YĐA 17: Vợ chồng A Phủ - từ trang sách đến màn ảnh
2014-08-22 10:32
Tác giả: Nguyễn Hằng Nga Giọng đọc: Hằng Nga
Từ lợi thế thành công của truyện ngắn.
“Vợ chồng A Phủ” là một trong những truyện ngắn xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Tô Hoài. Truyện ngắn này nằm trong tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết năm 1953, sau chuyến thực tế lên vùng cao của tác giả. Tác phẩm này đã giành giải Nhất ở thể loại truyện ngắn – do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 – 1955. Năm 1961, truyện ngắn này đã được chuyển thể thành phim điện ảnh do chính Tô Hoài chuyển thể kịch bản. Bộ phim đã giành giải Bông sen bạc trong LHP lần 2 năm 1973.
Thành công của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một lợi thế cũng là áp lực cho ekip làm phim. Phải làm thể nào để chuyển tải nội dung truyện lên màn ảnh, đó không phải là việc đơn giản. Bộ phim có nhiều chi tiết khác với truyện đem đến cho người xem một cảm nhận mới về câu chuyện. Bộ phim này đã thổi một làn gió mới cho câu chuyện “Vợ chồng A Phủ” vốn đã quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả.
Cùng với những bộ phim nổi tiếng như “Làng Vũ Đại ngày ấy”, “Chị Dậu”, “Rừng xà nu”, “Số đỏ”…, “Vợ chồng A Phủ” được xem là một trong những phim chuyển thể xuất sắc của điện ảnh Việt Nam. Dù trong phim có những chi tiết khác với truyện nhưng giá trị hiện thực và nhân đạo thì không thay đổi.
Với lợi thế có cốt truyện hấp dẫn từ tác phẩm văn học, bộ phim “Vợ chồng A Phủ” nhanh chóng lôi cuốn người xem. Tô Hoài đã rất thành công với vai trò một nhà văn, một lần nữa ông lại thành công với vai trò biên kịch. Bộ phim còn hấp dẫn bởi bối cảnh Tây Bắc tươi đẹp, âm nhạc say đắm lòng người, đặc biệt là tạo hình và diễn xuất của đạo diễn Trần Phương (vai A Phủ) và nghệ sĩ Đức Hoàn (vai Mị).
Ngay từ những cảnh mở đầu phim, hình ảnh Mị tựa lưng nơi bậu cửa với ánh mắt hoang hoải buồn rười rượi gây ấn tượng mạnh cho người xem. Cô rút từ trong áo ra một nắm lá ngọn, định về lạy tạ cha rồi tự tử. Nhưng món nợ truyền kiếp vẫn còn đấy, cô vẫn phải tiếp tục làm thân con trâu, con ngựa cho nhà thống lý. Khác với truyện, mở đầu là lời kể về một cô gái ngồi lầm lũi xe sợi bên mỏm đá, đưa người đọc đến với một miền cổ tích xa xôi.
Có thể thấy, truyện “Vợ chồng A Phủ” chủ yếu hướng đến việc khắc họa nội tâm nhân vật và xung đột nội tâm, còn trong phim hướng đến những xung đột về hành động. Để tăng kịch tính cho cốt truyện, trong phim sự câu kết của bố con thống lý Pá Tra với thực dân Pháp rõ ràng hơn. Nhóm nhân vật bố con thống lý Pá Tra và Mị - A Phủ được đưa vào thế đối kháng.
“Đêm tình mùa xuân” của Mị được tái hiện trên phim.
Một trong những tình tiết đắt giá nhất trong truyện là “đêm tình mùa xuân”, khi Mị nghe tiếng sáo, lòng xuân trỗi dậy, Mị uống rượu, Mị muốn đi chơi. Trong truyện, hành động uống rượu của Mị là hành động tự phát còn trong phim trước đó đã có lời xúi giục của người chị dâu: “Ngày Tết mà mày không dám uống rượu”, rồi Mị tự vấn lòng mình: “Ngày Tết sao không dám uống rượu”. Hình ảnh Mị trong đêm xuân ấy được xen kẽ với hình ảnh chim trong lồng đầy ẩn ý. Khi men ngấm, Mị hồi tưởng lại quãng đời trước kia, khi Mị còn là một cô gái thanh xuân phơi phới đi chơi xuân, ném pao với người yêu. Rồi bất ngờ hình ảnh A Sử xuất hiện ở hậu cảnh với một nụ cười khả ố. Màn hình tối lại, từ đó mở ra một quãng đời cơ cực, đắng cay. Những hình ảnh quá khứ, hiện tại cứ xen kẽ nhau và chuyển cảnh bằng phương pháp mờ chồng. Hiện tại chỉ là khuôn mặt thẫn thờ, ánh mắt ngây dại của Mị. Rồi Mị bừng tỉnh, Mị vấn khăn, vui vẻ hát theo tiếng sáo, Mị chuẩn bị đi chơi.
Trong truyện, quá khứ của Mị được kể ở ngay phần đầu. Trong phim, quá khứ của Mị nằm trong một khoảnh khắc hồi tưởng. Ở trong truyện có một chi tiết rất hay, đó là chi tiết Mị xắn thêm mỡ bỏ vào ngọn đèn cho sáng, sau khi thằng A Sử trói đứng Mị vào cột nhà, nó phẩy tay cho ngọn đèn tắm ngấm. Chi tiết này có ý nghĩ rất quan trọng, nó thể hiện khát vọng thắp sáng cuộc đời u tối của Mị, nhưng rồi nó bị A Sử giập tắt phũ phàng ngay từ trong ý nghĩ. Trong phim, chỉ có chi tiết Mị đẩy thêm củi vào bếp cho lửa cháy bập bùng. Trong truyện, qua ngòi bút miêu tả của nhà văn, cuộc sống của Mị và A Phủ cơ cực hơn nhiều. Mị bị trói đứng vào cột nhà, tóc quấn lên cột, đầu không nhúc nhích được. A Phủ thì bị trói bằng dây mây, quấn lên tận cổ chứ không phải trói bằng dây thừng như trong phim.
Sự hóa thân xuất sắc của hai diễn viên chính.
Bộ phim mang đến cho người xem những khuôn hình tuyệt đẹp về cảnh thiên nhiên Tây Bắc, cảnh núi rừng, thác nước, suối, những cao nguyên đá, những đồng cỏ mênh mông trâu bò nhởn nhơ gặm cỏ, những trận mưa rừng,…Một trong những điểm nhấn của phim là diễn xuất của diễn viên.
(...)
Kết
Có nhiều người yêu thích truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sẽ khó hài lòng với bộ phim chuyển thể này. Tuy nhiên, phim và truyện là hai loại hình nghệ thuật khác nhau, có những đặc thù khác nhau giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh, những tiêu chí đánh giá cũng không giống nhau. Cả truyện ngắn và bộ phim đều là những thành công của nhà văn Tô Hoài. Bộ phim đã mang đến một làn gió mới trong việc cảm nhận tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” vốn đã rất quen thuộc trong trang sách.
- Nguyễn Hằng Nga
Mời bạn nghe audio để theo dõi toàn bộ bài viết này.
- Yêu điện ảnh được thực hiện bởi Hằng Nga và nhóm sản xuất Dalink Studio.
- Chương trình có sử dụng OST của phim.
- Yêu điện ảnh được cập nhật vào thứ 6 hàng tuần trên blogviet.com.vn
MỜI BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ ỨNG DỤNG BLOG RADIO VÀ AUDIO BOOK DÀNH CHO ĐIỆN THOẠI ANDROID
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta
Những đau đớn hằn vết trong trái tim anh đều do em cả. Em không mong mình sẽ là người khâu vá lỗ hỏng ấy, chỉ mong anh hãy quên em và đừng yêu em thêm nữa. Tình yêu này không nên tồn tại. Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho cả hai chúng ta.
Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự
Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.
Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909
Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.
Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908
Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng
Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907
Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.
Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906
Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”
Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905
Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?
Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904
Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.
Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903
Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...
Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902
Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.