13 phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt
2019-01-25 08:18
Tác giả:
Giọng đọc:
Cao Trí
1. Cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống, ngay từ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam đã dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo, lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.
2. Gói bánh chưng
Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết của người Việt cho tới ngày nay.
Ngay từ những ngày 28, 29 Tết, các gia đình Việt Nam thường gói bánh Chưng để làm quà biếu Tết và để thưởng thức. Ăn bánh Chưng để nhớ về công ơn của tổ tiên, cha mẹ và gợi nhớ đến câu chuyện vua Hùng kén phò mã từ rất lâu đời. Đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.

3. Chơi hoa dịp Tết
Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam và cây quất là một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam còn có thêm rất nhiều loại hoa đẹp khác được người dân ưa thích mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên,...
4. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý. Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau.
Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
5. Lau dọn nhà cửa
Các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày cuối năm với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoải, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
6. Thăm mộ tổ tiên
Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
7. Cúng tất niên
Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
8. Đón giao thừa
Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.

9. Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
10. Xông đất
Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đát vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.
11. Chúc tết và mừng tuổi
Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với y vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.
13. Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
Blog Radio Sưu tầm.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Cái Kết Cho Kẻ Phản Bội (Blog Radio 869)
Sẽ có đôi lần ta đứng trước những phút giây yếu lòng, xao động. Quan trọng là ta cần tĩnh tâm để tự vấn mình và nhắc nhở bản thân rằng đó chỉ là cảm xúc nhất thời.

Khoảng Trời Nhiều Gió (Blog Radio 868)
Nghịch cảnh luôn là điều mà trăm vạn lần ta không muốn phải trải qua. Nhưng ấy thế mà ông trời lại luôn biết cách khiến chúng ta phải đối mặt với nó.

Sống Chân Thành Để Nhận Chân Tình (Blog Radio 867)
Cuộc sống vốn đã khắc nghiệt, những người ta gặp, những mối quan hệ xung quanh luôn ảnh hưởng và khiến cuộc đời ta thay đổi. Đừng vì cái tôi mà đánh mất những người thân yêu nhất.

Tập Làm Người Hạnh Phúc (Blog Radio 866)
Mỗi ngày chỉ là quá khứ của ngày mai. Chi bằng cứ hướng tới ngày mai bằng tình yêu cho mọi người.

Gieo Nhân Nào Gặt Quả Nấy (Blog Radio 865)
Nhân quả vẫn tồn tại dù bạn có tin hay không. Và chắc chắn đến thời điểm đủ duyên, những nhân chúng ta gieo sẽ trổ quả.

Thấu Hiểu Trái Tim Mình (Blog Radio 864)
Khi những khó khăn, bão tố không ngừng ập đến ta có đủ can đảm để tĩnh lại và nghĩ xem tại sao đến giây phút này ta vẫn còn đang sống.

Yêu Sẽ Tìm Cách, Không Yêu Sẽ Tìm Lý Do (Blog Radio 863)
Hãy dũng cảm một lần nói ra câu chia tay và hiên ngang rời khỏi cuộc đời người đó. Bắt đầu cuộc sống mới của mình để không lãng phí năm tháng thanh xuân người con gái

Vẫn Yêu Người Cũ (Blog Radio 862)
Tôi luôn cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình, nên tôi hay lên mạng tìm kiếm một cái kết nối gì đó. Tôi cần một ai đó, người lạ cũng được, để họ lắng nghe tôi lúc này.

Nhật Ký Chữa Lành (Blog Radio 861)
Sáng nay thức dậy, lòng tôi bỗng trào dâng một tình yêu dành cho chính mình. Tôi muốn mặc đẹp hơn, bất chấp công việc hôm nay thế nào. Một cảm giác yêu thương và hân hoan.

Nhờ Gió Gửi Đến Em Nụ Cười An Yên (Blog Radio 860)
Tôi từng quanh quẩn hoài với những hồi ức, ngần ngại chẳng dám xóa bỏ chúng khỏi cuộc đời. “Từng ấy kỉ niệm, từng ấy niềm vui cơ mà, sao mà có thể từ chối sự hiện diện của chúng đây…” Tôi từng đắn đo nhấn nút “xóa tất cả” những tấm hình, những câu chuyện đã lưu, những dòng tin nhắn đã gửi. Nhưng lại lấp lửng chẳng dám chạm tay vì sợ nhỡ đâu một ngày lại tìm đến nó, cần đến nó như để tìm thêm một chút động lực thì sao?