Phát thanh xúc cảm của bạn !

YĐA 14: The wind rises - Gió nổi lên rồi, nhất định phải sống thật tốt!

2014-08-19 15:26

Tác giả: Nguyễn Hằng Nga Giọng đọc: Hằng Nga

Yêu Điện Ảnh - The wind rises (tiếng Nhật: 風立ちぬ Kaze Tachinu, tạm dịch: Gió nổi) là bộ phim cuối cùng của đạo diễn Hayao Miyazaki – người đã thực hiện nhiều anime nổi tiếng như: My neighbor Totoro, Princess Mononoke, Spirited away,...The wind rises là phim có doanh thu cao nhất Nhật Bản năm 2013. Phim đã nhận giải Phim hoạt hình hay nhất của Viện Hàn lâm Nhật Bản, cũng như được đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất và được đề cử giải Quả cầu vàng cho phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất.

Phim dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của chính đạo diễn Miyazaki, bộ truyện tranh này lại dựa trên một truyện ngắn cùng tên của tác giả Hori Tatsuo. The wind rises là bộ phim tiểu sử giả tưởng về Horikoshi Jirō, người đã thiết kế máy bay Mitsubishi A5M và thế hệ sau nổi tiếng của nó là Mitsubishi A6M Zero. Đây là những loại máy bay tiêm kích mà quân đội Nhật đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nổi tiếng nhất là trận Trân Châu Cảng.

Câu chuyện về giấc mộng máy bay

Nhân vật chính của phim là Horikoshi Jirō, ngay từ nhỏ đã có niềm yêu thích mãnh liệt với máy bay và luôn mơ ước được lái máy bay chinh phục bầu trời. Tuy nhiên anh bị cận thị và không thể trở thành một phi công. Do được khơi nguồn cảm hứng từ Caproni – một kĩ sư thiết kế máy bay người Ý, anh đã đến với một ước mơ khác, đó là tự tay thiết kế máy bay cho nước Nhật. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, Jiro đã trở thành một kĩ sư và tìm thấy ý trung nhân của mình, Naoko – một cô gái bé nhỏ, yếu đuối nhưng luôn xinh tươi và yêu đời. Jiro cống hiến cả tuổi trẻ và sức lực cho việc thiết kế máy bay chiến đấu, trong khi sức khỏe Naoko ngày càng suy yếu do căn bệnh lao phổi. Naoko đã hi sinh hạnh phúc của mình để Jiro yên tâm hoàn thành tâm nguyện của cả một đời. Cuối cùng Jiro đã chế tạo thành công chiếc Mitsubishi A5M – tiền thân của chiếc Mitsubishi A6M 'Zero' – máy bay chiến đấu xuất sắc của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Nhưng những thiết kế quý giá đó nhanh chóng trở thành đống tro tan sau thất bại của Đế quốc Nhật Bản. Anh bơ vơ, tiếc nuối và cô độc khi Naoko qua đời. Trong giấc mơ, anh thấy Caproni và Naoko đến bên cạnh, động viên anh tiếp tục sống.

Mặc dù câu chuyện trong phim xoay quanh sự nghiệp thiết kế máy bay có thực của Horikoshi, những tình tiết về đời tư của nhân vậy đều là hư cấu. Miyazaki tìm thấy cảm hứng thực hiện bộ phim này sau khi đọc câu nói của nhân vật Horikoshi: "Tất cả những gì tôi đã từng muốn làm là làm ra cái gì đó thật đẹp."

(...)

The wind rises, Gió nổi

Jiro đã thành công, chiếc Mitsubishi A5M vút lên bầu trời đầy kiêu hãnh, rồi nhanh chóng lao vào vùng khói lửa. Tất cả trở thành đống tro tàn trên những cánh đồng rừng rực cháy, những đám khói đen che kín cả bầu trời.

Jiro hụt hẫng, nuối tiếc và cô độc bước trên cánh đồng lộng gió, nơi mà lần đầu tiên anh đã gặp Caproni – trong mơ. Đó là thiên đường và cũng là địa ngục. Trong giấc mơ, những chiếc máy bay Zero của Jiro vẫn bay vút lên bầu trời xanh thẳm, tựa như những cánh bồ câu trắng bay mãi bay mãi không bao giờ trở lại. Có những thứ đã mất đi sẽ không bao giờ trở lại. Máy bay là một giấc mơ rất đẹp, nhưng đó là giấc mơ bị nguyền rủa, chúng sẽ bị bầu trời nuốt chửng.

Đây là một trong những khuôn hình đắt giá nhất bộ phim, nó hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc về chiến tranh và hòa bình, về những thứ được và mất trong cuộc sống.

Tựa đề tiếng Nhật của bộ phim xuất phát từ bản dịch bài thơ Le cimetière marin của Paul Valéry, trong đó có câu "Le vent se lève, il faut tenter de vivre" (Gió đã nổi, chúng ta vẫn phải sống). Bộ phim mang đến cho người xem ý nghĩa rằng chúng ta vẫn phải cố gắng sống dù những cơn gió của cuộc đời không bao giờ lặng.

Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình và các khán giả, bộ phim vẫn nhận được những lời chỉ trích vì nhân vật chính là một nhà thiết kế máy bay tiêm kích – những cỗ máy giết người. Trong một bài phỏng vấn, đạo diễn Miyazaki cho biết ông có cảm xúc rất phức tạp với cuộc chiến nhưng máy bay Zero là một trong những thứ ít ỏi mà người Nhật có thể tự hào.

The wind rises, Gió nổi

  • Nguyễn Hằng Nga
Mời bạn nghe audio để theo dõi toàn bộ bài viết này.
  • Yêu điện ảnh được thực hiện bởi Hằng Nga và nhóm sản xuất Dalink Studio.
  • Chương trình có sử dụng OST của phim.
  • Yêu điện ảnh được cập nhật vào thứ 6 hàng tuần trên blogviet.com.vn



MỜI BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ ỨNG DỤNG BLOG RADIO VÀ AUDIO BOOK DÀNH CHO ĐIỆN THOẠI ANDROID


Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.



Nguyễn Hằng Nga

Blog: https://iamnga.home.blog/

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Phía Sau Vị Đắng Của Đau Khổ Là Dư Âm Của Sự Trưởng Thành (Blog Radio 825)

Phía Sau Vị Đắng Của Đau Khổ Là Dư Âm Của Sự Trưởng Thành (Blog Radio 825)

Có đôi lúc đau dài chi bằng đau ngắn. Dũng cảm cắt đứt đoạn tình cảm cũ, dũng cảm đối diện với vết thương lòng, cuối cùng tôi cũng đã nhận ra rằng, thì ra, phía sau vị đắng của đau khổ là dư âm của sự trưởng thành.

Em Chỉ Là Người Tình (Blog Radio 824)

Em Chỉ Là Người Tình (Blog Radio 824)

Khi đắm say trong một mối tình, ta cứ ngỡ sẽ chẳng thể nào sống được nếu không có người đó. Để rồi bỗng một ngày nhận ra, vắng anh bầu trời vẫn thật đẹp. Chẳng ai là không thể sống nổi chỉ vì mất đi một người.

Giá như anh đừng xuất hiện

Giá như anh đừng xuất hiện

5 năm hạnh phúc, 5 năm khổ đau cuối cùng cũng kết thúc bằng một tờ giấy mỏng. Chị quyết định ly hôn, sau 5 năm trời dày vò lẫn nhau, oán hận vì sự phản bội của người đàn ông, vì sự đắc ý của kẻ thứ 3, chua xót cho những dòng nước mắt của hai đứa con. Đến cuối cùng chị đã lựa chọn ly hôn, chỉ đơn giản vì chị cảm thấy mệt rồi, một mình chị không còn đủ sức để cố gắng nữa. Khi cầm trên tay tờ “Đơn Ly Hôn” chị vẫn lặng lẽ rơi nước mắt, nhưng chị đã tự động viên mình “không sao, mình được giải thoát rồi!”

Hy Vọng Nào Cho Em? (Blog Radio 823)

Hy Vọng Nào Cho Em? (Blog Radio 823)

Cái gì cũng có thời điểm, sớm không được, muộn cũng không được. Cho nên ta phải tùy duyên mà thuận theo dòng chảy cuộc đời.

Mảnh Ghép Cuối Cùng Của Ký Ức

Mảnh Ghép Cuối Cùng Của Ký Ức

Ai cũng mong có một tình yêu bình yên dù ngoài kia cuộc đời nhiều sóng gió, nhưng một tình yêu sẽ đẹp hơn khi nó gắn chặt với trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Ở Đâu Đó Có Người Đang Đợi Bạn (Blog Radio 822)

Ở Đâu Đó Có Người Đang Đợi Bạn (Blog Radio 822)

Tôi nhoẻn miệng cười nhìn ngọn đồi bây giờ chỉ còn là một chấm nhỏ xíu cuối đường chân trời môi ngân nga một giai điệu mà mình yêu thích: “Chẳng phải không, chỉ là chưa thôi! Ở đâu đó chắc chắn có người đang đợi bạn!”

Sao Phải Chọn Nỗi Buồn Khi Ta Có Thể Sống Khác Đi? (Blog Radio 821)

Sao Phải Chọn Nỗi Buồn Khi Ta Có Thể Sống Khác Đi? (Blog Radio 821)

Cơn mưa nào rồi cũng tạnh, đi qua những ngày mưa, ta lại yêu thêm những ngày nắng. Sao chúng ta phải chọn nỗi buồn khi mình hoàn toàn có thể sống khác đi?

Duyên duyên số số

Duyên duyên số số

Nếu tình yêu lận đận, xin đừng đổ lỗi cho duyên phận, hãy đổ lỗi cho quyết định của mình ngày hôm đó. Đừng bao giờ đem cách yêu của mình áp đặt lên đối phương và nghĩ họ cũng yêu lại mình theo cách tương tự. Nếu như ở đời cái gì cũng cần phải học thì yêu là thứ bạn chắc chắn cần phải học rất nhiều.

Phụ Nữ Chỉ Khóc Vì Người Đàn Ông Xứng Đáng (Blog Radio 820)

Phụ Nữ Chỉ Khóc Vì Người Đàn Ông Xứng Đáng (Blog Radio 820)

Phụ nữ nếu rơi nước mắt thì chỉ nên khóc vì người đàn ông xứng đáng mà thôi.

Chỉ Là Không Cùng Nhau

Chỉ Là Không Cùng Nhau

Cây kẹo bạn thích lúc nhỏ đến năm 25 tuổi bạn vẫn có thể mua được nhưng vị của nó có còn như khi đó không? đương nhiên là không rồi. Huống chi là lòng người.

back to top