhạt nhẽo, cô mở chiếc balo nhỏ, lấy chai nước suối uống một hơi đến quá nửa, rồi cô lấy ra một hộp sơ cứu y tế, chiếc hộp xếp ngăn nắp và gọn gàng như một thói quen mỗi ngày cô luôn mang nó theo bên mình vì biết mình sẽ luôn cần nó. Cô nhăn mặt, cảm nhận sự đau xót từ những giọt thuốc sát trùng.
Tiếng chuông điện thoại vang lên phá vỡ sự tập trung, cô nhấc máy, giọng thều thào.
- Con nghe đây mẹ.
Đầu dây bên kia vang lên giọng nói có phần vội vã.
- Sắp về chưa con.
Cô uống cho hết chai nước quẳng nó vào thùng rác rồi ra về.
Về đến nhà cô thay vội chiếc áo thun dài tay, dù trời rất nóng khiến cô cảm thấy khó chịu, nhưng nó là cách duy nhất để cô che đi những vết thương nên cũng dần quen với điều đó.
Từng chén hủ tiếu nóng hổi truyền từ tay mẹ đến tay cô cứ lần lượt như mỗi tối biến mất dần, cho đến khi đã thật khuya, không còn người khách nào nữa, nồi nước canh cũng đã cạn, cô giúp mẹ thu dọn sạp rồi đẩy xe về.
Tắm rửa xong cô nằm thườn người trên giường, lại một ngày trôi qua, ngày hôm nay của cô, không có gì đặc biệt, hôm nay cô không ăn tối, cũng là thói quen rồi, từ ngày mẹ chuyển từ bán bánh mì sang hủ tiếu hai mẹ con hiếm khi có bữa ăn tối cùng nhau, vừa xế chiều mẹ đã đẩy xe ra bán, cô đi học về cũng vội ra phụ mẹ, lắm hôm còn quên cả ăn tối, nhưng xem ra mẹ cô lại yêu thích công việc hơn vì thu nhập cũng rất ổn định, cũng khiến bà yên tâm phần nào mà mỗi ngày đều vui vẻ trong chiếc sạp nhỏ ở đầu đường.
Tiếng cửa phòng mở ra, mẹ cô bước vào, trên tay bà là tô hủ tiếu còn nghi ngút khói, bà cất giọng nhẹ nhàng.
- Dạo này còn hay bỏ bữa tối nhỉ, ăn đi lấy sức còn ráng mà học.
Cô bật dậy, vớ sợi thun buộc mái tóc dài đang xõa xuống.
- Muộn vậy rồi sao mẹ còn chưa ngủ đi, con đói thì tự biết tìm đồ ăn mà.
Mẹ cô chỉ cười rồi đưa chén hủ tiếu thơm lừng ra trước mặt như ngỏ ý muốn cô ăn.
Cô mỉm cười đón lấy rồi ngồi ăn một cách ngon lành.
Mẹ cô im lặng hồi lâu rồi lấy trong túi ra một số tiền đưa cho cô.
- Cầm lấy.
Cô bất ngờ, dừng ăn.
- Sao mẹ đưa cho con nhiều tiền thế.
- Cầm mà đi mua bộ đồ mới đi liên hoan với lớp, hôm trước họp phụ huynh mẹ có đóng tiền rồi, đi cùng lớp cho vui.
Cô bất ngờ, trong lòng có chút gì đó nghèn nghẹn, mẹ đóng tiền liên hoan ư, số tiền đó so với công việc của bà thật sự khá lớn, cô cất giọng bình thản.
- Con có bao giờ tham gia mấy cái đó đâu ạ, mẹ đóng làm gì cho phí tiền.
Mẹ cô nhét tiền vào túi quần cô rồi nói nhỏ.
- Mẹ biết con sợ tốn tiền, nhưng mà không sao, mẹ lo được mà.
Cô nhìn vào đôi mắt mẹ, đôi mắt đã bắt đầu lộ rõ những vết chân chim khi bà nở nụ cười hiền hậu.
- Con chỉ sợ mẹ mệt thôi. Con cảm ơn mẹ.
Buổi liên hoan cuối năm của lớp cô tổ chức tại một nhà hàng lớn, cô bước đến, những ánh đèn lung linh, tiếng nhạc sôi động, bầu không khí vô cùng nhộn nhịp.
Cô chủ nhiệm có hỏi về sự vắng mặt phụ huynh của cô. Cô chỉ ậm ừ cho qua vì giờ này mẹ cô còn đang tất bật bán hàng làm sao có thể tham dự với cô được, ba mẹ những bạn học của cô nồng nhiệt tiếp đón thầy cô.
Đám bạn hay bắt nạt cô xuất hiện với trang phục sang trọng, từng đứa một nở nụ cười chế giễu và khinh bỉ, cô còn nghe rõ lời nói phát ra như cố tình cho cô nghe thấy.
- Sao có thể mặc bộ đồ quê mùa vậy, nó có bị khùng không?
- Đúng là mất mặt cả lớp
- Ai mua cho nó vậy?
- Chắc là mẹ nó.
- Ái chà gu thẩm mĩ cũng gớm lắm.
Cả đám phá lên cười, cô đúng dậy, gương mặt lộ rõ vẻ khó chịu, cô cất giọng nghiêm túc:
- Nói tôi sao cũng được, đừng đụng đến mẹ tôi.
Nói rồi một ly rượu vang hất thẳng vào mặt cô, màu đỏ lan vào bộ đầm trắng trên người, cô giật mình đưa tay nhìn lại, cô xót xa vì đó là số tiền mẹ vất vả mới kiếm được.
Cô bỏ đi trong sự hả hê của đám bạn. Cô không phản kháng lại vì cô biết cũng chẳng giúp ích được gì, có khi chỉ khiến mọi thứ thêm tồi tệ hơn.
Ba mất sớm, một mình mẹ nuôi cô ăn học, khó khăn lắm cô mới giành được học bổng vào ngôi trường cấp ba mà nhiều người mơ ước. Điều đó làm mẹ cô vô cùng tự hào.
Ngôi trường lớn, danh tiếng lớn , mọi người vẫn nghĩ nó chỉn chu với vẻ ngoài hào nhoáng nhưng thật ra nó lại không tốt như vậy, xung quanh cô là những người gia đình rất giàu có không thì cũng thuộc hạng khá giả có bề thế, còn cô khi đặt chân đến trường lại luôn bị bắt nạt bởi hoàn cảnh rất khó khăn, cô biết bản thân mình ở đâu.
Đang mải mê chạy đi tìm nước mong cứu vãn lại một chút cho bộ váy của cô, mải miết nhìn ngó cô bất cẩn va phải người khác, cô cúi đầu xin lỗi, khi ngước mặt lên, cô ngạc nhiên khi thấy đó là thầy dạy Hóa lớp mình, cô hốt hoảng khi thấy ly nước trên tay thầy vì cô va phải mà đổ hết lên người:
- Em… em xin lỗi ạ.
Thầy nhìn cô, ánh mắt hướng đến đôi tay đang che đi vết loang đỏ trên đồ, cô thấy vậy có phần ngại ngùng, thầy mỉm cười ôn nhu.
- Không sao đâu, thầy biết em không cố ý.
Cô cúi đầu.
- Dạ, em cảm ơn thầy.
Người thầy gật nhẹ đầu rồi cất giọng nhẹ nhàng.
- Sao em không vào trong ăn uống cùng mọi người.
Cô trả lời cho qua.
- Dạ, nhà em có việc nên em xin về sớm một chút ạ.
Thầy gật gù.
- Ừ, vậy gặp lại em vào năm sau, chúc em một mùa hè vui vẻ nhé.
Cô mỉm cười.
- Dạ. Em cảm ơn thầy.
Cô bước về mà không hề biết mọi sự việc khi nãy đã thu hết vào tầm mắt của người thầy đó.
Mùa hè trôi qua với cô thật bình dị và vui vẻ vì mỗi ngày không còn phải đối diện với lũ bạn hạnh họe mình, những vết thương cũng lành hẳn, lũ bạn thi nhau đi học thêm học bớt, còn cô quanh quẩn cũng chỉ ở nhà phụ mẹ buôn bán rồi lâu lâu đưa mẹ đi xem lô tô, cô biết mẹ rất thích xem diễn lô tô, nhưng mỗi lần xem chưa được một nửa hai mẹ con lại vội vã ra về vì đến giờ bán hàng.
Năm học mới lại bắt đầu, trong cô cũng có những hồi hộp riêng, năm nay là năm học cuối cấp, đồng nghĩa với việc cô sẽ phải thi tốt nghiệp, sẽ phải lựa chọn cho mình một ngành nghề.
Cô chán ngán việc đến trường vào những buổi học phụ đạo. Không phải vì cô chán học mà bởi sự khinh bỉ của đám bạn và cả những lời nói xấu xa của họ khiến cô rất mệt mỏi.
Hôm nào vui đám bạn sẽ đem cô ra làm trò cười, cô luôn là chân sai vặt trong lớp, mua đồ ăn sáng, photo tài liệu hay bị phạt thay mỗi khi tụi nó phạm lỗi. Hôm nào có chuyện không vui cả lũ liền lôi cô ra xõa tóc, đẩy ngã cô trên những con đường xi măng cứng, hay đơn giản chỉ là một cái cây cầm dây cho họ nhảy suốt tiết thể dục bất kể là trời nắng thế nào.
những vết xước trên người cô mỗi ngày mỗi nhiều, nhưng cô luôn âm thầm chịu đựng vì cô sợ mẹ sẽ lo lắng, mẹ cô rất thương cô nếu biết chuyện bà sẽ làm ầm cả lên, nhưng cô biết phần thiệt cũng chỉ thuộc về mẹ con cô, hoàn cảnh này sao dám đối đầu với những người đó.
cô chịu đựng cũng quen dần nên cảm giác đó như một thói quen, chỉ là điều đó khiến cô sợ hãi, cô luôn tự ti về chính mình, cuộc sống của cô luôn phụ thuộc vào cảm xúc của người khác, cô luôn cảm thấy lo lắng rằng sẽ có chuyện gì xảy ra tiếp theo, cũng không biết sẽ đối diện với tương lại như thế nào khi cô không hề có sự tự do, không một ai chú ý, không một ai lắng nghe, dường như cô không hề tồn tại vậy, đến cả một người bạn cô cũng không thể có.
Thầy chủ nhiệm mới năm nay lại chính là thầy dạy Hóa năm ngoái, điều đó khiến cô vô cùng bất ngờ. Cô càng bất ngờ hơn khi thầy phân công cho cô làm lớp trưởng vì lực học của cô đứng đầu cả lớp. Khoảnh khắc cô đứng dậy trước mặt cả lớp, ai cũng hướng mắt về cô vỗ tay, dù cô biết đó là sự miễn cưỡng nhưng thực sự trong tim cô thật khác lạ, lần đầu tiên cô được chú ý đến.
Việc cô làm lớp trưởng tất nhiên chẳng vừa mắt đám bạn nhà giàu, lớp trưởng cũ năm ngoài ngày nào cũng chỉ trực chờ lúc ra về để có thể thỏa sức cùng lũ bạn hành hạ cô.
Hôm nay mẹ cô bị ốm nên không thể bán hàng, ra về cô cố hết sức về thật nhanh vì lo lắng cho mẹ. Thế mà đám người đó vẫn như mọi khi trực chờ cô ở cổng sau trường.
Vẫn là những bài cũ, vẫn xõa tóc cô rồi chửi bới. Trong những cú ngã rất đau và cả những lời lẽ xúc phạm mình cô nghĩ đến mẹ cô đang sốt ở nhà. Cô cố gắng gượng dậy quát lớn.
- Đủ rồi.
Cả đám đông như không nghe thấy, chỉ một lúc sau khi cô nằm khụy xuống đám người đó mới tản ra, lớp trưởng cũ mạnh miệng:
- Về chữa vết thương đi, lớp trưởng, bao giờ lành thì tui cho vết thương mới.
Cô đứng dậy, nhìn thấy thầy, cô biết nãy giờ thầy chứng kiến tất cả, cô cúi đầu bước đi, nhưng cánh tay bị thầy kéo lại.
Thầy dắt cô đến sân thể thao của trường, như thói quen cũ, cô băng vết thương. Thấy nãy giờ thầy vẫn im lặng cô lên tiếng.
- Thầy thấy hết rồi ạ.
Thầy chỉ im lặng gật đầu.
Cô mỉm cười.
- Thật ra đôi lúc em cảm thấy rất cô đơn và lạc lõng, em luôn dặn mình phải cố gắng, nỗ lực, nhẫn nhịn một chút, cũng có lúc thật sự mệt mỏi đến muốn chết đi, nhưng mà em vẫn tự nhủ rằng không sao, cố lên, vì em còn có mẹ, em phải đi học, chỉ có học thì sau này em mới lo được cho mẹ. Em đã cô gắng như thế đấy, thật may, chỉ cần qua được 1 năm nữa thôi, mọi thứ sẽ chấm hết.
Cô cảm nhận được ánh mắt thầy nhìn mình rất lâu rồi thầy nói.
- Em không trách thầy vì đã không can ngăn sao?
Cô mỉm cười.
- Dù thầy có can ngăn thì được gì, chỉ hôm nay thôi, ngày mai mọi thứ lại tái diễn.
Thầy gật gù rồi nói chỉ đủ cô nghe.
- Thật ra ban nãy em làm rất tốt, dù không ai nghe nhưng em đã rất mạnh mẽ để đáp trả. Có những điều phải nhẫn nhịn không đồng nghĩa với việc che giấu nó, càng giấu sâu vết thương trong em sẽ càng đau, chỉ có cách mở nó ra cho tất cả mọi người cùng thấy biết đâu đối với em đó là nỗi đau rất lớn nhưng có những người họ đã từng chịu những tổn thương lớn hơn thế đối với họ nỗi đau của em chỉ bé cỏn con, họ sẽ biết cách chữa lành cho em.
Cô ngạc nhiên nhìn qua thầy, cơn gió dịu nhẹ thoảng đến vô cùng dễ chịu.
Về đến nhà, cô nhẹ nhõm khi mẹ đã đỡ hơn, cô không quên đọc kịch bản cho vở kịch sắp tới của lớp, lúc chiều thầy không nhắc thì cô cũng quên luôn. Hai ngày nữa sẽ trình diễn nhưng cô mải mê việc học rồi phụ mẹ nên cũng chưa đọc tới kịch bản. Cô nhớ lúc chiều thầy có nói với cô phải đọc thật kĩ.
Đọc đến tên lớp cô, vở kịch diễn ra theo kịch bản của thầy chủ nhiệm, cô trong vai một kẻ bị bắt nạt, và đám bạn đó là những người sẽ hành động với cô, từ khi đọc kịch bản cô đã rất bất ngờ nhưng vì quá gấp nên cũng chẳng nói thầy đổi được.
Nhìn đám người giả tạo trước mặt cô, yểu điệu và nhu mì, cô cảm thấy kinh tởm, cái vẻ mặt xấc xược và ngạ nghễ đó hoàn toàn bị che giấu, họ giả vờ như không biết động tay động chân với cô, bực mình, cô hất mặt, gương mặt lộ rõ sự khinh bỉ trước sự giả bộ đó. Thế rồi điều gì đến cũng đến, bọn họ không kiềm chế được cảm xúc mà vô cùng tức giận khi nhìn thấy cô như thế và cũng vì thói quen cũ lao đến đánh cô, cuối cùng ai đó đã đẩy cô, sau cú ngã vang lên một tiếng lớn, cô bỗng bật khóc, nước mắt cô trào ra. Đúng như thầy nói, lúc này cô phải khóc, khóc thật thê thảm.
Trong màn nước mắt của mình, thoáng chốc cô thấy đám người đứng khựng lại gương mặt đầy sự ngạc nhiên xen lẫn xấu hổ khi thấy từ bên dưới tiếng xôn xao, mọi người chỉ chỏ và cả sự ngạc nhiên của tất cả thầy cô và phụ huynh.
Sau lần đó, cô không còn bị bắt nạt nữa, cô là một lớp trưởng với thành tích học xuất sắc. Cô cũng học cách tự tin hơn, sống đúng với cảm xúc của mình, tự do làm điều mình muốn, tự do trình bày quan điểm và ý kiến của mình.
Kì lạ thay cô lần đầu tiên có cho mình những người bạn đầu tiên, cô biết cảm giác nói chuyện với người khác vui vẻ như thế nào, cô tham gia những buổi học nhóm mà trước đây cô từng ao ước có được một lần tham gia như thế. Cô không còn phải mặc những bộ đồ nóng nữ che đi những vết thương rướm máu, cô còn được mọi người nhờ chỉ bảo những bài học họ chưa hiểu.
Buổi chiều đi học về, hôm nay có kết quả thi cuối kì, cô mừng rỡ khoe mẹ mình, nhìn ánh mắt đầy tự hào của mẹ, cuộc sống của cô thay đổi thực nhanh. Cô tiếc nuối cho khoảng thời gian trước kia, giá mà có thể sống như bây giờ thì có phải cô sẽ nếm trải cái cảm giác này lâu hơn rồi không?
Cô nhớ đến thầy, nghe nói thầy chuyển công tác, cô biết vở kịch đó vốn dĩ không hề phù hợp với tiêu chí của nhà trường, cô biết vì sao thầy lại cho cô đảm nhận vai đó, cũng như thầy nói thôi, chỉ có mở lòng mình ra mới có thể mong người khác giúp đỡ.
Cô vẫn theo thói quen cũ, đưa mẹ đi xem lô tô. Nhưng bây giờ đã không còn thấp thỏm lo về sớm vì gánh hàng chưa bán xong như trước kia nữa, cô là một giáo viên và có một cửa hàng kinh doanh nhỏ, tuy không quá giàu có nhưng đủ để cô có cuộc sống như trước kia cô mong muốn và có thể chăm lo cho mẹ.
Cũng khá muộn, cô ghé vào một cửa hàng ăn nhanh gọi vài món đơn giản.
Cô ngạc nhiên khi thấy một gương mặt rất đỗi quen thuộc, dù có vẻ ngoài khác trước do thời gian đã làm phai mờ đôi chút cô vẫn nhận ra, là người thầy đó. Cô bước đến, người phụ nữ bên cạnh có lẽ là vợ thầy, cùng bên cạnh là cậu bé cũng đã lớn. Cô lễ phép cất giọng rất đỗi thân thuộc.
- Thầy ạ.
Người trước mặt cô cũng rất bất ngờ, nay lập tức nhận ra cô. Mẹ cô sau đó cũng hòa nhập vào những câu chuyện, những lời hỏi thăm về cuộc sống. Thời gian không biết từ lúc nào đã trôi rất nhanh đến lúc cuộc trò chuyện tàn, cô thanh toán luôn bữa ăn của thầy rồi vội vã chạy ra khi thầy chưa lên xe.
- Gặp được thầy đúng là bất ngờ, năm đó em học xong thì nghe tin thầy chuyển công tác rồi ạ. Cũng không kịp nói lời tạm biệt thầy, và cả cảm ơn nữa.
Thầy vẫn giữ trên môi nụ cười đó, nụ cười ôn nhu và dịu dàng.
- Em của bây giờ rất khác, tốt hơn rất nhiều, làm tốt lắm.
Nói rồi thầy đưa tay vỗ vai cô. Cô mỉm cười.
- Em có ngày hôm nay một phần cũng nhờ thầy chỉ bảo.
Thầy cười lớn.
- Không hẳn là vậy.
Thầy hít một hơi thật sâu.
- Trước kia thầy cũng giống em, cũng trải qua những ngày tháng sống trong địa ngục, nhưng mà bằng một cách thần kì nào đó, thầy vẫn vượt qua được nó, thầy cũng chỉ mong đem một chút ánh sáng của cuộc sống mình đến với những người cần nó thôi, còn việc có làm được hay không tùy thuộc vào mỗi người.
Tiếng cu cậu gọi ba vang lên, thầy mỉm cười nhìn cô như ngỏ ý ra về. Cô đưa tay chào thầy.
Hóa ra đối với cô việc đó rất lớn lao nhưng với thầy việc đó lại rất bình thường, có lẽ thầy đã giúp đỡ rất nhiều người nên thầy mới cảm thấy bình thản đến như thế, người ta vẫn thường nói cảnh giới cao nhất của con người là bình thản mà. Thầy thật đặc biệt, thầy chỉ cho đề bài nhưng chưa bao giờ chữa đáp án, bởi đáp án đó ta phải tự đi tìm, đến cuối cùng mới biết bài học đó thực sự lớn lao đến thế nào.
Ánh sáng mà thầy hướng cho cô thật kì diệu, nhìn lại quá khứ của mình từ một cô bé đầy sợ hãi, tổn thương lại trở thành một phiên bản tốt hơn, chính thầy cũng đã là động lực để cô chọn ngành nghề cho mình.
Cô nhìn mẹ đang cười rất tươi, nhìn lên ánh trăng sáng, ánh trăng mà cô ngắm nhìn bây giờ không phải ánh trăng của những năm trước. Phải, cô sẽ đem bài học đầu đời cũng như bài học lớn nhất mà cô học được đến với những người cần nó, giống thầy vậy, cô sẽ giống thầy sẽ là một người theo đuổi ánh sáng, mang sự rực rỡ đến những nơi tối tăm nhất trên thế giới này.
© Cúc Tịch - blogradio.vn
Xem thêm: Bình An Trong Cái Vui Cái Khổ | Radio Truyền Cảm Hứng
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Một tình yêu kéo dài suốt một đời
Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.
Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…
Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.
Viết cho tuổi mười tám
Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".
Đôi tay người bạn
Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…
Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên
Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?
Mùa hoa cải năm ấy
Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.
Viết cho người đã cũ
Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời
Mưa nào mà không tạnh?
Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.
Ai bán
Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười
Tía là quê hương
Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba