Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đường chúng tôi đi

2008-12-26 13:54

Tác giả:


Blog Việt - Dậy từ lúc mới 3h sáng, cuốn tăng võng xếp gọn vào balô tập trung đội hình chờ phát lệnh hành quân. Thằng Hậu đứng cạnh tôi cằn nhằn:

 
- Thức chi mà sớm dữ, chưa nghe còi báo thức mà!
 
- Trời ạ! Đang đóng quân giữa rừng ông ơi! Chắc tưởng đang ở đơn vị à?_Tôi nhéo một cái thật mạnh làm thằng bạn nhảy dựng. Một tràng cười nghiêng ngã vang lên. "Hổng chừng một hồi nó còn hỏi mẹ đâu nữa đó! Đi lính hai năm mà còn mê ngủ".
 
- Suỵt, im lặng! Đại đội trưởng tới!
 
Tối thui như vầy nhưng chúng tôi vẫn nhận ra anh. Dáng người chắc nịch, bước từng bước dứt khoát như đang đi điều lệnh đội ngũ. Đến đầu hàng lang anh hắng giọng:
 
- Sao? Tỉnh ngủ hết chưa? Còn đồng chí nào chưa rửa mặt không?
 
- Báo cáo đại đội trưởng, không ạ! - Thằng Hậu là người lên tiếng trước tiên. Lại cười.
 
- Ờ, tốt. Nghiêm! Bây giờ chúng ta sẽ đi tiếp một chặng nữa còng về núi Cấm, đóng quân ở đó hai ngày và diễn tập bắn đạn thật. Rõ chưa? À, vậy thì bắt đầu xuất phát!
 
Đội hình đằng trước bắt đầu di chuyển. Tiếng súng lách cách khoác lên vai. "Người cách người ba mét nghe chưa? Bám chặt vào, lạc một anh là không biết đường đâu tìm".
 
Chúng tôi men dọc theo con đường mòn ngoằn ngoèo như rắn lượn, lúc bò lên, lúc trường xuống, lởm chởm những rễ cây và đá cuội, căng mắt ra mới thấy được tấm lưng của người đi trước. Ra đến khoảng đồng trống đỡ hơn một chút. Gió thổi lồng lộng tha hồ mà hít hà mùi mạ non mới nhú. Đêm yên ắng tưởng chừng nghe được tiếng trở mình của bầy côn trùng dưới đất. Một thân đê dựng đứng như vách núi chắn ngang.
 
- Trời đất! Đắp chi mà cao dữ vậy nè?
 
- Ngăn lũ chớ làm chi. Cao cỡ đó vậy mà đến mua lũ nó chỉ còn như một lằn chỉ!
 
Đội hình rải dọc trên thân đê. Những chiếc nón nhấp nhô như cứ tưởng sấp đụng phải sao khi đang mọc.
 
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
 
Thằng Hậu đi trước đọc vang hai câu thơ của nhà thơ Quang Dũng rồi ngừng bặt:"Bài đó dài lắm mà? Đọc nữa đi!" Giọng Đại đội trưởng vọng lại." Nó chỉ thuộc có hai câu thôi anh ơi! Còn bao nhiêu trả lại thầy rồi!"

- Hậu ơi là Hậu, khổ thân mày chưa?

- Ờ, hai câu cũng được! - Đại đội trưởng bật cười sảng khoái. Có ai mỏi chân chưa? Ráng đi một chút nữa là hết mỏi luôn!

Hình ảnh: Tác giả bài viết (st)
Hình ảnh: Tác giả bài viết (st)

Một làn sóng cười từ đâu lan đến cuối đội hình. "Vi phạm nguyên tắc hành quân đấy nhé! Nhưng cũng xí xoá cho một lần. Thôi, bước nhanh lên anh em"

Mùa này lũ chưa về. Qua ánh lờ mờ của một vệt mây ngang đã thấy những mái chùa cong móc lên trời. Dưới chân đê, một màu thẳm bò ra tận bãi. Bắp đố! Chắc mới trổ cờ nên ngửi được mùi phấn bay thoang thoảng. Đất bãi trồng cây tốt lắm. Cứ đến lũ là nó chìa tay ra xin từng mảng lớn phù sa để dành cho người, hễ lũ rút là tha hồ mà gieo trồng.
 
- Xì, làm như mày là dân xứ này không bằng!
 
-  Thiệt đó, ở quê tao cũng như vậy!
 
- Vậy chứ đố mày ở nhà ba mẹ mày đang làm gì?
 
- Lãng nhách! Đố khó qúa làm sao thằng Hậu nó trả lời được. Tao đố ngược lại mày đó!...
 
- Dễ ợt, để tao nói cho nghe: Ông già đang ngồi uống trà một mình, vấn điếu thuốc rê bự bằng ngón tay cái của mày nè, ngồi rít. Bà già tao ở sau bếp đang nhóm lửa nấu cơm sáng chuẩn bị đi làm đồng. Phục chưa?

Không thấy ai tranh cãi gì. Không khí bỗng chùng xuống. Chắc là trở chứng nhớ nhà rồi đây. Tôi cũng vậy, bỗng dưng thèm được ăn nồi canh chua bông so đũa do chính tay mẹ nấu quá. Mùa này chắc bông so đũa rụng trắng mặt đường rồi. Uổng thiệt! Bây giờ cha tôi đã đi ra ruộng từ lâu (quê tôi ở miền biển mà). Còn mẹ tôi chắc là đã mở cửa chuồng cho bầy gà lục tục đi ra ngoài. Thằng Út, tôi biết nó vẫn còn co người trong mùng. Điệu này sáng nay trễ học nữa rồi.

Trời vừa hửng sáng. Băng qua cây cầu ghép bằng ván chợt giật mình khi nhìn txuống. Một màu vàng tươi tràn trề. Bông điên điển! Thấp thoáng trong lùm cây là những cánh tay thoăn thoắt.
 
- Chắc là con gái!
 
- Sao mày biết?
 
- Nhìn kìa! Ngón tay trắng muốt thon như cán bút không là con gái thì là ai?
 
- Xạo nữa!
 
- Hông tin hả? Em gái ơi, cho anh một chùm điên điển đi!
 
Một mái đầu nhô ra khỏi bụi điên điển.
 
- A!Chú bộ đội, có khẩu súng nhìn đẹp quá!
 
Quê chưa từng có. "Thì cũng em gái vậy, mà em gái nhỏ"."Cái thằng miệng lưỡi dẻo quẹo, sao nói cũng được”…

"Đội hình dừng lại nghỉ xả hơi!". Giọng Đại đội trưởng lồng lộng, hình như cả chục cây số vừa rồi chẳng ăn thua gì. Chỉ chờ có thế chúng tôi buông người ngồi bệt xuống hai bên đường xoa vai đấm lưng thùm thụp. Nhờ trời sáng mới nhìn rõ được là mình đang ở giữa một sóc của người Khơme. Mấy cô cậu nhóc từ trong nhà chui ra nhìn lom lom rồi quay ra chỉ trỏ chúng tôi và nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc. Mấy đứa nhỏ này sàn sàn một lứa như nhau, cả con trai lẫn con gái đều mặc mỗi chiếc quần cụt phô ra chiếc bụng thõng thượt. Chắc là nhà chúng nghèo lắm, người dân tộc mà. Không phải người dân Khơme nào cũng nghèo nhưng hình như ở đây nhà nào cũng vậy. Những ngôi nhà làm bằng lá thốt nốt câm lặng trong sương sớm. Không thấy người lớn mà chỉ toàn con nít, chắc là người lớn đã đi làm cả rồi.

Tiếng lục lạc leng keng sau lưng rồi tiếng bánh xe lô lịch bịch lăn tới. Chúng tôi dạt sát vào mé đường. Cọ gái Khơme ngồi trên đống cỏ giữa xe có đôi mắt to, đen láy nhìn chúng tôi không chớp mắt. Duyên đến lạ lùng.
 
- Ê! Hậu! Hồi đó tới giờ này có hun con gái nào chưa vậy?
 
- Rồi! Có gì thú vị đâu! Giọng thằng Hậu uể oải.
 
- Sao? Sao? Kể nghe với! - Hàng loạt tiếng lao nhao vang lên.
 
Thằng Hậu sửa bộ dạng ngay ngắn lại làm như sắp phát biểu một vấn đề quan trọng lắm:
 
- Tụi bây con nít con nôi biết làm gì?
 
- Thì kể cho tụi tao nghe cái cảm gáic đó ra sao? Đi mà!
 
- Ờ, giống như... như. Khó quá! À, tụi bây cứ hun nhau rồi tưởng tượng lấy. Cũng da thịt đụng nhau vậy thôi!
 
- Xì, vậy cũng bày đặt nổ…
 
Hai mươi phút giải lao chấm hết. Lại tiếp tục lên đường, còn xa lắm mới tới nơi. Không biết sẽ qua những đâu nữa. "Đoàn quân bước trên đường rừng. Bình minh lấp lánh chân trời xa..."

Núi đã lồ lộ ra trước mặt, giống như tấm lưng người khổng lồ bất thần chui ra khỏi lòng đất. Gần vậy mà muốn đến được chân núi cũng phải lội thêm ba bốn cây số nữa. Tiếc là không được đóng quân trên núi mà phải tạt vô cánh rừng cạnh đó.

Theo lệnh của Đại đội trưởng, chúng tôi nhanh chóng triển khai đội hình, bố trí lực lượng trong rừng. Tuy là diễn tập nhưng cũng phải làm y như thật…

Phục nhất là mấy đồng chí nuôi quân. Gió lồng lộng vậy mà vẫn nấu được cơm. Lại còn tìm ra giếng nước ở cuối rừng hì hục xách về. "Sau này luận công ban thưởng tụi tui nhất trí đề bạt cho mấy ông n cái bằng khen luôn!". Cơm nước xong xuôi vừa định chui vào lùm cây đánh một giấc cho sướng thì ở trên đặt ra tình huống có địch đổ bộ đường không, định cắt qua cánh rừng đánh vào sở chỉ huy Trung đòan. Đơn vị chúng tôi bắt buộc phải đánh chặn cho bằng đựơc, nghĩa là phải thắng.

Lát sau, tiếng súng đã giòn giã ở mé rừng. Nhưng cụm khói xanh bất thần phụt lên của một khối thuốc nổ nào đấy hất bụi đất bay mù mịt, tiếng AK bắn đạn thật mà, "Trận đánh" diễn ra chớp nhoáng chỉ trong vòng ba muơi phút, chúng tôi tập trung về địa điểm cũ. Thằng Hậu ưỡn ngực báo cáo với tiểu đội trưởng:

- Báo cáo A trưởng: Quân địch chết ba, quân ta chết sạch!

Chúng tôi gập người cười rũ rượi. Tiểu đội trưởng chắc là cũng muốn cười lắm nhưng lại băm môi làm mặt nghiêm:

- Đồng chí Hậu! Dù là diễn tập nhưng cũng không được đùa như vậy. Lần sau nếu tái phạm tôi sẽ đề nghị kỷ luật đó. Rõ chưa?



Hành quân diễn tập, đi ròng rã suốt năm sáu ngày trời gần cả trăm cây số chứ đâu có ít. Rồi mang vác lỉnh kỉnh súng ống, đồ đạc, ban ngày nắng muốn lột da, ban đêm ngủ rừng có khi trời đổ mưa dột ngột lạnh thấu xương. Nên khi diễn tập xong, lệnh rút quân về đơn vị là cả bọn mừng húm thở phào, mau lẹ thu xếp thật mau. Vừa bước vừa mường tượng ra cái cảnh gội xà phòng thơm, tắm rửa sạch sẽ xong phóng lên giường ngủ một giấc. Nhưng đoạn đường về sao mà xa kinh khủng!

Đáng lẽ xuất ngũ phải mừng mới đúng, nhưng vác chiếc balô có mấy ký mà chân thằng nào thằng nấy ì ạch như vác cả dãy Trường Sơn lên xe. Mặt mày buồn xo chẳng thiết nói cười. Thỉnh thoảng lại có tiếng thở dài sườn sượt của một thằng nào đấy.

- Ngẩng cao đầu, ưỡn ngược lên mà bước. Lính tráng gì đâu, hoàn thành nghĩa vụ mà cứ như sắp đi chết vậy?  - Đại đội trưởng đứng ở cửa xe tiễn chúng tôi, cất giọng tan bầu không khí ngột ngạt.

- Thằng Hậu không về với tụi em, buồn quá anh ơi! - Tôi thảy ba lô lên xe ngoái đầu lại nói vời Đại đội trưởng mà mắt bỗng nhoè đi.

- Đồng chí Hậu... Giọng Đại đội trưởng chùng xuống. Ờ, đồng chí Hậu của chúng ta dẫu không có mặt trong ngày này nhưng hành động cao quý của đồng chí ấy đáng để cho chúng ta kính phục và tự hào. Vậy mới xứng đáng là bộ đội cụ Hồ. Không được khóc nghe chưa? Lính tráng gì đây... Rối Đại đội trường quay mặt đi chỗ khác lén chùi nước mắt.

Hình ảnh: Bạn đọc gửi
Hình ảnh: Bạn đọc gửi

Sau đợt hành quân điễn tập được vài tuần, đơn vị chúng tôi lại được huy động đi làm công tác cứu hộ cứu nạn cho bà con trong vùng lũ. Nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn húc đầu vào thân đê làm vỡ toang một đoạn dài, cuốn trôi đi biết bao nhà cửa, cả con người cũng không tránh khỏi. Chúng tôi ở trên tàu cố gắng ném những chiếc phao cứu sinh cho bà con bám vào và kéo lên, Đúng lúc ấy, có một em nhỏ sắp bị lũ nhấn chìm tuyệt vọng kêu cứu. Đang chần chừ vì hết phao thì thẳng Hậu đã lao ngay xuống nước để dìu người bĩ nạn vào gần tàu. Không biết lúc ấy nó lấy sức ở đâu ra bởi nó là một người bơi kém nhất đại đội. Đem được em nhỏ lên tàu, lúc sắp sửa kéo nó lên thì một thân cây lao như tên bắn vào nó. Cả đoàn chỉ biết hét lên: Hậu ơi!...

Ba ngày sau chúng tôi mới tìm thấy xác của nó. Đơn vị làm lễ đưa tiễn nó theo đúng nghi lễ của chiến sĩ hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Hôm nhận tấm bằng liệt sĩ của nó, người mẹ đã ngất đi, còn chúng tôi đứng chết lặng chẳng ai an ủi được câu gì mà cứ tự trách: Sao lúc ấy không ai khác mà lại là thằng Hậu? Mấy đứa tôi bơi giỏi hơn nó, sức vóc cũng hơn hẳn mà...Cả xã đi năm thằng, giờ đây chỉ trở về có bốn. Còn thằng Hậu nó đã...

Không. Chúng tôi không được khóc. Khóc là không xứng đáng với sự hy sinh của thằng Hậu.

Hậu ạ! Lũ rút rồi. Quê mình so đũa ra bông nhìêu lắm. Mẹ tao bữa nào cũng nấu canh chua bông so đũa, ngon lắm! Nhưng tao nuốt cứ nghẹn ngang cổ. Phải chi có mày...

Gửi từ Blog Nhóc Khanh - Hôm qua là quá khứ hiện tại là hôm nay và ngày mai là tương lai. Hãy sống thật với lòng mình.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Cảm ơn mẹ vì tất cả

Cảm ơn mẹ vì tất cả

Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.

Những kẻ mộng mơ

Những kẻ mộng mơ

Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.

Thanh xuân của tôi

Thanh xuân của tôi

Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.

Mây đợi ai nơi ấy

Mây đợi ai nơi ấy

Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.

Giá như...

Giá như...

Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.

Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985

Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985

Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.

Crush

Crush

Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.

Người thầm lặng 20/10

Người thầm lặng 20/10

Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.

Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?

Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?

Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.

Lá thư tình không gửi

Lá thư tình không gửi

Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.

back to top