Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
2024-11-28 17:55
Tác giả:
Sunny Nguyễn
blogradio.vn - Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
***
Vào một buổi tối đầu tháng mười, Ngọc Lan mệt mỏi bước xuống ga Sài Gòn sau một chuyến tàu dài. Trên lưng là cây đàn guitar mà cô đã dày công mang từ miền Trung vào thành phố. Bên cạnh đó là những túi hành lý chất đầy đồ đạc, đủ để khiến cô trở nên nổi bật giữa dòng người tấp nập. Đang loay hoay tìm cách di chuyển thì một đám đông xô đẩy khiến Ngọc Lan mất thăng bằng, hành lý rơi tứ tung xuống sân ga.
"Bịch!" – túi xách to nặng đổ ra, đồ đạc văng tứ phía.
Cô cúi xuống, lúng túng thu gom đồ đạc của mình. Một bóng dáng cao lớn từ đâu tiến đến. Đó là một chàng trai trẻ, gương mặt rám nắng, dáng vẻ thô ráp nhưng chân thành. Anh nhanh chóng cúi xuống giúp cô nhặt đồ.
“Để tôi giúp cô,” anh nói với giọng trầm ấm.
Ngọc Lan thoáng ngẩng lên, có chút ngại ngùng, nhưng cũng không từ chối.
“Cảm ơn anh,” cô đáp nhẹ.
Trong lúc hai người đang chăm chú gom đồ, bất chợt, tay anh chạm vào một món đồ khác lạ – một chiếc coóc xê của cô. Giật mình, anh ném nó trở lại túi với vẻ bối rối. Cả hai cùng ngẩng lên nhìn nhau rồi bật cười.
“Xin lỗi… tôi không cố ý,” anh ngượng nghịu.
Ngọc Lan cười tươi, ánh mắt lóe lên sự thích thú.
“Không sao đâu, chuyện ngoài ý muốn thôi mà.”
Sau khi đồ đạc đã được thu gom đầy đủ, Ngọc Lan mở túi lấy ra hai chiếc bánh lá, mời anh để tỏ lòng biết ơn.
“Anh ăn thử bánh này đi, Ngoại tôi làm đấy,” cô mỉm cười, tay đưa bánh về phía anh.
Anh nhận lấy, cảm động vì sự chân thành của cô gái trẻ.
“Cảm ơn cô. À, mà cô đi đâu mà hành lý nhiều thế?”
“Tôi mới vào Sài Gòn để học đại học. Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.”
Chàng trai nhướng mày, ánh mắt hiện rõ sự bất ngờ.
“Thật sao? Tôi cũng học ở đó. Tôi là Bảy, học khoa Văn, cô học ngành gì?”
Ngọc Lan cười, “Tôi cũng học Văn đấy, nhưng có lẽ tôi là khóa sau.”
Hai người bắt đầu trò chuyện, cảm giác lạ lẫm ban đầu dần tan biến. Bảy tò mò nhìn cây đàn guitar trên lưng cô, hỏi:
“Cô biết đàn không? Nhìn cây đàn, tôi nghĩ cô chắc là nghệ sĩ rồi.”
Ngọc Lan lắc đầu cười, “Không đâu, tôi không biết đàn. Trên đường đi thấy cây đàn đẹp quá nên mua về tặng Ba. Ba tôi thích đàn lắm.”
“Vậy à, tiếc quá! Tôi thì rất thích đàn hát, nhưng chưa có điều kiện mua đàn riêng. Toàn phải mượn đàn của bạn để luyện.”
Cuộc trò chuyện trôi qua nhanh chóng, họ quên mất thời gian. Đến khi trời gần tối, bạn của Ngọc Lan – cô bạn thân từ hồi cấp ba – lái chiếc xe Dame đến đón.
“Lan, về chưa? Cậu đứng đây làm gì thế?” cô bạn gọi to.
Ngọc Lan quay lại, chào Bảy và nói lời tạm biệt. Cô bạn nhanh chóng nhận ra ánh mắt lấp lánh của Bảy.
“Chàng trai kia là ai vậy? Trông có vẻ thú vị nhỉ!” cô bạn ghé tai chọc ghẹo.
“Chỉ vừa gặp thôi, tình cờ cùng học chung trường thôi mà,” Ngọc Lan trả lời.
“Định mệnh, cậu không thấy sao?”
Ngọc Lan bật cười, lắc đầu, “Mình không tin vào định mệnh. Chắc chỉ là trùng hợp thôi.”
---
Vài tuần sau, vào một buổi chiều Chủ nhật, Ngọc Lan và cô bạn cùng dạo quanh khuôn viên trường Đại học Tổng hợp. Tiếng đàn hát từ xa vang lên thu hút sự chú ý của họ. Một nhóm sinh viên đang tụ tập thành vòng tròn, ai đó đang say sưa đàn hát.
“Tò mò không? Ra xem đi!” cô bạn nắm tay Ngọc Lan kéo về phía đó.
Đến nơi, Ngọc Lan nhận ra người đang ôm đàn và hát chính là Bảy. Anh đang đắm chìm trong bài hát “Boulevard”, tay lướt trên dây đàn, mắt nhắm nghiền. Âm nhạc và cảm xúc như hòa quyện thành một, khiến tất cả xung quanh lặng yên lắng nghe. Ngọc Lan và bạn đứng yên lặng giữa đám đông, không dám lên tiếng.
Khi bài hát kết thúc, tiếng vỗ tay của Ngọc Lan vang lên trước tiên. Bảy mở mắt, bất ngờ nhìn thấy cô.
“Cô... Ngọc Lan?” anh cười bối rối.
“Lâu rồi không gặp. Anh đàn hay quá!” cô nói, mắt ánh lên vẻ ngưỡng mộ.
Họ trò chuyện thêm một lúc. Qua lời nói, Bảy chia sẻ rằng anh lớn hơn Ngọc Lan hai tuổi, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên phải học trễ một năm. Gia đình anh sống ở tỉnh, không khá giả lắm, nhưng anh luôn cố gắng để có thể theo đuổi việc học.
Trước khi chia tay, Ngọc Lan ngại ngùng nói: “Anh… chiều thứ bảy tuần sau, anh có rảnh không? Tôi muốn mời anh đi uống cà phê để cảm ơn vì đã giúp đỡ ở ga tàu.”
Bảy gật đầu, không giấu nổi niềm vui. Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
---
Thời gian trôi qua, Ngọc Lan và Bảy gặp nhau thường xuyên hơn. Khi thì ở nhà sách, khi thì ở quán cà phê. Một lần, xe của Ngọc Lan bị hỏng, và tình cờ cô lại vào đúng tiệm sửa xe nơi Bảy làm thêm. Họ trở nên thân thiết và dần dần yêu nhau lúc nào không hay.
Một năm sau, mẹ Bảy bị bệnh nặng, phải lên Sài Gòn nằm viện một tuần. Ngọc Lan không ngại ngần qua chăm sóc và ở lại cùng anh trong suốt thời gian đó. Bà mẹ cảm kích, rất quý mến Ngọc Lan, còn hứa hẹn rằng khi nào rảnh, Bảy phải đưa cô về thăm nhà.
“Quê anh đẹp lắm, Ngọc Lan. Ở Bình Tuy, vùng biển trong xanh, những ngọn đồi thoai thoải, và những cánh đồng hoa lan nở rộ,” Bảy nói, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào.
Bảy ngước nhìn Ngọc Lan, ánh mắt trìu mến. Anh bâng khuâng nghĩ về cô gái mang tên loài hoa trắng thuần khiết. Lấy hết can đảm, anh ngẫu hứng đọc cho cô nghe bài thơ mà anh mới sáng tác:
"Lan tỏa trong đêm dịu nhẹ,
Trắng muốt xõa bóng bên thềm.
Hương về theo gió mênh mông,
Như ánh mắt em, trọn vẹn lòng anh say đắm.
Giữa đời, em là giấc mộng thanh xuân,
Trong veo như sóng biển xanh miền quê anh bình yên.
Em mang mùa xuân đến, không ồn ào,
Mà lặng lẽ thấm vào tim anh, từng nhịp đập."
Ngọc Lan lặng người, trong đôi mắt long lanh ánh lên niềm xúc động. Bảy cúi xuống nhìn cây đàn, dường như không dám ngẩng lên nhìn cô, chỉ sợ rằng những cảm xúc đang dồn nén sẽ tràn ra ngoài.
Hai người bên nhau thêm nửa năm nữa, cùng trải qua những khoảnh khắc vui vẻ, những ngày cuối tuần dạo chơi ở Sài Gòn, hay những buổi tối quấn quýt bên nhau trong những quán cà phê nhỏ. Cuộc sống của họ dường như đang mở ra một con đường dài tươi sáng.
Nhưng rồi, một ngày định mệnh xảy đến. Ngọc Lan nhận được tin từ gia đình: cả nhà sẽ cùng nhau định cư ở Canada trong hai tháng nữa. Cô đọc bức thư ấy với đôi bàn tay run rẩy. Tim cô thắt lại, trong đầu hiện lên hình ảnh của Bảy. Cô không biết sẽ đối diện với anh thế nào.
Chiều hôm ấy, dưới ánh nắng vàng nhạt của Sài Gòn, Ngọc Lan bước vào quán cà phê nơi hai người thường ngồi cùng nhau. Cô nhìn anh, rồi đột ngột bật khóc.
“Bảy… em sắp phải rời xa anh… Em sắp đi Canada rồi.”
Bảy im lặng, nhìn vào đôi mắt đỏ hoe của cô gái mà anh yêu. Mọi lời nói như nghẹn lại trong cổ họng. Anh chỉ biết siết chặt bàn tay cô, ánh mắt đầy nỗi niềm.
“Chúng ta sẽ xa nhau sao?” anh hỏi, giọng khàn đi vì kìm nén.
Ngọc Lan gật đầu, nước mắt rơi xuống từng giọt.
“Nhưng em hứa, em sẽ viết thư cho anh thường xuyên. Dù ở xa, chúng ta vẫn có thể giữ liên lạc, phải không?”
Bảy nắm lấy tay cô thật chặt, lòng anh đau như cắt. Anh biết rõ, khoảng cách không chỉ là nỗi xa cách về không gian, mà còn là thời gian và những điều mà cả hai không thể dự đoán được.
“Anh hiểu… Nhưng chúng ta hãy sống vui vẻ cho đến những ngày cuối cùng bên nhau, được không? Đừng để nỗi buồn làm mờ đi những khoảnh khắc đẹp mà chúng ta còn có.”
Ngọc Lan gật đầu. Hai người quyết định sẽ tận hưởng những ngày còn lại với niềm vui, không nhắc đến nỗi buồn chia xa. Họ cùng nhau đi dạo khắp Sài Gòn, từ bến Bạch Đằng cho đến những con hẻm nhỏ quanh trường đại học. Những kỷ niệm ấy như những mảnh ghép hoàn chỉnh của một tình yêu đẹp.
Ngày Ngọc Lan lên máy bay, Bảy đến tiễn cô tại sân bay. Cô đứng đó, đôi mắt ngấn nước, tay ôm chặt chiếc vali. Cây đàn guitar – món quà cô từng mua tặng ba – giờ lại trở thành kỷ vật cuối cùng mà cô giữ lại từ những ngày bên Bảy.
“Bảy, em sẽ không quên anh đâu. Hãy sống thật tốt, em sẽ viết thư cho anh ngay khi có thể.”
Anh không nói gì, chỉ gật đầu, nụ cười buồn lặng lẽ trên môi. Khi tiếng gọi cuối cùng vang lên, cô quay lưng bước đi, để lại phía sau những kỷ niệm, những tình cảm chân thành.
Thời gian trôi qua, những lá thư đầu tiên vẫn đến tay Bảy đều đặn, nhưng rồi cuộc sống của Ngọc Lan tại Canada quá bận rộn, mọi thứ thay đổi. Họ mất liên lạc. Những con đường mà họ từng đi cùng nhau, giờ chỉ còn là kỷ niệm trong lòng mỗi người.
Hai mươi năm sau, khi mạng xã hội phát triển, Bảy nhận được một tin nhắn từ Ngọc Lan. Trái tim anh chợt xao động, dù biết rằng đã quá muộn để quay lại thời xưa. Cả hai đã có gia đình riêng, đã qua nhiều sóng gió. Họ chia sẻ với nhau những câu chuyện về cuộc sống hiện tại, những đứa con, những người bạn đời.
Giờ đây sau 40 năm, họ là đôi bạn già, ở hai đầu thế giới. Không còn yêu nhau như những ngày xưa, nhưng vẫn giữ được một mối quan hệ đặc biệt, như thể cả hai đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhau.
Ngọc Lan gửi cho Bảy một tin nhắn cuối, trước khi chúc ngủ ngon:
"Anh vẫn còn giữ cây đàn ngày xưa em tặng chứ?"
Bảy nhìn cây đàn cũ, giờ đã bạc màu vì năm tháng, nhưng dây đàn vẫn vang lên những giai điệu quen thuộc. Anh mỉm cười, gõ vài chữ trả lời:
“Cây đàn vẫn ở đây, như ký ức về em trong tim anh – mãi mãi không phai.”
Kết thúc cuộc trò chuyện, cả hai nằm yên lặng, mỗi người ở một nơi, nhưng trái tim vẫn còn đó, lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ của một tình yêu không trọn vẹn. Thời gian có thể thay đổi mọi thứ, nhưng tình yêu ấy, dù đã cũ kỹ, vẫn còn mãi trong lòng họ, như một phần không thể tách rời của quá khứ.
Câu chuyện được viết qua lời kể của Dì Lan, và người thanh niên năm ấy chính là ba tôi.
© Sunny Nguyễn - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Tình Yêu Là Thứ Dễ Thấy Nhưng Cũng Khó Tìm | Radio Tình Yêu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.