Khoảnh khắc ấm lòng ngày Tết
2024-03-03 16:05
Tác giả:
Phan Thị Lệ Thu
blogradio.vn - Mẹ cha chuẩn bị thùng to, thùng nhỏ cho con mang theo hương vị quê nhà, trong hành trang của con còn có tình yêu thương của gia đình mình, con mang theo ước mơ của mẹ cha, mang theo khao khát và mong chờ vào năm mới sung túc.
***
Mới đó 23 đưa ông Táo đã xong, mới đó 30 giao thừa cũng khép lại, mới đó đã xong mùng 1 tết Cha, mùng 2 tết Mẹ, mùng 3 tết Thầy. Sự nhộn nhịp trên những nẻo đường quê hương cũng dần nhường chỗ cho những chiếc xe lăn bánh đưa những đứa con xa quê đi làm ăn. Ngẫm lại mình thấy thời gian là thứ gì đó thật ghê gớm, cảm tưởng như mình mới nôn nao đi về quê thì giờ lại phải gói ghém trở lại thành phố. Dịp nào về quê ăn tết cũng thế, những sự mạnh mẽ của mình chạy đâu mất hết, mình mềm lòng, mình mè nheo, mình khóc nức nở không muốn rời đi.
Mình mê mẩn con đường làng với hai hàng cờ đỏ, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Mê mẩn vẻ đẹp của hai hàng hoa bên đường nở rộ, hương thơm lừng mời gọi đàn ong bướm ghé ngang. Thời tiết ở quê lành lạnh, có chút nắng len qua, có cơn gió nhẹ hắt lên từng đợt, có tiếng trẻ con nô đùa, có tiếng cười rôm rã, có tiếng hát của cô hàng xóm. Mình cứ hít hà hương vị của nồi thịt kho hột vịt, hít hà mùi khói bếp nấu bánh tét, mê mẩn bếp lửa than ửng hồng. Mình thấy lòng mình nhẹ tênh, mình khỏe về cả thể chất và tinh thần. Cứ mỗi dịp về quê như vậy dù nhiều ngày hay ít ngày mình đều cảm thấy như mình được đổi mới, mình đang được táo tại lại năng lượng để sẵn sàng cho một năm mới với nhiều kỳ vọng hơn, nhiều trải nghiệm hơn phía trước.
Những ngày tết, mình cùng mẹ chuẩn bị những mâm cơm dâng lên ông bà tổ tiên, không thể nào thiếu thịt kho hột vịt, bánh tét, canh khổ qua... Nhìn nhang khói lan tỏa mình cảm nhận sự thiêng liêng, sự biết ơn ông bà tổ tiên các thế hệ đi trước. Đi thăm mộ, đi chùa, thăm hỏi và chúc tết, mừng tuổi người lớn, lì xì người nhỏ, gia đình họ hàng thăm hỏi nhau, sum vầy bên nhau. Bữa sum họp gia đình là lúc ông bà cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau cùng ăn những món ăn do chính tay mẹ nấu. Rồi kể chuyện trường lớp, công việc, nhắc nhau nhớ những điều xảy đến trong năm. Cả nhà cùng nghe rồi cùng cười, cùng bàn luận trong không khí rất thân mật, nghĩa tình chan chứa. Bữa cơm làm gia đình đầm ấm hơn, đó chính là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình.Truyền thống, nề nếp gia đình cũng được hình thành từ những bữa ăn đoàn viên đó. Trong bữa cơm mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà qua đó biết bao bài học quý giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu.
Cuộc sống công nghiệp bận rộn khiến nhiều gia đình ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong bữa cơm thân mật, thế nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn thật đẹp. Phải chăng vì thế mà mỗi dịp Tết đến người người đều hối hả, mau chóng trở về quê với ông bà cha mẹ, bên mâm cơm để tận hưởng cảm giác bình yên, hạnh phúc. Dù cơm đạm bạc hay mĩ vị cao lương, chỉ cần gia đình đủ đầy cùng ngồi lại bên nhau là mãn nguyện. Mình ghi vào lòng mình, chụp ảnh bằng khối óc, để lưu lại hết thảy những hồi ức đẹp đẽ này của ngày tết. Mình thật sự hiểu được Tết đoàn viên. Mình trân trọng những cảm xúc của bản thân có được, là sung sướng là hạnh phúc nhưng cũng có chút sợ hãi vì mình sợ lúc chia xa để đi làm mình sẽ không nỡ.
Rồi cũng đến ngày xa quê để mưu sinh nơi đất khách. Bản thân mình cũng hiểu được ai cũng phải lao động để có cuộc sống đủ đầy hơn. Ai cũng phải trải qua những con đường phía trước để có những bài học cho riêng mình. Song, mình vẫn giật mình nhận ra chuỗi ngày sung sướng đã khép lại. Mới đó căn nhà rộn tiếng cười giờ cũng trở nên trống vắng đôi chút, sắp quay lại với những bộn bề công việc, cơm ăn bữa no, bữa thiếu. Mẹ cha chuẩn bị thùng to, thùng nhỏ cho con mang theo hương vị quê nhà, trong hành trang của con còn có tình yêu thương của gia đình mình, con mang theo ước mơ của mẹ cha, mang theo khao khát và mong chờ vào năm mới sung túc.
Mặc dù sẽ trải qua khúc khóc lóc khi phải chia tay nhưng mình vẫn mong chờ và trân quý những khoảnh khắc tuyệt vời mà chỉ ngày tết mới có thể mang lại. Mình đã kịp ngồi lại viết lên những cảm xúc của bản thân, mình đã điều chỉnh lại được trạng thái cảm xúc của mình để thực sự sẵn sàng cho một năm mới với nhiều hoạt đông ý nghĩa hơn. Mong rằng năm 2024 sẽ nhẹ nhàng hơn với mình. Chúc mọi người vạn sự như ý, an khang thịnh vượng.
© Phan Thị Lệ Thu - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Bên Anh, Em Say Trong Hạnh Phúc | Radio Tình Yêu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Những mảnh ký ức (Phần 7)
Mẹ cáu vì tôi bướng và ngang ngạnh nên cứ thế cầm cả cái chổi quật, tôi thì lỳ nhất định không xin. Cứ thế mẹ quật nát cả cái chổi, còn tôi bỏ ăn lên trốn trên gác thượng hờn dỗi và nức nở…

Những mảnh ký ức (Phần 6)
Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)
Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc
Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước
Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)
Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình
Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

Tết xa quê
Nhớ cha nhớ mẹ mấy lần Mái tranh cũ rích lắm phần xác xơ Giao thừa pháo nổ hững hờ Bếp hồng nơi đó bơ vơ một mình

Những ngày giáp tết
Người quê tôi, vốn hiền hòa, chấc phác trong cuộc sống đời thường, khi xuân về lại càng trở nên dịu dàng và thân thương đến lạ. Từ trẻ tới già lúc này với vẻ mặt thật hân hoan, nụ cười trên môi thì luôn tươi như hoa nở. Tay bắt, mặt mừng đón chào thăm hỏi khi thấy người đi xa mới về.

Lặng lẽ chiều xuân
Chiều nay lặng lẽ bên thềm Ngàn hoa hé nở êm đềm tỏa hương Bếp chiều quyện khói hay sương Chút gì như vấn như vương lòng người.