Lòng mẹ_ Phần 1
2014-08-10 10:13
Tác giả:
Giọng đọc:
Radio Online Team, Nhím Xù
Mỗi lần xem ti-vi đến tiết mục quảng cáo, nghe người ta nói như đinh đóng cột rằng “Bệnh phong ngày nay đã được điều trị khỏi hoàn toàn”, bà Ngọ lại bật khóc. Có người biết chuyện kể rằng:
Ngày ấy, khi đi lấy chồng bà Ngọ mới mười bảy tuổi. Nǎm mười tám thì bà sinh anh Hòa, rồi đến chị Thà, anh Lý, chị Mân. Nǎm chị Mân lên ba tuổi thì ông Ngọ qua đời. Từ ấy bà không tái giá, quần quật một mình nuôi bốn con nhỏ. Mười tuổi, Hòa đã biết theo mẹ ra đồng đắp bờ, gieo mạ, cấy lúa, gặt hái. Mười lǎm tuổi, anh là lao động chính. Ngoài việc đồng áng, anh còn có biệt tài câu tôm, có thể nói là độc nhất vô nhị ở xóm Vàm Đinh này. Chỉ cần nhìn thế dòng nước anh sẽ đoán được tôm ở đó nhiều hay ít, đêm ấy anh câu được bao nhiêu. Khi lúa vào bồ xong, anh xuống ghe hết sông này tới rạch nọ, nǎm bảy ngày mới về nhà một lần, mang kè kè cái gọng tôm đầy ắp, đủ cho mẹ và mấy đứa em ǎn đến lần về chuyến sau. Số tiền bán tôm được, anh đều đưa hết cho mẹ, cộng với mấy mùa lúa trúng liên tục, gia đình anh khá lên trông thấy. Ba đứa em anh được ǎn học đàng hoàng. Nǎm anh mười tám nhiều gia đình ngấp nghé muốn gả con gái cho. Nhưng anh từ chối: “Để lo cho mấy đứa nhỏ học hành đến nơi đến chốn!’.
Thế rồi, Hòa bỗng nổi lên một triệu chứng lạ. Mặt anh hồng hào, bóng lưỡng khác thường, trên người mọc nhiều chấm đỏ. Bà Ngọ đưa anh đi khám, người ta bảo anh bị bệnh cùi. Anh bàng hoàng đau đớn. Còn bà Ngọ tưởng chừng như ngất đi được. Người ta bảo bà đưa con vào trị cùi Hàn Mặc Tử. Bà cự tuyệt:
“Nó ra sao đi nữa vẫn là con tôi!”.
Có người mách mài vàng cho anh uống, nó sẽ lì lại. Bà làm theo. Anh cương quyết không uống:
“Từ đây về sau con không làm gì ra tiền nữa. Má để dành số vàng ấy cho mấy đứa nhỏ ǎn học và dưỡng già!”.

“Má à! Thân con bệnh hoạn, để tránh lây cho má và các em, con lên Nền Ngãi cất chòi ở riêng!”.
Nền Ngãi nó xứng đáng với tên gọi đó. Bởi mấy mươi công đất vô chủ mọc toàn là ngãi. Có truyền thuyết kể rằng, đó là ngãi bùa của một lão người Chà trồng để dùng vào việc gọi hồn bắt vía. Ngãi ǎn toàn thịt gà. Khi lão người Chà về ấn, ngãi đói đã cuốn một chú mục đồng vào ǎn thịt, khi chú đứng thả diều gần đó. Chuyện là hư, nhưng việc lại thực: không ai dám tới gần Nền Ngãi. Nghe anh Hòa nói, bà Ngọ khóc ròng:
“Không được Hòa ơi! Con ở trên đó một mình đêm hôm gió máy làm sao má hay, má biết. Nếu được đổi mệnh cho con má đây cũng sẵn sàng, nói chi đến chuyện sợ lây!”.
“Con hiểu má! Nhưng má phải thương cho ba đứa nhỏ. Nếu chúng lây bệnh tội lắm!”.
“Vậy má sẽ lên Nền Ngãi ở với con!”.
“Má còn phải lo cho ba đứa nhỏ!”.
Sáng lại anh Hòa lên Nền Ngãi phát bỏ một góc làm nền cất chòi. Cản không được, bà Ngọ nấu cơm đem lên và phụ anh một tay. Bà bảo ba đứa nhỏ nghỉ học ở nhà một ngày, thằng Lý ra vườn đốn cây, con Thà, con Mân đốn lá, xé lạt, chầm. Chúng mừng rơn vì từ nay không còn bị ở chung với thằng cùi, nên đứa nào cũng làm việc cật lực. Nếu là ngày trước, phát ngãi đắp nền anh chỉ làm vài tiếng đồng hồ. Bây giờ tay chân anh không con tuân theo lý trí, nên hai mẹ con làm quần quật từ sáng tới chiều mới xong. Anh Hòa về nhà chở cây lá lên dựng chòi ngay đêm ấy. Bà Ngọ bịt chỗ này, chắn chỗ kia sợ gió lọt vào làm lạnh con bà. Đến sáng cǎn chòi mới hoàn thành.
“Ra ở riêng”, anh không mang theo thứ gì quý giá, chỉ lấy chiếc ghe, bộ đồ nghề câu tôm, cây len, bộ ván, cái mùng cũ và xin bà Ngọ mua cho cái võng mới. Mới đầu anh định đem xoong nồi tự nấu, nhưng bà Ngọ bảo sẽ đem cơm lên cho anh ngày hai bữa. Anh Hòa lên Nền Ngãi, bà Ngọ cảm thấy cǎn nhà sao trống trải lạnh lùng. Đêm nào bà cũng khóc. Mặc dù ngày hai lượt bà đem cơm lên Nền Ngãi và cũng hai lượt đem tôm trở về. Bán chẳng ai mua, ba đứa nhỏ thì không dám ǎn tôm của thằng cùi, chỉ mình bà ǎn. Bệnh của Hòa ngày càng lan, tay chân rút lại, vấn thuốc một cách khó nhọc. Thấy vậy bà vấn sẵn mươi mười lǎm điếu đem lên mỗi ngày. Cứ mỗi lần thè lưỡi liếm giấy quyến cuốn lại cho chặt là bà ho sặc sụa. Riết rồi cũng quen. Bà nghĩ vấn thuốc đã khó, hẳn câu tôm lại càng khó hơn. Bà bảo anh đừng đi câu tôm nữa. Bà đã ngán lắm rồi.
Chiều ấy bà thấy tay anh chảy máu dường như bị vật gì đó cọ xát vào vết thương. Bà xé vạt áo bǎng lại cho anh và chống xuồng vào xóm mua thuốc nhức, thuốc cảm. Bà nói:
"Hòa à, đêm nay má ngủ lại đây với con!”.
“Dạ!”.
Giọng anh không còn trong, mũi đã xẹp.
“Má ngủ trên võng nghen!”.
Cái võng đêm đầu tiên dựng chòi anh giǎng. Nhưng chưa bao giờ anh nằm, chỉ dành cho bà Ngọ ngả lưng, mỗi khi bà đem cơm lên. Bà nói:
“Thôi, để má ngủ chung với con!”.
“Con không quen ngủ chung với ai má à!”.
Bà hiểu ý con, sợ lây bệnh cho mẹ. Bà bước đến giường, sập mùng:
“Để má đập muỗi cho con!”.
“Đừng má! Mắt má lem nhem! Không khéo cháy mùng, rồi cháy chòi con mất!”.
Bà không muốn làm trái ý đứa con tội nghiệp, nên xuống võng nằm. Anh hỏi:
“Mấy đứa nhỏ nǎm nay lên lớp hết không má!”.
“Lên hết!”
Con Thà sắp thi hết cấp ba rồi. Nó học giỏi lắm. Nǎm nào cũng được khen. Hai đứa kia cũng vậy!. Anh hỏi thǎm bà con ở trong xóm và nhắc mẹ mùng 9 tới đám giỗ ba. Được một lúc anh thiếp đi, vì trong thuốc cảm có kèm thuốc ngủ. Bà rón rén bước tới, giở mùng, chun vào ngồi bó gối nhìn thân hình tàn phế của con qua những giọt nước mắt lǎn dài, bất lực. Và bà thầm trách những đứa con khỏe mạnh, chúng là một lũ vô ân bạc nghĩa, ǎn ở không nghĩa không tình. Từ ngày anh hai nó lên Nền Ngãi ở đến giờ chẳng đứa nào vác mặt lên thǎm, thậm chí chẳng hỏi bây giờ bệnh tình anh nó ra sao? Còn gì là đạo lý, hả trời! Chúng đang ǎn học là tiền của ai? Của anh chúng khi còn khỏe mạnh làm ra cả thôi! Phải chi anh Hòa không bệnh, hẳn bây giờ bà đã có một hai đứa cháu nội ẵm bồng. Người ta thường nói, ở hiền gặp lành. Không! Bà không tin! Con bà đó, ở hiền hiếu thảo, sao chẳng gặp lành? Và bà ngồi như vậy cho đến khi trời sáng.
Tác giả: T.H.L
Được thể hiện qua giọng đọc : Nhím Xù
Kỹ Thuật: Nhím Xù
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Đừng Hứa Hãy Nắm Lấy Tay Em | Blog Radio 886
Khi còn trẻ ta ấp ủ hy vọng tìm được mẫu người mình muốn. Khi trưởng thành chỉ hy vọng tìm được người hiểu mình.

Trưởng Thành Rồi Đừng Mãi Mông Lung (Blog Radio 885)
Lớn rồi đừng động tí là bỏ cuộc là quay đầu. Cuộc đời bạn giờ đây không phải như đứa trẻ, ngúng nguẩy quay mặt đi vẫn có người dỗ dành chăm lo. Quay đi nhiều khi không còn đường trở về nữa.

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão (Blog Radio 884)
Phụ nữ ạ. Đừng yêu lại người cũ, đừng yêu lần thứ hai. Đôi khi trở lại không phải là tình yêu, chỉ là vương vấn cảm giác. Đừng nhầm lẫn giữa yêu và cảm giác. Đời luôn có ngoại lệ mà ngoại lệ thường hiếm hoi và ít ỏi. Có những đồ cũ là bảo vật, cũng có những thứ chỉ là đồ bỏ đi.”

Kiên Nhẫn Nhé, Đừng Để Sự Vội Vàng Làm Bạn Mất Phương Hướng (Blog Radio 883)
“Hãy cứ yên tâm và bình tĩnh thôi. Có người đi nhanh, có người đi chậm, vì mỗi người có một lộ trình riêng. Bạn không cần nhìn vào lộ trình của người khác để tự ti về mình. Bởi vốn dĩ xuất phát điểm và đích đến của cậu với họ đã khác nhau rồi mà”.

Hãy Can Đảm Kết Hôn Khi Bạn Sẵn Sàng (Blog Radio 882)
Và rồi khi tuổi 30 thì lại quá xa mà cái giai đoạn tuổi 18 đã qua từ rất lâu rồi ấy, chúng ta lại bắt đầu bước vào cái giai đoạn hối thúc lập gia đình từ các bậc phụ huynh.

Đừng Chỉ Ngồi Nhìn Em Khóc (Blog Radio 881)
Tôi luôn thấy phiền lòng, vì cô gái năm đó, trong mắt mọi người, có một cuộc sống hoàn hảo, nhưng hóa ra tất cả chỉ là vỏ bọc cho sự yếu đuối của cô ấy.

Ngọt Ngào Sau Những Gian Nan (Blog Radio 880)
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, nơi có những cánh đồng lúa trải dài, những con sông uốn mình bên cạnh lũy tre làng. Tuy sinh ra và lớn lên ở một nơi nghèo khó, nhưng tuổi thơ tôi lại ngập tràn sự hạnh phúc, những kỉ niệm mà tôi tin chắc rằng không phải ai cũng may mắn có được.

Làm Vợ Anh Được Không? (Blog Radio 879)
Ngay trong đêm hôm đó, tôi bắt chuyến tàu sớm nhất trở về quê. Tôi không muốn ở lại đây thêm một giây phút nào nữa, bầu không khí ngột ngạt như thể đang bóp nát tôi. Tôi tắt điện thoại, tắt mọi trạng thái hoạt động trên mạng xã hội rồi lên tàu. Sau một đêm, tôi cũng về tới nhà mình. Suy cho cùng, dù gia đình tôi có thất bại đến mấy thì đó cũng là nơi duy nhất bao dung, che chở cho tôi vào những lúc như thế này.

Mình Bên Nhau Khi Mùa Cúc Họa Mi Nở (Blog Radio 878)
Thanh xuân – Khoảng thời gian tưởng chừng như mãi mãi, nhưng thực tế lại trôi qua nhanh chóng, để lại trong lòng ta những hồi ức ngọt ngào nhưng cũng đầy những niềm đau và tiếc nuối về những thứ đã mất đi và không bao giờ trở lại.

Hãy Là Chính Mình Đừng Sống Cuộc Đời Người Khác (Blog Radio 877)
Như những đứa trẻ mới lớn mang trong mình niềm háo hức về cuộc đời, mỗi chúng ta cũng luôn đem theo trong tim muôn ngàn ước mơ về những chuyến hành trình mới mẻ.