Bạn có sợ tết không?
2021-02-01 09:00
Tác giả:
Giọng đọc:
Titi
blogradio.vn - Lớn thêm một chút nữa, bắt đầu ra trường đi làm, bạn lo lắng bởi tết đến nơi rồi mà không biết đã tiết kiệm được bao nhiêu để giúp đỡ cha mẹ, bạn mệt mỏi vì cả năm đi học đi làm đến tết lại phải bò ra lau dọn từ sáng đến tối, những chiếc ghế gụ hoa văn chạm khắc chắc hẳn là cơn ác mộng của không ít người.
***
Khi còn nhỏ, tất cả chúng ta hẳn đều đã có lúc mong ngóng đến tết. Bởi tết được ăn bánh trưng, tết được mặc quần áo mới, tết được cho đi chơi gần xa, tết được thức đêm đợi giao thừa xem pháo hoa, và tết còn được nhận lì xì.
Nhưng dường như càng lớn niềm vui đó càng nhạt nhòa, có lẽ cũng bởi người lớn không thể vô lo vô nghĩ như trẻ con được nữa. Khi bắt đầu học lên cao, tết là thời điểm bù đầu với nào là bài tập tết, nào là ôn thi, nhiều bạn chắc còn ăn tết không ngon bởi nỗi lo lắng ra tết phải nhận kết quả thi. Lớn thêm một chút nữa, bắt đầu ra trường đi làm, bạn lo lắng bởi tết đến nơi rồi mà không biết đã tiết kiệm được bao nhiêu để giúp đỡ cha mẹ, bạn mệt mỏi vì cả năm đi học đi làm đến tết lại phải bò ra lau dọn từ sáng đến tối, những chiếc ghế gụ hoa văn chạm khắc chắc hẳn là cơn ác mộng của không ít người. Chưa kể nếu sống xa nhà, một cuộc chiến mua vé tàu vé xe, chen chúc giữa đoàn người cũng mong ngóng trở về quê đang chờ đón bạn. Nhưng nếu không thể về quê kịp 30 tết, nỗi buồn tủi thất vọng của không chỉ bạn mà cả những người thân trong gia đình, khi ai ai cũng được đoàn tụ còn mình thì không lại càng lớn hơn. Tự dưng thấy tết không còn vui như xưa nữa.
Ngoài vấn đề về tài chính, thì những người trẻ dễ rơi vào chứng rối loạn lo âu xã hội khi phải đối mặt với những phán xét xã hội mỗi dịp Tết về. Những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội lo sợ rằng họ sẽ hành động theo cách mà họ không muốn hoặc sẽ bị người khác đánh giá tiêu cực, sợ phải tương tác, gặp gỡ với họ hàng gần xa, những người cả năm không tương tác.
Cuối năm 2017, trong một cuộc khảo sát ở Trung Quốc - nơi có văn hóa ăn tết gần gũi và tương đồng với Việt Nam nhất, dành cho những người ở độ tuổi 20, 30 đã đưa ra hiện tượng nỗi ám ảnh trở về nhà - "returning phobia". Đây là nỗi ám ảnh khi người trẻ trở về đoàn tụ gia đình phải đối mặt với những câu hỏi của cha mẹ và họ hàng như khi nào có người yêu, bao giờ lấy chồng/vợ, đang làm việc gì, năm vừa rồi kiếm được bao nhiêu tiền.
Xã hội ngày nay đã thay đổi, cuộc sống gấp gáp, bận rộn hơn xưa. Xã hội xưa đề cao quan hệ gia đình, họ tộc, rồi làng xã. Cụ thể là trong cái Tết, nếu không đi thăm nom chúc Tết họ hàng xa gần sẽ bị trách móc. Nhưng xã hội nay, đề cao cái “tôi” hơn. Người ta chú tâm hơn đến gia đình nhỏ, thay vì gia tộc. Nhiều người, sau một năm vất vả, kỳ nghỉ Tết cũng muốn dành thời gian cho riêng mình, cho gia đình nghỉ xả hơi. Mặc dù vậy, cái “tinh thần Tết”, “tâm lý Tết” kiểu cũ vẫn được bảo lưu trong nhiều người. Người ta vẫn phải gắng gượng hoàn thành đủ các “nghĩa vụ Tết” với rất nhiều đối tượng khác nhau. Nếu không hoàn thành rất sợ “mang tiếng” với mọi người. Chính vì sự mâu thuẫn giữa lối sống và cách suy nghĩ này đã khiến không ít người nảy sinh tâm lý sợ tết, sợ phải về nhà dịp tết.
Thế nhưng, mặc cho những nỗi lo sợ, “về nhà” vẫn là niềm an ủi to lớn cho những tâm hồn đi lạc. Sau một năm cạnh tranh, phấn đấu, lăn lộn dù là với công việc hay với học tập, nhà vẫn là nơi cho con người ta sự ấm áp, yêu thương cần thiết để nạp lại năng lượng chờ đón một năm mới đang tới.
Mấu chốt để thoát khỏi “nỗi sợ trở về” là sự bao dung, thông cảm, thấu hiểu đến từ tất cả các thành viên trong gia đình. Và để làm được điều này, giao tiếp hiệu quả là điều quan trọng nhất. Hãy giữ cho việc giao tiếp được chân thành và đơn giản để tránh mọi hiểu lầm, và hơn nữa, điều này nên được làm thường xuyên chứ không phải đợi đổ dồn đến tết. Hãy thường xuyên gặp gỡ hoặc liên lạc với những người thân yêu, để thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bạn cũng như đồng thời có thể hiểu được nỗi lo lắng, tấm lòng của ông bà, cha mẹ bạn. Kể cả khi cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm từ người thân không được như kì vọng, thì cũng hãy trân trọng tình cảm chân thành mà họ muốn gửi tới bạn.
Hãy cùng gia đình bạn tìm ra điểm chung hòa giữa lối sống của bạn và lối sống của gia đình. Để làm được điều này thì bạn phải giúp người thân hiểu được cuộc sống của bạn, thông cảm cho bạn, giới thiệu người thân lớn tuổi đến những giá trị sống mới mẻ của bạn. Nhưng đồng thời bạn cũng vẫn cần trân trọng nếp sống của gia đình, giúp đỡ, san sẻ cho người thân. Hãy hiểu rằng trước khi bạn lớn lên thì ông bà, cha mẹ hay thậm chí là anh chị của bạn đã và đang mang trên mình nhiều trách nhiệm và nỗi lo âu thay bạn, vậy nên hãy luôn luôn thể hiện tình yêu thương của bạn đến với người thân bằng cách giúp đỡ họ nhiều nhất có thể.
Ví dụ như nếu bạn thành thạo trong việc mua sắm online, vậy thì hãy giúp đỡ mọi người trong nhà trong mua sắm chuẩn bị đón tết một cách dễ dàng hơn, hay chỉ cho ông bà lớn tuổi trong nhà cách liên lạc với họ hàng xa bằng cách nhắn tin hay gọi video call để không phải di chuyển xa và mệt mỏi, hoặc buồn vì không thể gặp họ hàng mỗi dịp tết về.
Thay vì chú tâm vào những thủ tục, những điều kiện vật chất như quà cáp, tiền bạc, hãy nghĩ về những giá trị tinh thần mà tết có thể đem lại, hãy cho nhau sự sẻ chia, sự cảm thông với tấm lòng rộng mở. Bản sắc văn hóa không nhất thiết phải là hình hài tục lệ mà quan trọng là ở tinh thần.
Vậy nên nếu có ai đó hỏi “Bạn có sợ tết không?”, bạn hoàn toàn có thể cảm thấy có hoặc không, nhưng điều đó không nên đem ra để đánh giá, đo đếm hoặc tỉ lệ thuận so với tình yêu của bạn với tết cũng như với gia đình bạn mỗi dịp tết đến xuân về.
Giọng đọc: Titi
Sản xuất: Thanh Bình
Thiết kế: Hương Giang
Nguồn tham khảo: www.globaltimes.cn, vtc.vn, nhandan.com.vn, baophapluat.vn, khampha.vn, vnexpress.net
Chưa làm được gì đã hết năm, làm sao để thay đổi trong năm mới | Radio Tâm Lý
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão (Blog Radio 884)
Phụ nữ ạ. Đừng yêu lại người cũ, đừng yêu lần thứ hai. Đôi khi trở lại không phải là tình yêu, chỉ là vương vấn cảm giác. Đừng nhầm lẫn giữa yêu và cảm giác. Đời luôn có ngoại lệ mà ngoại lệ thường hiếm hoi và ít ỏi. Có những đồ cũ là bảo vật, cũng có những thứ chỉ là đồ bỏ đi.”

Kiên Nhẫn Nhé, Đừng Để Sự Vội Vàng Làm Bạn Mất Phương Hướng (Blog Radio 883)
“Hãy cứ yên tâm và bình tĩnh thôi. Có người đi nhanh, có người đi chậm, vì mỗi người có một lộ trình riêng. Bạn không cần nhìn vào lộ trình của người khác để tự ti về mình. Bởi vốn dĩ xuất phát điểm và đích đến của cậu với họ đã khác nhau rồi mà”.

Hãy Can Đảm Kết Hôn Khi Bạn Sẵn Sàng (Blog Radio 882)
Và rồi khi tuổi 30 thì lại quá xa mà cái giai đoạn tuổi 18 đã qua từ rất lâu rồi ấy, chúng ta lại bắt đầu bước vào cái giai đoạn hối thúc lập gia đình từ các bậc phụ huynh.

Đừng Chỉ Ngồi Nhìn Em Khóc (Blog Radio 881)
Tôi luôn thấy phiền lòng, vì cô gái năm đó, trong mắt mọi người, có một cuộc sống hoàn hảo, nhưng hóa ra tất cả chỉ là vỏ bọc cho sự yếu đuối của cô ấy.

Ngọt Ngào Sau Những Gian Nan (Blog Radio 880)
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, nơi có những cánh đồng lúa trải dài, những con sông uốn mình bên cạnh lũy tre làng. Tuy sinh ra và lớn lên ở một nơi nghèo khó, nhưng tuổi thơ tôi lại ngập tràn sự hạnh phúc, những kỉ niệm mà tôi tin chắc rằng không phải ai cũng may mắn có được.

Làm Vợ Anh Được Không? (Blog Radio 879)
Ngay trong đêm hôm đó, tôi bắt chuyến tàu sớm nhất trở về quê. Tôi không muốn ở lại đây thêm một giây phút nào nữa, bầu không khí ngột ngạt như thể đang bóp nát tôi. Tôi tắt điện thoại, tắt mọi trạng thái hoạt động trên mạng xã hội rồi lên tàu. Sau một đêm, tôi cũng về tới nhà mình. Suy cho cùng, dù gia đình tôi có thất bại đến mấy thì đó cũng là nơi duy nhất bao dung, che chở cho tôi vào những lúc như thế này.

Mình Bên Nhau Khi Mùa Cúc Họa Mi Nở (Blog Radio 878)
Thanh xuân – Khoảng thời gian tưởng chừng như mãi mãi, nhưng thực tế lại trôi qua nhanh chóng, để lại trong lòng ta những hồi ức ngọt ngào nhưng cũng đầy những niềm đau và tiếc nuối về những thứ đã mất đi và không bao giờ trở lại.

Hãy Là Chính Mình Đừng Sống Cuộc Đời Người Khác (Blog Radio 877)
Như những đứa trẻ mới lớn mang trong mình niềm háo hức về cuộc đời, mỗi chúng ta cũng luôn đem theo trong tim muôn ngàn ước mơ về những chuyến hành trình mới mẻ.

Bỏ lại quá khứ, sống vì tương lai (Blog Radio 876)
Ta biết đấy, thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, những gì đã xảy ra chúng ta không thể nào thay đổi được, nhưng những gì ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai, ta có thể thay đổi được.

Đã chọn rời đi sao lại quay về (Blog Radio 875)
Một chiều thu ảm đạm, họ lặng lẽ đi về hai hướng ngược nhau. Trên con đường quen thuộc đã từng nắm tay nhau qua mỗi chiều lộng gió, hai chiếc bóng đơn độc trải dài trên nền đất lạnh lẽo.